Nhiều người dân ở Tây Ninh phản ánh việc phải chờ đợi hoặc phải đi lại nhiều lần mà vẫn chưa được trả thủ tục giải quyết đăng ký đất đai.
Từ đầu năm đến ngày 8/7, huyện Bến Cầu đã tiếp nhận hơn 15.900 hồ đăng ký đất đai. Kết quả giải quyết của huyện Bến Cầu còn 2.064 hồ sơ trễ hẹn, 450 hồ sơ quá hạn.
Cùng thời gian, tại huyện Gò Dầu là 23.400 hồ sơ. Trong đó có 2.218 hồ sơ trễ hẹn, 90 hồ sơ quá hạn. Nhiều trường hợp, việc giải quyết hồ sơ kéo dài đến vài tháng vẫn chưa xong.
Bà Phan Thị Nên ở xã Đôn Thuận (TX.Trảng Bàng) mua nhà ở Gò Dầu kể, bà làm thủ tục đăng ký đất đai từ tháng 2. Phiếu hẹn ngày 31/5 ghi hẹn 2 tuần sau trả hồ sơ.
"Thế nhưng, hơn 2 tháng sau, đi miết, hỏi miết mà tôi vẫn chưa được trả hồ sơ đăng ký đất đai", bà Nên nói.
Vấn đề chậm trễ giải quyết hồ sơ đăng ký đất đai tiếp tục làm nóng phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh Tây Ninh vừa qua.
Ông Kiều Công Minh - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, 6 tháng đầu năm, hệ thống văn phòng đăng ký đã tiếp nhận 194.000 hồ sơ.
So với cùng kỳ, số lượng này tăng cao một cách đột biến, khoảng 80%. Trong khi, năm ngoái chỉ có hơn 100.000 hồ sơ.
Ngành Tài nguyên và Môi trường đã xử lý hơn 187.800 hồ sơ. Vẫn còn nhiều hô sơ chưa giải quyết xong.
"Trong khi lực lượng ngành chỉ tăng cường 14%. Việc trễ hẹn hồ sơ vẫn còn tồn tại do áp lực số lượng hồ sơ đăng ký đất đai rất lớn", ông Minh nói.
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cũng cho biết, có nhiều trường hợp, người dân không nắm được lộ trình hồ sơ đang xử lý đến đâu, thông tin trả lời cũng không kịp thời.
Khi người dân đến văn phòng một cửa mới nhận được câu trả lời hồ sơ đăng ký đất đai chưa giải quyết xong. Đây là điều khiến người dân bức xúc.
"Ngành tài nguyên môi trường cũng nhận thấy vấn đề này và đã thực hiện nhiều cải tiến. Tuy nhiên nỗ lực này vẫn chưa đáp ứng ứng được nhu cầu của nhân dân", ông Minh thừa nhận.
Cũng theo ông Minh, thủ tục liên thông ngành tài nguyên môi trường và ngành thuế cũng gặp khó khăn trong việc xác định nghĩa vụ tài chính. Cho đến ngày 21/7, hồ sơ đăng ký đất đai chuyển qua ngành thuế vẫn còn khoảng 9.719 hồ sơ. Trong đó có 8.571 đã quá hạn.
Trong lộ trình 14 ngày xử lý thủ tục đất đai cho người dân, đến ngày thứ 5 thì phải có thông tin chuyển qua ngành thuế. Thế nhưng, nhiều hồ sơ quá hạn nhưng vẫn chưa có thông tin.
"Khâu liên thông giữa ngành tài nguyên môi trường và ngành thuế vẫn còn một số trục trặc trong ứng dụng hệ thống tin học", ông Minh giải thích.
Ngoài việc dữ liệu đất đai chưa hoàn chỉnh, một nguyên nhân quan trọng khác liên quan đến cán bộ chuyên môn.
"Vẫn còn tình trạng có biểu hiện lợi ích nhóm, hoặc đùn đẩy trách nhiệm, gây khó khăn cho doanh nghiệp và người dân. Ngành đang tăng cường việc kiểm tra công vụ để phát hiện xử lý kịp thời", ông Minh cho biết.
Tại phiên chất vấn, đại biểu Trần Thị Ngọc Trinh đặt vấn đề: "Có một thực tế là người dân đi làm các thủ tục liên quan đến đất đai tất khó khăn và mất thời gian. Trong khi đó, các đối tượng môi giới bất động sản thực hiện các thủ tục này rất nhanh".
Đại diện ngành tài nguyên cho biết đã nhận diện vấn đề này và sẽ có những giải pháp khắc phục. Trước hết là thực hiện luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác các cán bộ vi phạm để giảm đến mức thấp nhất tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực.
Ông Ngô Tấn Lợi - Cục trưởng Cục thuế tỉnh Tây Ninh cũng thừa nhận các hạn chế của ngành thuế liên quan đến hồ sơ đăng ký đất đai. Việc tồn đọng hồ sơ còn rất nhiều. Việc xin lỗi người dân vì trễ hẹn cũng chưa hoàn thành tốt.
Việc "cò đất" làm thủ tục nhanh hơn người dân cũng liên quan đến trách nhiệm của ngành thuế. "Thực hiện chương trình phòng chống tham nhũng, ngành thuế đang tích cực công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các cán bộ có có biểu hiện tiếp tay cho cò đất", ông Lợi nói.
Ông Nguyễn Thành Tâm – Chủ tịch HĐND tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Tây Ninh cho biết, thủ tục hành chính liên quan đến hồ sơ đăng ký đất đai vẫn còn xảy ra tình trạng trễ hẹn, gây phiền hà và bức xúc cho người dân.
Ngành tài nguyên môi trường và ngành thuế cần tập trung chấn chỉnh giải quyết các hồ sơ trễ hẹn, hồ sơ tồn đọng.
"Các sở ngành liên quan cần khắc phục sớm các hạn chế, thiếu xót; đồng thời đẩy mạnh tiến độ ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực quản lý đất đai", ông Tâm đề nghị.
Dự án bất động sản lớn Aqua City của Novaland ở Đồng Nai được gỡ khó về pháp lý, cộng với nguồn vốn lớn được tiếp cận sẽ giúp Novaland phục hồi và tăng tốc, theo lãnh đạo Novaland.
Dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng toạ lạc tại vị trí đất vàng giữa trung tâm thành phố đã nằm bất động hơn 15 năm qua.
Bộ Tài chính vừa có Tờ trình Chính phủ đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế), trong đó có nội dung về mức thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản.
Báo cáo mới nhất từ công ty tư vấn bất động sản quốc tế Knight Frank nêu bật: Việt Nam là một thị trường bất động sản trọng điểm trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, và khối ngoại đang chú ý nhiều đến Việt Nam
Lãnh đạo TP.HCM vừa hủy quyết định duyệt dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng theo hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao), tức phương thức đối tác công tư, để chuyển sang đầu tư công.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.