Thứ năm, 07/12/2023

Các công ty tài chính đang "khó tứ bề"

27/09/2023 10:17 AM (GMT+7)

Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm mới đây cho thấy một bức tranh không mấy sáng sủa của các công ty tài chính khi lợi nhuận của nhiều đơn vị sụt giảm sâu, thậm chí lỗ lớn. Phải chăng, những "con gà đẻ trứng vàng" đã hết thời?

Với dân số gần 100 triệu người, tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng mới chỉ ở mức thấp, thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam được đánh giá là "mảnh đất màu mỡ" cho các công ty tài chính khai thác. Đặc biệt, với chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đang được tập trung đẩy mạnh, các công ty tài chính tiêu dùng được kỳ vọng sẽ góp phần ngăn chặn và đẩy lùi tín dụng đen.

Tuy nhiên, từ năm 2020 đến nay, hoạt động của các công ty tài chính đang gặp nhiều khó khăn do cả yếu tố kinh tế vĩ mô, lẫn cả việc thiếu hành lang pháp lý phù hợp.

Các công ty tài chính đang "khó tứ bề" - Ảnh 1.

Khách hàng vay tại HD Saison. Ảnh: HD Saison

"Gà đẻ trứng vàng" một thời nay lao đao vì khó khăn bủa vây

6 tháng đầu năm 2023, FE Credit ghi nhận khoản lỗ sau thuế tới 2.996 tỷ đồng, vượt xa tổng lỗ sau thuế cả năm 2022 là 2.376 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế Home Credit Việt Nam trong nửa đầu năm cũng chỉ đạt 211,5 tỷ đồng. Trước đó, Home Credit báo lãi tới 1.189 tỷ đồng cho cả năm 2022.

Tại MCredit, lợi nhuận sau thuế của công ty này 6 tháng đầu năm giảm 32% so với cùng kỳ năm 2022, xuống còn 328 tỷ đồng.

Còn tại Công ty HD Saison, theo công bố 6 tháng đầu năm 2023 từ HDBank, lợi nhuận trước thuế của HD Saison sụt giảm, chỉ đạt 314 tỷ đồng, bằng một nửa so với con số 6 tháng đầu năm 2022.

Không chỉ đi lùi về lợi nhuận, quy mô dư nợ và tài sản của các công ty tài chính cũng có xu hướng thu hẹp và nợ xấu gia tăng.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tổng tài sản của các công ty tài chính, cho thuê đã giảm 5,58% trong nửa đầu năm xuống còn 293.537 tỷ đồng. Trong khi tỷ lệ nợ xấu theo ước tính của Fitch Ratings đã tăng lên 13% từ mức 11% vào cuối năm 2022.

Không chỉ gặp khó khăn trong kinh doanh, vấn đề lớn nhất hiện nay của các công ty tài chính tiêu dùng là vấn đề thiếu hành lang pháp lý.

Lãnh đạo một công ty tài chính cho biết, hiện nay khách hàng đang có xu hướng tiêu cực hóa trên thị trường tài chính tiêu dùng dưới cả góc độ chủ quan lẫn khách quan.

Về chủ quan, có đối tượng gian lận lừa đảo, có những đối tượng chủ ý quỵt nợ… Ở góc độ khách quan, có nhóm khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 mất khả năng trả nợ, còn khách hàng tốt vốn đã hiếm rồi còn bị thu hẹp bởi cạnh tranh… Các yếu tố này dẫn đến nguy cơ các nhóm khách hàng chuyển dịch ngày một xấu hơn.

Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, khách hàng rất dễ hình thành suy nghĩ tại sao mình phải trả nợ trong khi nhiều đối tượng không trả nợ vẫn không bị phạt gì?

"Doanh nghiệp phải đứng trước câu hỏi về việc có nên tiếp tục cho vay với những đối tượng này không? Nếu công ty không tiếp tục cho vay thì nhân viên sẽ mất việc nhiều. Ngân hàng chính thống không dám cho vay, các tổ chức tín dụng đen sẽ nhân cơ hội để bùng lên", lãnh đạo công ty tài chính này, chia sẻ.

Gỡ khó cách nào?

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), nhấn mạnh, thời điểm này là giai đoạn khó khăn nhất của các công ty tài chính sau khi ngấm đòn từ dịch Covid-19 và hệ lụy do khó khăn của kinh tế kéo dài từ năm ngoái đến nay, nhất là hoạt động thu nợ. Đáng chú ý, tỷ lệ khách vay không trả nợ, thậm chí rủ nhau "bùng nợ" ngày càng cao trong khi chế tài với khách hàng này chưa có và việc khởi kiện càng khó thực hiện vì đa số các khoản nợ giá trị thấp.

Trong bối cảnh này, các công ty tài chính hiện không dám mạnh tay cho vay tiêu dùng vì lo khó thu hồi nợ.

"Hiện nay, thị trường tài chính tiêu dùng tại Việt Nam vẫn đang thiếu một hành lang pháp lý đủ sức vừa chế tài, quản lý được việc các doanh nghiệp cho vay sai quy định cũng như vừa bảo vệ được những doanh nghiệp làm đúng, tạo ra sự phát triển lành mạnh của thị trường tài chính tiêu dùng", ông Hùng nói.

Trong khi đó, một báo cáo gần đây của tổ chức xếp hạng quốc tế Fitch Ratings cũng nhận định việc quản lý chặt chẽ hoạt động cho vay tiêu dùng và hình thức thu hồi nợ bất hợp pháp có thể giúp củng cố sự phát triển của lĩnh vực tài chính tiêu dùng trong trung-dài hạn.

Tuy nhiên, Fitch Ratings cũng cho rằng, với sự gia tăng hoạt động bùng nợ của một bộ phận người đi vay trong thời gian vừa qua – lợi dụng hoạt động thanh/kiểm tra của cơ quan chức năng đối với một số công ty tài chính tiêu dùng có sai phạm để đánh đồng hoạt động cho vay tiêu dùng với tín dụng đen nhằm trốn tránh trách nhiệm trả nợ, hoạt động kinh doanh của các công ty tài chính tiêu dùng sẽ tiếp tục gặp khó khăn.

Chưa kể, triển vọng thu hồi nợ đối với các khách hàng cố tình chây ỳ không trả nợ gần bằng không, khi tính chất của các khoản vay là tín chấp, nhỏ lẻ, không có tài sản đảm bảo và các thách thức gặp phải khi khởi kiện các đối tượng này.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Bóng lăn, tiền tăng theo

Bóng lăn, tiền tăng theo

Bóng đá là môn thể thao vua của hành tinh. Chi phí phải bỏ ra để xem các giải hàng đầu thế giới như World Cup và Euro qua TV và các nền tảng khác không ngừng tăng lên.

Được ví như mỏ vàng, vì sao du lịch đường sông TP.HCM vẫn chưa phất lên nổi?

Được ví như mỏ vàng, vì sao du lịch đường sông TP.HCM vẫn chưa phất lên nổi?

Thiếu bến bãi khiến du lịch đường sông TP.HCM khó phát triển xứng tầm dù nhiều tiềm năng, thậm chí được ví như mỏ vàng. Không chỉ doanh nghiệp vận hành cano phục vụ du lịch đường sông gặp khó mà nhiều người muốn sở hữu du thuyền cũng không biết đậu ở đâu.

Vì sao các thương hiệu lớn không kinh doanh theo “trend”, ngó lơ với cà phê muối, trà mãng cầu, bánh đồng xu?

Vì sao các thương hiệu lớn không kinh doanh theo “trend”, ngó lơ với cà phê muối, trà mãng cầu, bánh đồng xu?

Theo chuyên gia kinh tế, lý do chính mà các thương hiệu lớn không quá hào hứng với loại hình kinh doanh theo “trend” bởi tính thời vụ, ngắn hạn rất khó vận hành trên một hệ thống quy mô lớn.

Du lịch "vạ lây" vì giá vé máy bay

Du lịch "vạ lây" vì giá vé máy bay

Doanh nghiệp du lịch lo ngại giá vé máy bay duy trì ở mức cao ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu đi du lịch trong nước và giảm sức cạnh tranh của du lịch nội địa

Cơ sở nào để "đại bàng" thế giới đến Bình Dương rồi ở lại?

Cơ sở nào để "đại bàng" thế giới đến Bình Dương rồi ở lại?

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á Horasis 2023 là cơ hội để Bình Dương thu hút các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trên thế giới đến đầu tư trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ khôn lắm!

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ khôn lắm!

Chủ tịch tập đoàn Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ là người phi thường, khác thường, bất thường, hay bình thường?