Đón Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tại sân bay quốc tế Heathrow có đại diện Hoàng gia Anh; Đại sứ Việt Nam tại Anh Nguyễn Hoàng Long và nhân viên Đại sứ quán. Ngay sau đó, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và đoàn đã rời sân bay Heathrow, về khách sạn tại thủ đô London. Đón Chủ tịch nước và đoàn tại khách sạn có đông đảo cán bộ các cơ quan đại diện Việt Nam tại Anh và các du học sinh Việt Nam tại Anh.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng lên đường tham dự Lễ đăng quang của Nhà vua Anh Charles III. Ảnh: TTXVN
Theo Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Anh Nguyễn Hoàng Long, đây là chuyến thăm Vương quốc Anh lần thứ hai của Chủ tịch nước ta sau gần hai thập kỷ, trong bối cảnh quan hệ hai nước Việt Nam và Anh đang ở giai đoạn phát triển tốt đẹp nhất từ trước đến nay. Đặc biệt, năm 2023, hai nước đang cùng kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều hoạt động có ý nghĩa, phong phú và sôi nổi tại nhiều vùng ở khắp Việt Nam và Vương quốc Anh.
Tháp tùng Chủ tịch nước trong chuyến công tác đối ngoại lần này có Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Đại sứ Việt Nam tại Anh Nguyễn Hoàng Long; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phan Thị Kim Oanh; Trợ lý Chủ tịch nước Dương Quốc Hưng và lãnh đạo một số bộ, ngành.
Việt Nam - Anh thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 11-9-1973. Tháng 9-2010, hai nước ký Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Anh.
Hiện, Anh đã đề nghị gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương-CPTPP (tháng 2-2021) và mong muốn Việt Nam ủng hộ Anh.
Tiễn Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng lên đường tham dự Lễ đăng quang của Nhà vua Anh Charles III. Ảnh: TTXVN
Ở lĩnh vực thương mại, Anh đã ủng hộ Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới; thường có lập trường đứng về phía Việt Nam trong các vấn đề tranh chấp thương mại giữa Việt Nam và EU; ủng hộ EU công nhận Việt Nam là nước có Quy chế kinh tế thị trường.
Trong những năm gần đây, quan hệ thương mại Việt Nam - Anh tăng nhanh. Trong giai đoạn từ 2010-2018, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương Việt- Anh tăng trung bình 17,8%/năm, cao hơn mức trung bình chung của Việt Nam -10%/năm, trong đó Việt Nam liên tục xuất siêu.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2022, kim ngạch thương mại Việt Nam - Anh đạt khoảng 6,836 tỉ USD, tăng 3% so với năm 2021; trong đó, xuất khẩu sang Anh đạt hơn 6 tỉ USD, tăng 5,2%; nhập khẩu từ Anh đạt 771 triệu USD, giảm 9,2%.
Đối với Việt Nam, Anh là đối tác thương mại lớn thứ 3 tại thị trường châu Âu. Các sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam sang Anh là điện thoại- linh kiện, hàng dệt may, giày dép, sắt thép các loại, máy vi tính - linh kiện, hạt điều, cà phê, hạt tiêu và nhập khẩu từ Anh, gồm: máy móc, thiết bị, dược phẩm, sản phẩm hoá chất, hóa chất, nguyên phụ liệu dệt may - da giày, ô tô nguyên chiếc.
Hai bên đã chính thức ký Hiệp định Thương mại tự do tại London ngày 29-12-2020, chính thức có hiệu lực từ ngày 1-5-2021.
Anh đứng trong top 20 nước hàng đầu có vốn đầu tư FDI tại Việt Nam. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, lũy kế đến ngày 20-10-2022, Anh có 494 dự án còn hiệu lực đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký đạt khoảng 4.197 tỉ USD, đứng thứ 15/140 trong số các nước và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam.
Ở lĩnh vực quốc phòng-an ninh, hai bên trao đổi nhiều đoàn quốc phòng và an ninh, đẩy mạnh hợp tác đào tạo, trao đổi thông tin; hai bên cử Tùy viên Quốc phòng. Bộ trưởng Quốc phòng Anh lần đầu tiên thăm chính thức Việt Nam tháng 7-2021. Những năm gần đây, Anh thường xuyên có tàu hải quân thăm Việt Nam. Anh chuyển giao bệnh viện dã chiến thuộc lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc tại Nam Sudan cho Việt Nam, đào tạo tiếng Anh, an ninh biển, đồ bản và thủy đạc.
Trong hợp tác phát triển, Anh là một trong những nhà tài trợ hàng đầu của Việt Nam. Mặc dù từ năm 2016, Anh dừng cung cấp viện trợ phát triển ODA, nhưng Anh vẫn duy trì hỗ trợ cho Việt Nam qua các quỹ phát triển như Quỹ Thịnh vượng, Quỹ Newton…
Cộng đồng người Việt Nam ở Anh hiện có khoảng 110.000 người gồm cả 12.000 học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh; sống hòa nhập, ổn định. 90% người Việt sống tập trung tại các thành phố lớn như London, Birmingham, Manchester…
Dịch vụ logistics trọn gói đang thu hút doanh nghiệp xuất nhập khẩu, bởi chi phí dịch vụ trọn gói sẽ thấp hơn so với làm dịch vụ đơn lẻ.
Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, hoạt động doanh nghiệp phải theo quy luật thị trường, không thể can thiệp bằng các biện pháp hành chính. Can thiệp sẽ làm méo mó thị trường, không đúng quy luật, tư duy và sự phát triển.
Chủ tịch Tập đoàn 911 - ông Lưu Đình Tuấn đã đột ngột từ trần chỉ 1 ngày trước Đại hội cổ đông bất thường của công ty này.
17 đoàn tàu của tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đã được đăng kiểm và cấp chứng nhận an toàn sau thời gian chạy thử nghiệm.
Theo dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước sẽ không được rót vốn vào bất động sản, ngân hàng, bảo hiểm, các quỹ đầu tư mạo hiểm, công ty quản lý chứng khoán... trừ đơn vị có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, kinh doanh trong các lĩnh vực này.
Mai Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil, đã dùng tiền để mua chuộc cán bộ. Sau khi nhận 250.000 USD từ Hạnh, 2 cựu Vụ phó và Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương đã đồng ý tạo điều kiện giúp Xuyên Việt Oil đáp ứng các điều kiện để được cấp lại giấy phép.