Ngày 25-12, theo thông tin tử Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn, tổng lượng xe hàng xuất đi Trung Quốc còn tồn tại 3 khu vực cửa khẩu Hữu Nghị, Tân Thanh, Chi Ma đến sáng ngày cùng ngày là 4.204 xe. So với 4.329 xe tồn tại thời điểm sáng ngày 24-12, lượng tồn đã giảm 125 xe.
Nguyên nhân chính do thời gian chờ đợi lâu, các mặt hàng nông sản đã bắt đầu hư hỏng nên các doanh nghiệp, chủ hàng lựa chọn giải pháp quay đầu xe, chuyển tiêu thụ nội địa nhằm gỡ lại phần nào chi phí.
Xe container ùn ứ tại khu vực vào cửa khẩu Tân Thanh - Ảnh: Đình Tùng
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn chỉ có cửa khẩu Hữu Nghị còn diễn ra hoạt động thông quan hàng hoá, với năng lực rất khiêm tốn, chỉ khoảng trên 100 xe/ngày. Cửa khẩu Tân Thanh vẫn đang dừng thông quan, còn ùn ứ 2.148 xe hàng hoá.
Các loại hàng hóa tồn chủ yếu là dưa hấu, thanh long, chuối xanh, mít, xoài đến từ các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Thuận, Tiền Giang, Đắk Lắk, Bình Định...
Trước việc ùn ứ hàng hóa kéo dài, ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, các bộ ngành, địa phương đã khẩn trương vào cuộc tháo gỡ. Tuy nhiên đến nay, lượng hàng hóa giải phóng được mỗi ngày vẫn còn hạn chế, các cửa khẩu như Tân Thanh, Chi Ma vẫn dừng thông quan do các biện pháp kiểm soát dịch nghiêm ngặt của phía Trung Quốc.
Bộ Công Thương cũng đã đề nghị UBND các tỉnh, TP tăng cường khuyến cáo các hiệp hội ngành hàng, hộ nông dân, cơ sở sản xuất thường xuyên cập nhật tình hình thông quan tại các cửa khẩu biên giới phía bắc, trong đó đặc biệt lưu ý lịch nghỉ Tết Nguyên đán của phía Trung Quốc để chủ động kế hoạch sản xuất và xuất khẩu hàng hóa, tránh để phát sinh ùn ứ và các tác động bất lợi khác.
Về phía địa phương, ông Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, cho biết việc kiểm soát hàng hóa, trước mắt tỉnh giao cơ quan y tế tham mưu với UBND tỉnh có văn bản gửi các tỉnh, thành phố, doanh nghiệp có hàng xuất khẩu qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn phải có chứng nhận đảm bảo các yêu cầu về phòng, chống Covid-19 từ nơi sản xuất, đóng gói, vận chuyển…
Đối với việc khử khuẩn hàng hóa tại cửa khẩu nhằm đảm bảo hàng hóa xuất khẩu không có dịch bệnh, tỉnh giao Ban Quản lý khu kinh tế Cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn làm việc với doanh nghiệp tham gia hoạt động khử khuẩn tại cửa khẩu liên hệ với các cơ quan chức năng Trung Quốc để xem xét và chấp nhận kết quả khử khuẩn của Việt Nam và không phải khử khuẩn lại khi hàng hóa sang Trung Quốc.
Theo ông Hồ Tiến Thiệu, nếu được phía Trung Quốc chấp thuận, đây sẽ là biện pháp căn cơ và lâu dài tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông quan hàng hóa.
Mới đây, Tổng cục Hải quan cũng đã kiến nghị với Chính phủ để giao các địa phương có cửa khẩu đường bộ với Trung Quốc khẩn trương rà soát, thiết lập vùng đệm để quản lý, kiểm soát chặt chẽ tình hình dịch bệnh Covid-19, nhằm phát hiện sớm và cách ly ngay tại đầu vùng đệm.
Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.
Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.
Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.