Sở Xây dựng TP.HCM vừa có văn bản đề nghị chấm dứt hợp đồng thuê “siêu máy bơm” chống chập đối với Công ty CP tập đoàn Công nghiệp Quang Trung.
Động thái chấm dứt hợp đồng được Sở Xây dựng đưa ra khi hoàn thành nâng cấp đường Nguyễn Hữu Cảnh. Tuyến đường này không ghi nhận ngập trở lại trong một thời gian dài.
Sở Xây dựng đề nghị Công ty CP tập đoàn Công nghiệp Quang Trung phối hợp với Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật TP.HCM làm thủ tục chấm dứt hợp đồng cung cấp dịch vụ chống ngập trên đường Nguyễn Hữu Cảnh.
Ông Nguyễn Tăng Cường, Tổng giám đốc Công ty CP tập đoàn Công nghiệp Quang Trung, cho biết ông rất buồn trước đề nghị chấm dứt hợp mà Sở Xây dựng TP.HCM vừa đưa ra.
Theo ông Cường, khi TP.HCM xảy ra ngập nặng trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, doanh nghiệp đã bỏ công nghiên cứu, chế tạo ra máy bơm chống ngập cho thành phố.
Quá trình chống ngập được các sở, ngành TP.HCM đánh giá hiệu quả và chấp nhận thuê trong 7 năm (2017-2023). UBND TP.HCM cũng chỉ đạo nghiên cứu nhân rộng mô hình này.
Tuy nhiên, đến 2019, TP.HCM triển khai dự án nâng cấp, sửa chữa đường Nguyễn Hữu Cảnh. Đầu năm 2022 khi công trình hoàn thiện, tuyến đường có hệ thống thoát nước mới thì TP.HCM đánh giá đường Nguyễn Hữu Cảnh không còn ngập nên muốn chấm dứt hợp đồng thuê máy bơm.
Chủ máy bơm cho rằng Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật TP.HCM vi phạm hợp đồng đã ký kết. Do đó, phía thuê máy bơm phải thực hiện theo luật là phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp.
“Việc phạt hợp đồng là 8% kinh phí dự án và bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp là 87 tỷ đồng”, chủ máy bơm nói.
Theo ông Cường, tâm tư của doanh nghiệp là muốn hỗ trợ chống ngập cho TP.HCM. Khi máy bơm tại đường Nguyễn Hữu Cảnh bị tạm ngưng hoạt động, phía công ty đã đặt vấn đề di chuyển máy bơm sang đường Nguyễn Văn Quá hoặc Phan Huy Ích để chống ngập, giúp đỡ người dân.
Nếu được chấp thuận, công ty sẽ không yêu cầu thành phố bồi thường việc vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, phía công ty cho rằng Trung tâm quản lý hạ tầng và Sở Xây dựng TP.HCM không thiện chí tiếp thu công nghệ chống ngập để giải quyết ngập các khu vực trên cho người dân.
“Tôi cảm thấy rất buồn vì bỏ nhiều tâm huyết và vốn đầu tư để chống ngập cho thành phố mà cuối cùng phải chịu thiệt hại lớn. Nếu không nhận được phản hồi thỏa đáng của phía lãnh đạo TP.HCM, chúng tôi sẽ khởi kiện theo quy định của pháp luật”, ông Cường nói.
Ngày 9/5, Sở Xây dựng TP.HCM quyết định chấm dứt hợp đồng thuê “siêu máy bơm” chống ngập với Công ty Cổ phần tập đoàn Công nghiệp Quang Trung. Động thái được đưa ra sau thời gian dài không ghi nhận ngập trở lại trên đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh).
Bốn năm trước, hợp đồng dịch vụ chống ngập đường Nguyễn Hữu Cảnh được Trung tâm quản lý hạ tầng kỹ thuật TP.HCM ký kết với Công ty Quang Trung, thời gian thuê là 7 năm (2017 đến hết 2023).
Tuy nhiên, đường Nguyễn Hữu Cảnh sau khi được nâng cấp đã hết ngập, việc duy trì máy bơm này khiến thành phố lãng phí 14 tỷ đồng mỗi năm.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc