Thứ sáu, 29/11/2024

Cây sanh có bộ rễ khổng lồ "ôm" trọn ngôi miếu cổ

06/10/2022 6:02 AM (GMT+7)

Tại một ngôi làng nhỏ vùng chiêm trũng của tỉnh Thanh Hóa có một ngôi miếu niên đại hàng trăm năm, điều kỳ lạ là ngôi miếu này nằm gọn trong bộ rễ khổng lồ của một cây sanh cổ thụ, quanh năm xanh tốt.

Theo người dân địa phương, ngôi miếu cổ này thờ Thần Cao Sơn nên thường được gọi là miếu Cao Sơn, nằm ở thôn Bồng Sơn, xã Tượng Sơn, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.

Ông Vũ Quang Thơm, nguyên Chủ tịch UBND xã Tượng Sơn, cho biết ngôi miếu nhỏ này rất thiêng. "Cách đây mấy năm, tôi có dẫn cán bộ của Trung tâm bảo tồn tỉnh Thanh Hóa tới dịch các chữ trên tấm bia thì được biết ngôi miếu này thờ một vị quan triều đình nhà Nguyễn. Thời đó, vị quan này đi qua khu vực này gặp nạn qua đời. Ông được đưa lên khu đất này mai táng tạm, sau đó đưa về Huế. Người dân địa phương sau đó cho dựng ngôi miếu này để thờ cúng, tưởng nhớ và đây trở thành điểm sinh hoạt tín ngưỡng của người dân địa phương"- ông Thơm thông tin.

Cây sanh có bộ rễ khổng lồ ôm trọn ngôi miếu thiêng - Ảnh 1.

Ngôi miếu nằm trọn trong bộ rễ khổng lồ của cây sanh tại thôn Bồng Sơn, xã Tượng Sơn, huyện Nông Cống

Cây sanh có bộ rễ khổng lồ ôm trọn ngôi miếu thiêng - Ảnh 2.

Theo các bậc cao niên thôn Bồng Sơn, ngôi miếu này có niên đại hàng trăm năm và rất linh thiêng. Nhiều người cao tuổi cho biết khi lớn lên đã thấy một cây sanh cổ thụ với bộ rễ mọc chằng chịt, khổng lồ ôm chặt, bao bọc lấy toàn bộ ngôi miếu.

Cây sanh có bộ rễ khổng lồ ôm trọn ngôi miếu thiêng - Ảnh 3.

Ông Trần Vũ Luận (SN 1968, ngụ thôn Bồng Sơn) là người trông coi miếu Cao Sơn. Ông cho biết đã trông coi ngôi miếu này gần 20 năm

Cây sanh có bộ rễ khổng lồ ôm trọn ngôi miếu thiêng - Ảnh 4.

"Không ai trong làng biết chính xác miếu Cao Sơn có từ niên đại nào, nhưng theo một số tài liệu được dịch lại ngôi miếu có tuổi đời hàng trăm năm"- ông Luận thông tin

Cây sanh có bộ rễ khổng lồ ôm trọn ngôi miếu thiêng - Ảnh 5.

Ngôi miếu thiêng nằm tựa mình bên một sườn núi thấp, hướng ra giếng ngọc, ao sen cùng cánh đồng lúa của người dân địa phương. Trải qua hàng trăm năm, ngôi miếu này vẫn luôn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ

Cây sanh có bộ rễ khổng lồ ôm trọn ngôi miếu thiêng - Ảnh 6.

Điểm nhấn của miếu chính là cây sanh cổ thụ cao khoảng 20-25 m với bộ rễ ôm trọn ngôi miếu, tán cây xanh tốt, tỏa mát cả một khoảng rộng

Cây sanh có bộ rễ khổng lồ ôm trọn ngôi miếu thiêng - Ảnh 7.
Cây sanh có bộ rễ khổng lồ ôm trọn ngôi miếu thiêng - Ảnh 8.

Bên dưới, cây sanh có hàng trăm chiếc rễ lớn nhỏ vươn dài bám chặt vào ngôi miếu tạo thành một chiếc "áo giáp" che chở cho ngôi miếu, chỉ chừa một cửa chính ra vào

Cây sanh có bộ rễ khổng lồ ôm trọn ngôi miếu thiêng - Ảnh 9.

Trước ngôi miếu nhỏ là giếng Ngọc, được người dân địa phương cho biết quanh năm không cạn nước

Cây sanh có bộ rễ khổng lồ ôm trọn ngôi miếu thiêng - Ảnh 10.

Bên trong ngôi miếu thiêng có một bàn thờ nhỏ, có các câu đối bằng chữ Nho. Ông Vũ Quang Thơm nói các cán bộ Trung tâm bảo tồn di sản tỉnh Thanh Hóa đã dịch và nắm được ngôi miếu này có thờ một vị quan nhà Nguyễn

Cây sanh có bộ rễ khổng lồ ôm trọn ngôi miếu thiêng - Ảnh 11.

Có lẽ nhờ được bộ rễ che chở mà ngôi miếu này dù đã tồn tại hàng trăm năm nhưng vẫn được bảo vệ tương đối nguyên vẹn cho tới tận bây giờ. "Ngôi miếu này rất thiêng, có nhiều người tới đây cầu gặp may mắn, bình an. Chính vì thế, người làng tôi ai cũng ra sức bảo vệ"- ông Trần Vũ Luận cho hay.

Theo Người Lao Động

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Ấn tượng triển lãm ảnh chụp mặt trời bằng điện thoại của nữ doanh nhân Sài Gòn

Ấn tượng triển lãm ảnh chụp mặt trời bằng điện thoại của nữ doanh nhân Sài Gòn

Những tấm ảnh chụp mặt trời bằng điện thoại ở nhiều địa điểm, nhiều thời gian trong ngày hết sức sống động khiến khách tham quan thích thú. Chủ nhân những bức ảnh là một nữ doanh nhân, bà có niềm yêu thích chụp mặt trời bất tận.

Nghề làm đường thốt nốt được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Nghề làm đường thốt nốt được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Nghề làm đường thốt nốt của người Khmer huyện Tri Tôn và thị xã Tịnh Biên, An Giang vừa được đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

TP.HCM được đề cử là điểm đến hàng đầu thế giới

TP.HCM được đề cử là điểm đến hàng đầu thế giới

Tạp chí Condé Nast Traveler nổi tiếng của Mỹ đã đề xuất TP.HCM trong danh sách 25 điểm đến hàng đầu để ghé thăm vào năm 2025.

Hơn 30 đơn vị điện ảnh ký đơn xin không tăng thuế lĩnh vực văn hoá

Hơn 30 đơn vị điện ảnh ký đơn xin không tăng thuế lĩnh vực văn hoá

Quốc hội đang xem xét việc tăng thuế VAT đối với lĩnh vực văn hóa từ 5% lên 10% nhận nhiều ý kiến trái chiều. Đáng chú ý, hơn 30 đơn vị điện ảnh đã cùng ký đơn tập thể mong muốn Quốc hội không phê chuẩn việc tăng thuế này.

Đỉnh Fansipan xuất hiện băng tuyết, du khách chộn rộn

Đỉnh Fansipan xuất hiện băng tuyết, du khách chộn rộn

Khu vực đỉnh Fansipan ở thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, nhiệt độ xuống rất thấp vào sáng sớm nay 23/11 nên đã xuất hiện lớp băng mỏng khiến du khách thích thú. Đây là các du khách thích săn mây và trải nghiệm cảm giác lạnh.

Cuộc thi ở Bà Rịa - Vũng Tàu tăng đột biến về quy mô, Ban Tổ chức vất vả hơn

Cuộc thi ở Bà Rịa - Vũng Tàu tăng đột biến về quy mô, Ban Tổ chức vất vả hơn

Các tác giả tham dự cuộc thi video clip “Tôi yêu Bà Rịa - Vũng Tàu” năm 2024 đã làm khó Ban Giám khảo và Ban Tổ chức (BTC) cuộc thi vì tác giả nào cũng chăm chút cho tác phẩm quá tỉ mỉ. Ngoài ra, BTC cũng nhận được số lượng vượt trội so với năm trước.