Đầu tháng 12/2022, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) gửi văn bản kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét bổ sung nội dung giải quyết một số khó khăn cấp bách của thị trường BĐS tại Kỳ họp bất thường của Quốc hội lần thứ II. HoREA đề xuất xem xét bố trí nguồn vốn ngân sách cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi để các ngân hàng thương mại cho người mua nhà để ở, người mua căn nhà đầu tiên được vay với lãi suất hợp lý để mua nhà ở thương mại, NƠXH có mức giá đề xuất không quá 1,8 tỷ đ/căn. Đề xuất này nhận được quan tâm của đông đảo người dân trong bối cảnh giá BĐS ngày càng tăng cao như hiện nay.
Tìm nhà có giá 1,8 tỷ đồng có dễ không?
Mới đây, ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam (VACC) - thẳng thắn cho biết hiện nay trên thị trường phạm vi khu vực phía Bắc muốn mua nhà 30 triệu đ/m2 rất khó. Ông đưa ra giả định với tiêu chí một căn hộ nhỏ thông thường diện tích khoảng 70 m2 giá khoảng 2,1 tỷ đồng. "Hiện nay giá VLXD tăng lên rất cao. Suất đầu tư 1 m2 của nhà chung cư thông thường chủ đầu tư đi thuê nhà thầu cũng 15 triệu đ/m2 chưa tính tiền đất, chi phí quản lý dự án, chi phí thiết kế… Để làm 20 triệu đ/m2 là không khả thi trừ trường hợp NƠXH, với điều kiện không có thang máy, các điều kiện khác thấp. Thực tế kiếm được dự án làm 30 triệu đ/m2, là vô cùng khó", chuyên gia này cho biết.
Đánh giá về đề xuất của HoREA, PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến - Phó chủ tịch hội đồng trường kiêm trưởng khoa Pháp luật kinh tế, Đại học Luật Hà Nội, cho rằng mức giá 1,8 tỷ đồng có thể chấp nhận được với điều kiện Nhà nước đứng ra tự đầu tư NƠXH, không để cho các chủ đầu tư, các DN.
Ông Tuyến cho biết, hiện nay Nhà nước không có quỹ nhà ở để khi cần có thể tung ra giống như dự trữ vàng. Thực chất Nhà nước thiết lập luật chơi nhưng phần nguồn cung đẩy hết cho nhà đầu tư. DN khi đi vay vốn ngân hàng để thực hiện dự án, theo cơ chế thị trường thì buộc phải có lãi.
Liệu giá nhà năm tới có giảm mạnh?
Mức giá 1,8 tỷ đ/căn được các chuyên gia đánh giá khó khả thi. Trong bối cảnh hiện tại, nhiều người trông chờ vào một đợt giảm giá BĐS như cách đây 10 năm để có thể mua được nhà.
Trên thực tế, theo ông Tuyến, có những giai đoạn thị trường chững lại nhưng giá không hề giảm. Hiện nay trên thị trường giao dịch trầm lắng nhưng nhiều bên đều đang găm hàng, không ai bán ra với bối cảnh nguồn cung hạn chế.
"Với vấn đề thị trường trầm lắng như thế này các chủ đầu tư cũng khó khăn và găm hàng thì nếu Nhà nước có một lượng hàng dự trữ tung ra bán thì mới dễ được", PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến nhận định.
Dưới góc độ là người làm xây dựng trên thị trường, ông Nguyễn Quốc Hiệp cho rằng thị trường BĐS 2022 - 2023 rất khác so với khủng hoảng năm 2012 - 2013. Giai đoạn 2012 - 2013, theo ông Hiệp đánh giá là cuộc khủng hoảng từ khi có rất nhiều dự án, nhà nhà làm BĐS, công ty nào cũng đầu tư BĐS. Khi hàng dư thừa, sức mua kém sẽ xảy ra hiện tượng giảm giá. DN của ông phải giảm giá từ 24 triệu đ/m2 xuống còn 22 triệu đ/m2 tại dự án Nam Đô cùng với việc hoàn thành tiến độ thì mới bán hết được tại thời điểm đó. Ngược lại, hiện nay thị trường BĐS không có hàng nên dù sức mua giảm thì giá không giảm và vẫn neo cao.
Chuyên gia đến từ Hiệp hội Nhà thầu còn cho biết hiện nay giá VLXD, giá nhân công đều tăng lên, Luật Đất đai sắp tới đưa giá đất sát giá thị trường. Từ tháng 7/2023, tiền lương cơ bản cũng được nâng lên, nên đơn giá nhân công cũng sẽ tăng lên. "Vì vậy, suất đầu tư xây nhà thấp tầng hiện là 6 triệu đ/m2, nhà cao tầng là 13 - 14 triệu đ/m2 và tiếp tục tăng lên. Cho nên không thể hy vọng giá nhà xuống được, giá nhà chỉ có tăng ", ông Nguyễn Quốc Hiệp khẳng định.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc