Thứ sáu, 26/04/2024

Chuyển đổi mô hình kinh tế để đạt thu nhập cao

04/06/2022 1:00 PM (GMT+7)

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), để hiện thực hóa khát vọng đạt được mức thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam cần phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế và nâng cao năng lực của chính phủ trong việc điều phối và thực hiện các cải cách chính sách kinh tế và đầu tư công.



Trong đó, nhấn mạnh tăng cường năng lực thực hiện các chiến lược quốc gia và thúc đẩy động lực để tạo ra kết quả trong một số lĩnh vực chính - tăng trưởng xanh, chuyển đổi số, hòa nhập tài chính, bảo trợ xã hội và nâng cấp cơ sở hạ tầng.

Chuyển đổi mô hình kinh tế để đạt thu nhập cao - Ảnh 1.

Nhiều tuyến xe bus sử dụng năng lượng sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: Nguyệt Anh


Theo bản báo cáo cập nhật đến ngày 18/5/2022 của WB mang tên “Việt Nam sẽ khởi sắc ra sao? Cải cách thể chế hướng tới thực thi hiệu quả”, mô hình tăng trưởng truyền thống của Việt Nam đang đối mặt những thách thức lớn từ đại dịch Covid-19, toàn cầu hóa chậm lại và quốc gia dễ bị tổn thương bởi những cú sốc bên ngoài, đặc biệt là với rủi ro khí hậu. Sau khi xác định một loạt các phản ứng chính sách và các ưu tiên cải cách, báo cáo cho rằng các thể chế thích ứng sẽ là chìa khóa thành công.

Giám đốc quốc gia phụ trách Việt Nam của WB, bà Carolyn Turk cho biết: “GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng gấp 5 lần trong ba thập kỷ qua, trong khi các thể chế chưa thích ứng với tốc độ tương tự kể từ cuối những năm 80 thế kỷ trước... Các cải cách thể chế có thể giúp đất nước tránh được bẫy thu nhập trung bình bằng cách gia tăng hiệu quả để ứng phó những thách thức mới và phức tạp trong nước và trên toàn cầu”.

Việt Nam đã thực hiện các ưu tiên phát triển không đồng đều trong 35 năm qua, vượt qua kỳ vọng về độ mở thương mại và hòa nhập xã hội nhưng lại tụt hậu đáng kể trong việc thúc đẩy tăng trưởng xanh và nâng cấp cơ sở hạ tầng cốt lõi của quốc gia. Sự thay đổi này được giải thích là do các thể chế không phải lúc nào cũng được chuẩn bị tốt để giải quyết các ưu tiên phát triển.

Báo cáo cho biết, việc cải thiện hiệu quả thực hiện của Việt Nam sẽ đòi hỏi 5 cải cách về thể chế. Việt Nam cần tạo ra một thể chế vững chắc để chuyển các ưu tiên phát triển thành các hành động cụ thể; hợp lý hóa các quy trình hành chính để tăng hiệu lực của chính quyền các cấp; sử dụng các công cụ dựa trên thị trường để thúc đẩy các bên liên quan Nhà nước và tư nhân; thực thi các quy tắc và quy định để nâng cao động lực, sự tin cậy và công bằng; và tham gia các quy trình để bảo đảm tính minh bạch và trách nhiệm giải trình cao hơn. Nhờ chuỗi 5 cải cách thể chế này, Việt Nam đã chuyển mình thành một trong những nền kinh tế cởi mở nhất trong những năm 90 thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21. Tuy nhiên, con đường từ thu nhập trung bình thấp lên thu nhập cao sẽ còn nhiều thử thách.

Riêng về lĩnh vực năng lượng xanh, theo một báo cáo mới nhất của Viện Kinh tế năng lượng và phân tích tài chính (IEEFA) có trụ sở tại Mỹ thì nền kinh tế Việt Nam tiếp xúc nhiều với các tập đoàn đa quốc gia và thị trường tiêu dùng toàn cầu, đòi hỏi sự liên kết thực tế giữa chiến lược năng lượng tái tạo của đất nước và cam kết khử cacbon của các thương hiệu toàn cầu. Theo bà Vũ Minh Thu, nhà phân tích của IEEFA thì: “Các tập đoàn chịu trách nhiệm về doanh thu xuất khẩu lên tới 150 tỷ USD của Việt Nam đã đưa ra các cam kết cụ thể về giảm thải hoặc khử carbon ở các phạm vi và thời gian khác nhau... Hành trình hướng tới sự phát triển bền vững của các thương hiệu này là điều mà Việt Nam không thể bỏ qua”.

Hiện tại, Việt Nam là nước xuất khẩu hàng hóa lớn trong khu vực Đông Nam Á. Với gần 60% lượng hàng xuất khẩu là sản xuất cho các thương hiệu lớn, vai trò của nước ta trong chuỗi cung ứng toàn cầu ngày càng tăng đi kèm với áp lực phải đáp ứng nhu cầu và những lựa chọn ưu tiên của các thương hiệu. Cũng theo đó, tác động lan tỏa kinh tế vĩ mô của kế hoạch áp dụng năng lượng tái tạo bền vững ở Việt Nam, cũng như các động lực chính sẽ định hình giai đoạn tăng trưởng tiếp theo của ngành năng lượng.

Việt Nam đã cam kết đạt mục tiêu không phát thải carbon vào năm 2050 tại Hội nghị về biến đổi khí hậu của LHQ năm 2021. Các thương hiệu tiêu dùng quốc tế, trong đó có nhiều nhà cung cấp trong nước, đang đưa hoạt động giảm phát thải của chuỗi cung ứng trở thành tiền đề và trung tâm trong chiến lược khử carbon. Các công ty như Nike và Apple là những doanh nghiệp có kế hoạch áp dụng năng lượng sạch đầy tham vọng và mạnh mẽ ở Việt Nam, đã yêu cầu Chính phủ cho phép các nhà máy của các nhà cung cấp của họ tiếp cận với các lựa chọn năng lượng sạch.

Các khu công nghiệp sinh thái cũng đang có được sức hút, với việc các chủ sở hữu chủ động xây dựng các giải pháp năng lượng sạch để thu hút những người thuê có ý thức. Chính phủ đã và đang chuẩn bị về quy định và kỹ thuật cho kế hoạch mua sắm năng lượng tái tạo của doanh nghiệp bên ngoài, còn được gọi là Thỏa thuận mua điện trực tiếp (DPPA). Điều này rất được các doanh nghiệp sử dụng nhiều năng lượng, thiếu khả năng tiếp cận các nguồn tài nguyên tái tạo tại chỗ mong đợi.

Cuối cùng, bằng cách áp dụng các cải cách một cách có hệ thống hơn, tăng cường năng lực thực hiện các chiến lược quốc gia, thực hiện các mục tiêu chống biến đổi khí hậu, đặc biệt thúc đẩy động lực tăng trưởng xanh, Việt Nam sẽ có thể thực hiện hóa khát vọng đạt được mức thu nhập cao vào năm 2045, mà theo như IEEFA thì: “Không giống như trước đây, các dòng doanh thu của thập kỷ này sẽ phụ thuộc vào khả năng của quốc gia trong việc kết nối các nhà máy với lưới điện carbon thấp”.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Quyền CEO Eximbank nói "rút kinh nghiệm sâu sắc" vụ chủ thẻ tín dụng bị ghi nợ hơn 8,8 tỷ đồng

Quyền CEO Eximbank nói "rút kinh nghiệm sâu sắc" vụ chủ thẻ tín dụng bị ghi nợ hơn 8,8 tỷ đồng

Trả lời cổ đông tại đại hội về sự vụ gần đây liên quan đến chủ thẻ thẻ tín dụng nợ hơn 8,8 tỷ đồng sau 11 năm, ông Nguyễn Hoàng Hải, Quyền CEO Eximbank cho biết đây là một bài học lớn.

Giá lúa gạo, cà phê lên hương, nông dân và doanh nghiệp phân bón cùng lãi lớn

Giá lúa gạo, cà phê lên hương, nông dân và doanh nghiệp phân bón cùng lãi lớn

Giá lúa gạo, cà phê và các loại nông sản khác tăng đẩy nhu cầu tiêu thụ phân bón tăng cao. CEO Phân bón Bình Điền Ngô Văn Đông tiết lộ quý I/2024, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của Phân bón Bình Điền lên đến 91 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ gần 40 tỷ đồng.

Hệ thống KRX lại "lỗi hẹn" vận hành vào ngày 2/5 tới, vì sao?

Hệ thống KRX lại "lỗi hẹn" vận hành vào ngày 2/5 tới, vì sao?

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cho rằng chưa đủ cơ sở để chấp thuận đề nghị của HoSE đưa hệ thống KRX vào vận hành chính thức vào 2/5 tới.

HDBank lần đầu “bật mí” chi tiết về sức khỏe HD SAISON

HDBank lần đầu “bật mí” chi tiết về sức khỏe HD SAISON

Tính đến 31/12/2023, tổng tài sản của HD Saison đạt 17.593 tỷ đồng, trong đó cho vay khách hàng đạt 16.086 tỷ đồng. Hệ số an toàn vốn (CAR) tỷ lệ an toàn vốn cuối năm 2023 là 22,5%, cao hơn 13,5% so với quy định tối thiểu 9,0% của Ngân hàng Nhà nước.

Ông Dương Công Minh chia sẻ nguồn cơn mà facebook "Thang Dang" nói xấu mình

Ông Dương Công Minh chia sẻ nguồn cơn mà facebook "Thang Dang" nói xấu mình

Ông Dương Công Minh – Chủ tịch Sacombank chia sẻ: "Khi Sacombank cho Bamboo vay tiền, tôi phải làm cố vấn cho khoản tín dụng của Bamboo không mất vốn. Khi đó, ông Thắng có đòi 200 tỷ đồng cho cá nhân, nhưng sau đó ông Thắng nghỉ trước khi nhà đầu tư mới vào đầu tư. Tôi có đề nghị ông Thắng làm việc với đối tác mớI".

"Anh cả" ngành cầu đường vẫn còn nợ tiền người lao động

"Anh cả" ngành cầu đường vẫn còn nợ tiền người lao động

Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2023 của Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (gọi tắt là Đèo Cả) cho thấy tập đoàn này còn nợ người lao động hơn 12,83 tỷ đồng, nợ thuế Nhà nước hơn 81 tỷ đồng.