Mở cửa phiên đầu tuần, VN-Index giảm điểm khá sâu với hàng loạt ngành chủ chốt mất điểm như: Chứng khoán (-5,65%), Xây dựng (-4,81%), Phân bón (-4,58%), Hóa chất (-3,84%) … Thị trường giữ nguyên một sắc đỏ từ lúc mở cửa cho đến kết phiên giao dịch. Đặc biệt áp lực bán lại có chiều hướng tăng mạnh trong phiên ATC, nhấn VN-Index giảm điểm khá sâu.
Đóng cửa phiên giao dịch, VN-Index mất thêm 18,22 điểm (-1,72%) còn 1.042,4 điểm; HNX giảm 3,07% về 211,34 điểm.
Thanh khoản ở mức thấp với 11.949 tỷ đồng được giao dịch. Trong đó, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng với giá trị 106 tỷ đồng trên HoSE, tập trung bán ròng ở nhóm bất động sản…
Phiên giao dịch chứng khoán hôm nay (31/10), các chuyên gia chứng khoán nhận định, VN-Index vẫn đang trong xu hướng giảm, tín hiệu tiêu cực khi đang ở vùng quá bán. Đặc biệt, hôm nay là phiên giao dịch cuối tháng, đồng thời cũng là ngày cuối cùng diễn ra đợt cơ cấu kỳ này của một số quỹ ETF nên nhiều khả năng thị trường và một số mã cổ phiếu sẽ biến động mạnh.
Theo Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), phiên giao dịch ngày 30/10, áp lực bán một lần nữa gia tăng quanh ngưỡng kháng cự gần 1.060 điểm đã khiến cho đà hồi phục không duy trì được đến cuối phiên và chỉ số một lần nữa lùi về quanh vùng đáy cũ.
Việc chỉ số vẫn tiếp tục bám sát cạnh dưới của Bollinger Band cùng ADX tiếp tục hướng lên trên cho thấy xu hướng giảm điểm vẫn tiếp tục đóng vai trò chủ đạo và VN-Index đang phải đối mặt với rủi ro mở rộng nhịp điều chỉnh xuống vùng hỗ trợ sâu hơn quanh 1.000 (+-15).
Vì vậy, nhà đầu tư được khuyến nghị bán hạ tỷ trọng trong các nhịp hồi sớm chỉ trải lệnh từng phần tại các ngưỡng hỗ trợ xa.
Chứng khoán Asean (Aseansc) thì nhận định việc thị trường liên tục giảm mạnh trong thời gian ngắn nhưng dòng tiền lớn vẫn đứng ngoài thị trường là tín hiệu khá xấu.
Aseansc cho rằng, tâm lý thị trường hiện vẫn đang rất yếu khi nhà đầu tư liên tục phải chứng kiến giá cổ phiếu phá đáy liên tiếp trong những phiên vừa qua. Động lực đảo chiều trong ngắn hạn chưa thực sự rõ ràng, vì vậy, VN-Index nhiều khả năng sẽ tiếp tục điều chỉnh về ngưỡng tích luỹ đầu năm 1.020 – 1.030 điểm trong những phiên tới.
Do đó, Aseansc duy trì quan điểm thận trọng, khuyến nghị nhà đầu tư nên tiếp tục đứng ngoài quan sát thị trường, hạn chế bắt đáy, và chờ đợi tín hiệu đảo chiều rõ ràng hơn của VN-Index.
Còn theo Chứng khoán Vietcombank (VCBS), về góc nhìn kỹ thuật, VN-Index kết phiên hình thành nến đỏ giảm điểm lùi sát về khu vực 1.040 điểm. Xét về khung đồ thị ngày, 2 chỉ báo DI- và ADX vẫn đang ở mức cao cho thấy xu hướng giảm vẫn đang tiếp diễn. Thêm vào đó, MACD và RSI vẫn chưa cho tín hiệu tạo đáy cho thấy áp lực bán vẫn có thể gia tăng mạnh trong các phiên tới.
Nếu lực cầu không xuất hiện, VN-Index hoàn toàn có thể giảm về khu vực 1.010 điểm tương ứng với mốc 1.0 của thang đo Fibonacci mở rộng.
VCBS khuyến nghị các nhà đầu tư chủ động nâng cao tỷ trọng tiền mặt, giữ tư duy phòng thủ hơn là giải ngân bắt đáy sớm tại thời điểm hiện tại. VN-Index vẫn đang chịu áp lực lớn từ việc nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn bị bán ròng và sẽ khó có thể tìm lại được điểm cân bằng ngay trong ngắn hạn.
Những mã cổ phiếu nào được quan tâm?
Phiên giao dịch hôm nay, Chứng khoán Yuanta Việt Nam dành khuyến nghị mua với cổ phiếu HDB của Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank).
Luận điểm đầu tư của Yuanta Việt Nam, kỳ vọng thu nhập lãi ròng sẽ thúc đẩy lợi nhuận trong quý IV/2023 do chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng tín dụng cao hơn và chi phí huy động vốn sẽ giảm. Do đó, NIM sẽ cải thiện trong quý IV/2023. HDB còn dư địa để cải thiện NIM bằng cách tăng tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn.
Tập trung vào chất lượng tài sản. Lợi nhuận Quý III/2023 được hỗ trợ một phần nhờ giảm trích lập dự phòng, và tỷ lệ LLR của HDB giảm xuống mức khá thấp là 54%. Ngân hàng có thể cần tăng tỷ lệ LLR trong tương lai.
HDB đang giao dịch với P/B 2024E là 0,9x, tương ứng với trung vị ngành. Trong khi đó, HDB có hiệu quả hoạt động vượt trội hơn so với trung bình ngành. Yuanta Việt Nam dự báo ROE năm 2024 là 24% so với mức trung vị ngành là 20%.
Chứng khoán Tiên Phong (TPS) thì khuyến nghị mua cổ phiếu TCB của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam.
Theo TPS, ở mức giá đóng cửa ngày 26/10/2023, cổ phiếu TCB đang giao dịch với P/E là 6,13 và P/B là 0,83, thấp hơn so với mức bình quân 3 năm là 8.07x và 1.47x và thấp hơn P/E và P/B của ngành ngân hàng là 9,02 và 1,51. Do đó, TPS cho rằng mức giá hiện tại có thể chưa phản ánh hết tiềm lực cũng như triển vọng kinh doanh của TCB trong năm 2023.
TPS kỳ vọng TCB sẽ được giao dịch với P/E và P/B mục tiêu lần lượt ở mức 6,3 và 1,1. Theo đó, TPS ước tính giá trị hợp lý cho cổ phiếu TCB là 36.000 đồng/CP, cao hơn 21,8% so với giá đóng cửa ngày 26/10/2023.
Do đó, những nhịp điều chỉnh trong ngắn hạn (nếu có) sẽ là cơ hội để nhà đầu tư gia tăng tỷ trọng cổ phiếu nhằm tối đa hóa suất sinh lợi kỳ vọng trong tương lai.
Chứng khoán Mirae Asset thì quan tâm đến cổ phiếu CTD của Công ty CP xây dựng Coteccons (CTD).
Theo đó, Mirae Asset nâng khuyến nghị cho CTD từ nắm giữ lên tăng tỷ trọng với giá mục tiêu là 62.584 đồng/CP. Với việc chuyển hướng chiến lược sang tập trung danh mục khách hàng có năng lực tài chính lành mạnh, dòng tiền của CTD đã được cải thiện đáng kể và có tác động tích cực đến định giá. Hiện, CTD đang được giao dịch ở mức 52.100 đồng/CP.
Cột mốc 100.000 USD/1 Bitcoin đã đến rất gần vì giá loại tiền điện tử này tăng vô cùng chóng mặt thời gian gần đây trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump muốn Mỹ trở thành trung tâm tiền số của thế giới.
Một nhóm cổ đông lớn của Ngân hàng Eximbank (đang nắm giữ 5,66% vốn điều lệ) nêu trong đơn kiến nghị rằng việc miễn nhiệm ông Ngo Tony, trưởng Ban Kiểm soát của Eximbank, là phạm luật.
Công ty dịch vụ tài chính JPMorgan của Mỹ dự báo chỉ số USD Index có thể tăng thêm 7% trong vòng vài tháng tới. Trong khi đó, Barclays dự báo USD có thể ngang giá với đồng euro nếu ông Donald Trump thực hiện các biện pháp thuế quan mạnh mẽ để bảo vệ thị trường Mỹ.
Đoàn công tác xúc tiến đầu tư, thương mại tỉnh Long An qua châu Âu vừa ký kết 2 thỏa thuận về đầu tư dự án mới trị giá hơn 80 triệu USD.
Nhiều doanh nghiệp lớn như PV GAS, tổ hợp hóa dầu Bình Sơn, Thế Giới Di Động... đang gửi hàng chục nghìn tỷ đồng vào ngân hàng. Danh sách cũng bao gồm những công ty khác như Hòa Phát, Vinamilk, Masan, Hóa chất Đức Giang...
Giá Bitcoin tăng đến 31% trong tháng 11 này trong bối cảnh thế giới còn nhiều bất ổn và giới đầu tư lẫn Tổng thống đắc cử Donald Trump của Mỹ dành nhiều quan tâm đến tiền điện tử, loại tài sản số mà IMF từng cảnh báo có thể đi kèm với nhiều rủi ro.