TP.Cần Thơ thành lập cách nay gần 150 năm. Từ một đô thị nhỏ bằng một quận, huyện của đồng bằng bây giờ. Qua 150 năm phát triển dù nhiều lần chỉnh trang nhưng nó cũng có rất nhiều vấn đề về môi trường. Dân cư phát triển nhanh, tạo ra hình thức “đô thị mọc lan xung quanh”. Từ đó hệ thống giao thông, hệ thống thoát nước, chiếu sáng đô thị đi theo sau, nên nhiều vấn đề môi trường phát sinh. UBND TP.Cần Thơ đầu tư để làm kè sông rạch nhưng cần có kinh phí lớn và thời gian. Cần Thơ thực hiện 2 dự án ODA nâng cấp đô thị, tình hình môi trường có chuyển biết tốt nhưng vẫn còn một số con rạch nội thành còn ô nhiễm môi trường. Biến đổi khi hậu, mực nước dâng cao, mưa nhiều đang làm cho không chỉ đô thị Cần Thơ mà nhiều đô thị trăm năm ở ĐBSCL thêm khó khăn khi mùa mưa, mùa lũ.
Đô thị Cần Thơ vào đầu thế kỷ XX cư dân rất thưa thớt. Theo nhà văn Sơn Nam, năm 1908, Tân An - trung tâm TP.Cần Thơ có 8.000 cư dân. Hiện nay Cần Thơ có hơn 1 triệu cư dân sinh sống. Điều đó đang đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết, nhất là vấn đề môi trường. Bà Nguyễn Thị Tuyết, một người gắn bó với Cần Thơ hơn 70 năm cho rằng: “Cách đây vài chục năm, bến chợ Cần Thơ có nhiều nhà sàn. Vào mùa nước nổi bến Ninh Kiều môi trường cũng ô nhiễm. Hồ Xáng Thổi, hồ Búng Xáng là hai địa điểm ô nhiễm môi trường nặng nề. Hiện nay, TP đầu tư cải tạo, xây dựng nên các điểm này môi trường đã tốt lên. Thế nhưng, khi lũ về hay mưa to, hệ thống nước thoát chậm, tình hình ngập nghẹt vẫn còn xảy ra”. Ngay cả Khu đô thị Nam Cần Thơ một đô thị mới, do các dự án trên địa bàn thi công, thực hiện không đồng bộ nên mưa lũ về vẫn có khó khăn về môi trường đô thị.
Trao đổi với ông Huỳnh Văn Sáu, Phó giám đốc Sở Xây dựng TP.Cần Thơ chung quanh việc phát triển đô thị, bảo vệ môi trường, ông cho biết: “Các vấn đề về môi trường đô thị Cần Thơ trong quá khứ, TP đang tìm nhiều nguồn vốn trong, ngoài nước để cải tạo, nâng cấp. Về những dự án quy hoạch đô thị, công nghiệp trong tương lai, quan điểm của lãnh đạo TP là phát triển đô thị, công nghiệp đi đôi với bảo vệ môi trường. Nguyên tắc: kinh, rạch, sông nước phải giữ lại, vừa cân bằng sinh thái, thoát nước, vừa làm cảnh quan trong phát triển TP.Cần Thơ xanh”.
Từ năm 2005 đến nay, TP.Cần Thơ được định hướng phát triển xanh và bảo vệ môi trường. Vì thế 3 dự án ODA về phát triển đô thị đã giải quyết 2 điểm ô nhiễm môi trường trở thành hồ cảnh quan. Dự án cải tạo, nâng cấp Hồ Xáng Thổi, Hồ Búng Xáng. Các dự án Kè sông Cần Thơ như Rạch Cái Khế, Kè sông Cần Thơ đến quận Cái Răng đang làm cho môi trường Cần Thơ phát triển theo hướng xanh, sạch, đẹp.
Lãnh đạo TP.Cần Thơ rất quan tâm đến phát triển đô thị song song với bảo vệ môi trường. Tháng 12.2021, Bí Thư Thành ủy Cần Thơ Lê Quang Mạnh đã ký công văn số 27-CTr/TU về Chương trình bảo vệ môi trường “Cần Thơ xanh - sạch”; phòng chống ô nhiễm môi trường, ngập nghẹt thành phố giai đoạn 2022-2025
Nội dung chương trình của Thành ủy Cần Thơ nhấn mạnh việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch. Cụ thể, sẽ hoàn thành quy hoạch TP.Cần Thơ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050. Quy hoạch đô thị theo hướng đô thị sinh thái, sông nước, văn minh, hiện đại, có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu. Quy hoạch mới bảo vệ không gian xanh và mặt nước tự nhiên.
Thực hiện các phương án bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học. Có phương án phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu. Có phương án quy hoạch, phát triển đô thị, nông thôn, các khu chức năng. Có phương án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Quy hoạch mới phải đảm bảo tính bền vững, thích ứng với bến đổi khí hậu.
Cũng theo Bí thư Thành ủy TP.Cần Thơ Lê Quang Mạnh, về nguồn lực thực hiện phát triển đô thị, bảo vệ môi trường từ ngân sách Trung ương, ngân sách TP, vốn đầu tư phát triển trong kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn, kinh phí sự nghiệp. Kinh phí vận động,huy động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, kinh phí hợp pháp khác. Kinh phí lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc
Cơ quan chức năng ở TP.HCM bắt đầu tháo dỡ các công trình sai phạm trên khu "đất vàng" tại quận 10. Mục đích thu hồi là để xây một trường học mới.