Ngày 25/9, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi cho biết, vừa có chỉ đạo về công tác phân loại biệt thự cũ trên địa bàn.
Theo đó, Chủ tịch Phan Văn Mãi giao Sở Quy hoạch Kiến trúc (cơ quan Thường trực Hội đồng Phân loại biệt thự) mời và đề nghị các thành viên Hội đồng Phân loại biệt thự tham dự đầy đủ các buổi họp để thực hiện đánh giá phân loại, đảm bảo tỷ lệ tham gia ý kiến tập trung cao, đảm bảo việc phân loại chính xác đối tượng cần bảo tồn và tham mưu trình UBND TPHCM ban hành danh mục các biệt thự thuộc nhóm 1 và nhóm 2 để quản lý, bảo tồn theo đúng quy định pháp luật hiện hành.
Việc đánh giá phân loại cần dựa trên cơ sở quy định về tiêu chí đánh giá và phân loại biệt thự cũ (xây dựng trước năm 1975, có giá trị mỹ thuật kiến trúc, lịch sử, văn hóa) được ban hành tại quyết định số 33/2018/QĐ-UBND của UBND TPHCM.
Biệt thự cổ 115 Hai Bà Trưng, quận 1 đang bị bao vây bởi hàng quán, chỉ thấy được tầng trên. Ảnh: Hữu Huy. |
Chủ tịch UBND TPHCM giao Sở Xây dựng phối hợp UBND TP Thủ Đức và các quận huyện chịu trách nhiệm quản lý chặt chẽ, kịp thời phát hiện và ngăn chặn chủ đầu tư tự ý phá dỡ, chia cắt biệt thự cũ (thuộc nhóm 1 và nhóm 2) có giá trị về lịch sử, kiến trúc, văn hóa được xây dựng trước năm 1975. Trường hợp để xảy ra việc tự ý phá dỡ các công trình biệt thự bảo tồn, Thủ trưởng các cơ quan liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm.
Sở Xây dựng tham mưu đề xuất việc quản lý, sửa chữa, bảo vệ các công trình biệt thự thuộc nhóm 1, nhóm 2; xây dựng cơ chế chính sách, quy định hỗ trợ của Nhà nước trong việc kiểm định, trùng tu, bảo dưỡng, sửa chữa đối với các biệt thự thuộc nhóm 1 và nhóm 2 theo quy định của Luật Nhà ở và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Theo đó, cần phải xây dựng quy định cụ thể về việc khai thác, sử dụng không gian, diện tích, công năng đối với các biệt thự nhóm 2 để có cơ sở quản lý, đồng thời hướng dẫn cụ thể rõ ràng để người dân, doanh nghiệp được biết và thực hiện theo đúng quy định, gửi Sở Quy hoạch Kiến trúc trước ngày 15/10 để tổng hợp, báo cáo trình UBND TPHCM xem xét về kế hoạch thực Chương trình hành động trong công tác bảo tồn cảnh quan kiến trúc đô thị trên địa bàn TPHCM (giai đoạn 2020-2025).
Về thực hiện Chương trình hành động trong công tác bảo tồn cảnh quan kiến trúc đô thị trên địa bàn TPHCM (giai đoạn 2020-2025), UBND TPHCM giao Sở Quy hoạch Kiến trúc chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao, Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Viện Nghiên cứu Phát triển khẩn trương rà soát, có báo cáo đề xuất cụ thể về kế hoạch thực hiện, tiến độ thực hiện các nhóm nội dung công việc của chương trình hành động và các nội dung liên quan về tiêu chí, cơ chế chính sách, quản lý, bảo vệ các công trình bảo tồn, báo cáo đề xuất trình UBND TPHCM trước ngày 30/10.
Về xử lý các căn biệt thự thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn, UBND TPHCM giao Sở Xây dựng chủ trì phối hợp Sở Tư pháp, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Quy hoạch Kiến trúc, Công ty TNHH MTV Quản lý Kinh doanh nhà TPHCM và các đơn vị có liên quan, trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành, rà soát, đánh giá toàn diện công tác bán nhà biệt thự thuộc sở hữu nhà nước, trong đó rà soát hệ thống danh mục chi tiết các căn biệt thự. Đánh giá căn nào cần phải giữ lại, căn nào đề xuất bán, đề xuất điều kiện, tiêu chí, phương thức tính giá bán, phân bổ diện tích sử dụng chung, diện tích sử dụng riêng đối với biệt thự có nhiều hộ sử dụng; để công khai quy trình giải quyết hồ sơ; báo cáo UBND TPHCM trước ngày 20/10.
Tính đến thời điểm hiện nay, TPHCM đã phân loại 384 biệt thự cũ trên địa bàn để thực hiện công tác quản lý, sửa chữa và bảo tồn kiến trúc. Các biệt thự chủ yếu nằm ở quận 1 và quận 3, còn lại nằm rải rác ở quận Bình Thạnh, TP Thủ Đức, quận 5 và Phú Nhuận. Trong đó, quận 3 có 250 biệt thự cũ với 40 công trình được phân loại vào nhóm 1.
Trước đó, UBND TPHCM đã ban hành danh mục biệt thự cũ trên địa bàn được phân loại theo 3 nhóm để quản lý. Theo danh mục này, các cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu biệt thự cũ có trách nhiệm tuân thủ nguyên tắc về quản lý, sử dụng và bảo trì, cải tạo được quy định. Cụ thể, tuân thủ các quy định của Luật Nhà ở. Trường hợp biệt thự cũ thuộc sở hữu nhà nước, phải thực hiện các quy định về quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; trường hợp biệt thự cũ có giá trị nghệ thuật, lịch sử, văn hóa, phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý di sản văn hóa.
Căn biệt thự 89 Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh cỏ cây mọc um tùm. Ảnh: Hữu Huy. |
Đối với biệt thự cũ thuộc nhóm 1, phải giữ nguyên hình dáng kiến trúc bên ngoài, cấu trúc bên trong, mật độ xây dựng, số tầng và chiều cao.
Đối với biệt thự cũ thuộc nhóm 2, phải giữ nguyên kiến trúc bên ngoài. Đối với biệt thự cũ thuộc nhóm 3, thực hiện theo các quy định của pháp luật về quy hoạch, kiến trúc và pháp luật về xây dựng.
Nhóm 1 gồm nhà số 41 Tú Xương; 251 Điện Biên Phủ (thuộc phường 7, quận 3).
Nhóm 2 gồm: số 8 Alexandre De Rhodes (phường Bến Nghé, quận 1); 98 Sương Nguyệt Ánh (phường Bến Thành, quận 1); 28 Mạc Đĩnh Chi (phường Đa Kao, quận 1); 206 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (phường 6, quận 3); 208 Nam Kỳ Khởi Nghĩa; 236 Nam Kỳ Khởi Nghĩa; 9 Ngô Thời Nhiệm; 11 Trương Quyền; 124 Nguyễn Đình Chiểu; 272 Nguyễn Đình Chiểu; 101 Võ Thị Sáu; 121 Võ Thị Sáu; 278 Võ Thị Sáu (thuộc phường 6, quận 3); 200bis Lý Chính Thắng; 228 Điện Biên Phủ; 228B Điện Biên Phủ; 236 Điện Biên Phủ; 258ter Điện Biên Phủ; 258/3 Điện Biên Phủ; 269ter Điện Biên Phủ; 269 Điện Biên Phủ; 283 Điện Biên Phủ; 117-119 Trương Định (thuộc phường 7, quận 3).
Nhóm 3 gồm: số 43 Nguyễn Đình Chiểu; 180-182 Nguyễn Văn Thủ (thuộc phường Đa Kao, quận 1); 7 Trần Quý Khoách (phường Tân Định, quận 1); 478 Nguyễn Thị Minh Khai (phường 3, quận 3); 13 Trương Quyền (phường 6, quận 3); 23A Ngô Thời Nhiệm (phường 6, quận 3); 193 Lý Chính Thắng (phường 7, quận 3).
Theo Tiền Phong
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc