Chủ nhật, 28/04/2024

Chuyên gia VinaCapital kỳ vọng VN-Index tăng hơn 20%

12/02/2023 6:13 PM (GMT+7)

Dù dự báo thị trường chung sẽ có mức tăng tốt, ông Michael Kokalari việc lựa chọn cổ phiếu sẽ đóng vai trò quan trọng hơn trong năm nay.

Theo phân tích mới nhất, Kinh tế trưởng VinaCapital ông Michael Kokalari tin rằng đà hồi phục của chứng khoán Việt Nam còn nhiều triển vọng, kỳ vọng chung là VN-Index sẽ tăng hơn 20% trong năm nay.

Ngoài ra, chiến lược đầu tư chủ động - dựa trên việc lựa chọn cổ phiếu kỹ lưỡng - tiếp tục mang lại cho các nhà đầu tư lợi nhuận vượt trội tại Việt Nam trong bối cảnh thị trường vẫn còn kém hiệu quả.

Thực tế trong tháng 1, VN-Index vẫn tăng hơn 10% khi mà những lo ngại về khủng hoảng tín dụng và thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam đã giảm bớt (điều mà đã khiến VN-Index giảm 33% trong 2022) cũng như dòng vốn nước ngoài chảy mạnh.


Chuyên gia VinaCapital kỳ vọng VN-Index tăng hơn 20% - Ảnh 1.

Kinh tế trưởng VinaCapital dự báo VN-Index sẽ tăng 20% năm nay. Ảnh: T.L

Mức tăng 10% của Việt Nam vượt xa mức tăng trung bình 4% trên thị trường chứng khoán mới nổi ở Châu Á khác (Thái Lan/Indonesia/Malaysia/Philippines), một phần do mức giảm của chứng khoán Việt Nam năm ngoái lớn hơn nhiều so với các nước cùng trong khu vực kể trên (-33% so với -8%).

Yếu tố đóng góp lớn nhất giúp tăng chỉ số VN-Index trong tháng 1 là mức tăng trung bình 15% của giá cổ phiếu ngân hàng, chiếm gần một nửa mức tăng của thị trường chung trong thời gian đó.

Mức tăng này phần nào được thúc đẩy bởi thị trường đã bớt những lo ngại rằng các doanh nghiệp ở Việt Nam, nhất là các công ty bất động sản sẽ gặp khó khăn về tái cấp vốn/tái tài trợ 13 tỷ USD trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn trong năm nay. Điều này có thể gây nợ xấu cho các ngân hàng Việt Nam - những đơn vị đang nắm giữ lượng trái phiếu doanh nghiệp lớn nhất gần 10 tỷ USD.

Đồng thời, VinaCapital cũng nhận thấy giá cổ phiếu ngân hàng phục hồi giúp VN-Index tăng trưởng trong năm nay được thúc đẩy bởi sự dịch chuyển của các mã cổ phiếu từ nhóm tốt nhất năm 2022 sang nhóm yếu nhất.

Thống kê cho thấy hơn một nửa số cổ phiếu giúp VN-Index tăng điểm trong tháng 1 đều thuộc nhóm 20 cổ phiếu đã kéo thị trường đi xuống nhiều nhất trong năm ngoái. Theo đó, 20 cổ phiếu “kém nhất” năm 2022 này đã đóng góp khoảng một phần ba mức tăng của thị trường trong năm nay.

Bên cạnh đó, dòng vốn nước ngoài đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng trở lại từ tháng 11 năm ngoái đến tháng 1, một phần do định giá thị trường xuống mức thấp nhất trong khoảng 10 năm qua với mức P/E dưới 10x.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã mua 1,3 tỷ USD cổ phiếu từ tháng 11 năm ngoái đến nay, bao gồm 179 triệu USD chỉ riêng trong tháng 1 (hoặc hơn 300 triệu USD trong tháng 1 nếu loại trừ việc thoái vốn của Sumitomo khỏi Ngân hàng Eximbank).

Cổ phiếu được khối ngoại đổ tiền nhiều nhất trong vừa qua là Hòa Phát (HPG) với hy vọng Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ phục hồi ngành xây dựng bất động sản ở quốc gia này, cũng như Việt Nam tăng chi tiêu xây dựng cơ sở hạ tầng lên 50% trong năm nay (lên khoảng 30 tỷ USD).

Về triển vọng thời gian tới, ông Michael Kokalari vẫn lạc quan một cách thận trọng rằng thị trường Việt Nam sẽ còn tăng cao hơn nữa trong năm 2023, ngay cả sau khi đã có một khởi đầu thuận lợi.

"Chúng tôi tin rằng phần lớn lực đẩy cho thị trường sẽ đến từ các cổ phiếu không tăng quá mạnh trong tháng 1. Đồng thời, các cổ phiếu vốn hóa trung bình và nhỏ sẽ rất hấp dẫn trong 12 tháng tới", vị chuyên gia nói.

Tuy nhiên, việc lựa chọn cổ phiếu sẽ đóng vai trò quan trọng vì năm 2023 sẽ không phải là một đợt tăng beta đơn giản. Do đó, các công ty quản lý chủ động có cơ hội tăng trưởng vượt trội hơn VN-Index.

Theo Zing

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Quý I, lỗ ròng Novaland tăng gấp 1,5 lần vì lý do gì?

Quý I, lỗ ròng Novaland tăng gấp 1,5 lần vì lý do gì?

Quý đầu năm, Novaland (HoSE; NVL) tiếp tục ghi nhận khoản lỗ ròng hơn 600 tỷ đồng, tăng gần 1,5 lần so với mức lỗ ròng hơn 410 tỷ đồng của năm ngoái.

Eximbank có chủ tịch mới

Eximbank có chủ tịch mới

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank; HoSE: EIB) vừa công bố thông tin về việc bầu ông Nguyễn Cảnh Anh, thành viên HĐQT Eximbank, giữ chức chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2020-2025.

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Tỷ giá USD/VND hiện nay đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 10 năm qua. Các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND.

Vì sao Vietbank sẽ chia cổ tức tới 25%?

Vì sao Vietbank sẽ chia cổ tức tới 25%?

Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% trong năm 2024 và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%. Ngân hàng này cũng ghi tên mình vào nhóm các nhà băng có tỷ lệ chia cổ tức cao.

Quyền CEO Eximbank nói "rút kinh nghiệm sâu sắc" vụ chủ thẻ tín dụng bị ghi nợ hơn 8,8 tỷ đồng

Quyền CEO Eximbank nói "rút kinh nghiệm sâu sắc" vụ chủ thẻ tín dụng bị ghi nợ hơn 8,8 tỷ đồng

Trả lời cổ đông tại đại hội về sự vụ gần đây liên quan đến chủ thẻ thẻ tín dụng nợ hơn 8,8 tỷ đồng sau 11 năm, ông Nguyễn Hoàng Hải, Quyền CEO Eximbank cho biết đây là một bài học lớn.

Giá lúa gạo, cà phê lên hương, nông dân và doanh nghiệp phân bón cùng lãi lớn

Giá lúa gạo, cà phê lên hương, nông dân và doanh nghiệp phân bón cùng lãi lớn

Giá lúa gạo, cà phê và các loại nông sản khác tăng đẩy nhu cầu tiêu thụ phân bón tăng cao. CEO Phân bón Bình Điền Ngô Văn Đông tiết lộ quý I/2024, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của Phân bón Bình Điền lên đến 91 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ gần 40 tỷ đồng.