Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa thông báo đưa cổ phiếu NVL của Tập đoàn Novaland ra khỏi diện cảnh báo kể từ ngày 3/11, do doanh nghiệp đã khắc phục được nguyên nhân dẫn đến tình trạng chứng khoán bị cảnh báo.
Đón nhận thông tin này, ngay lập tức, cổ phiếu NVL đã tăng kịch biên độ 7% đạt 14.000 đồng/CP và kéo dài cho đến hết phiên giao dịch hôm nay với dư mua hơn 7,52 triệu đơn vị. Tuy nhiên, thị giá mã này cũng đã giảm giảm 36,3% so với đầu tháng 9 và giảm 80% so với cách đây một năm.
Cổ phiếu này vẫn sẽ không được giao dịch ký quỹ (cắt margin) vì báo lỗ trong nửa đầu năm.
Hôm 30/10, Novaland công bố báo cáo tài chính quý III với doanh thu hợp nhất đạt hơn 1.070 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 137 tỷ đồng.
Trong quý III, báo cáo tài chính Novaland cũng ghi nhận khoản 2.230 tỷ đồng doanh thu tài chính chủ yếu đến từ việc bán tài sản để tái cấu trúc nợ.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, tổng doanh thu hợp nhất (gồm doanh thu từ bán hàng và thu phí cung cấp dịch vụ) của Novaland là 2.740 tỷ đồng nhưng ghi nhận khoản lỗ gần 960 tỷ đồng.
Tại ngày 30/9, hàng tồn kho của NVL gần 138.000 tỷ đồng. Trong đó, giá trị quỹ đất và dự án đang xây dựng chiếm gần 92,2% (tương đương gần 127.000 tỷ đồng), phần còn lại là bất động sản đã xây dựng hoàn thành và hàng hóa bất động sản, bất động sản đã hoàn thiện chờ bàn giao cho khách hàng.
Mặc dù cổ phiếu NVL ra khỏi diện kiểm soát nhưng Novaland báo lỗ gần 960 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm.
Như vậy, NVL chưa thể ra khỏi danh sách cổ phiếu không được cấp margin. Cổ phiếu của Novaland chỉ có thể được cấp margin sau khi công ty báo cáo kiểm toán có lãi năm 2023.
Trở lại phiên giao dịch hôm nay (2/11), đà tăng của NVL dường như là "chất kích thích" khiến hàng loạt mã bất động sản tăng mạnh, theo ghi nhận có tới 30 mã nhóm này tăng kịch biên độ.
Thậm chí, VHM và VIC hôm nay cũng thoát tình trạng tiêu cực kéo dài khi cả hai tăng lần lượt 3,9% và 2,6%.
Không chỉ bất động sản, nhóm VN30 phiên hôm nay toàn bộ 30 cổ phiếu đều tăng. SAB và GVR hôm nay tăng kịch trần. Ngay cả MWG đảo chiều tăng mạnh 5,4% sau 2 phiên giảm sàn liên tiếp trước đó.
Nhóm chứng khoán tăng mạnh mẽ nhất với toàn bộ các mã tăng, trong đó 11 mã tăng trần VND, VCI, VIX, FTS, TVS, ORS, VDS… SSI cũng tăng mạnh 6,45%...
Nhìn chung, hôm nay toàn bộ các nhóm cổ phiếu đều chốt phiên với sắc xanh. Trên sàn HoSE có tới 516 cổ phiếu tăng, trong khi chỉ 32 mã giảm. VN-Index tăng mạnh mẽ 35,81 điểm (tương đương 3,44%) lên 1.075,47 điểm. Đây là mức tăng mạnh mẽ nhất kể từ sau phiên tăng hơn 36 điểm ngày 3/1/2023.
Trên sàn HoSE hôm nay khớp lệnh hơn 772 triệu cổ phiếu, giá trị hơn 14,6 nghìn tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng hơn 158 tỷ đồng trong khi tự doanh mua ròng gần 250 tỷ.
Sàn HNX cũng giao dịch đầy tích cực với chỉ số HNX-Index tăng 8,32 điểm (3,97%) lên 217,97 điểm. Trên sàn có 176 mã tăng, 39 mã giảm. Thanh khoản trên HNX cũng tăng vọt lên gần 2,2 nghìn tỷ đồng.
Trái ngược với HoSE, khối ngoại hôm nay mua ròng 170,4 tỷ đồng trên HNX.
UPCoM Index hôm nay cũng tăng 2,27 điểm, tương đương 2,78% lên 83,97 điểm.
Các nhà phân tích thị trường cho rằng việc dòng vốn đầu tư bị phân tán khỏi chứng khoán là điều không thể tránh khỏi trong bối cảnh lãi suất ngân hàng tăng và các kênh đầu tư khác như vàng, bất động sản và Bitcoin đang hút vốn.
Cột mốc 100.000 USD/1 Bitcoin đã đến rất gần vì giá loại tiền điện tử này tăng vô cùng chóng mặt thời gian gần đây trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump muốn Mỹ trở thành trung tâm tiền số của thế giới.
Một nhóm cổ đông lớn của Ngân hàng Eximbank (đang nắm giữ 5,66% vốn điều lệ) nêu trong đơn kiến nghị rằng việc miễn nhiệm ông Ngo Tony, trưởng Ban Kiểm soát của Eximbank, là phạm luật.
Công ty dịch vụ tài chính JPMorgan của Mỹ dự báo chỉ số USD Index có thể tăng thêm 7% trong vòng vài tháng tới. Trong khi đó, Barclays dự báo USD có thể ngang giá với đồng euro nếu ông Donald Trump thực hiện các biện pháp thuế quan mạnh mẽ để bảo vệ thị trường Mỹ.
Đoàn công tác xúc tiến đầu tư, thương mại tỉnh Long An qua châu Âu vừa ký kết 2 thỏa thuận về đầu tư dự án mới trị giá hơn 80 triệu USD.
Nhiều doanh nghiệp lớn như PV GAS, tổ hợp hóa dầu Bình Sơn, Thế Giới Di Động... đang gửi hàng chục nghìn tỷ đồng vào ngân hàng. Danh sách cũng bao gồm những công ty khác như Hòa Phát, Vinamilk, Masan, Hóa chất Đức Giang...