Thị trường có diễn biến tích cực trong cả phiên giao dịch ngày 20/9. VN-Index kết phiên tại mốc 1.226,11 điểm, tăng gần 15 điểm so với phiên trước. Độ rộng thị trường nghiêng về phía tích cực với 17/18 ngành tăng điểm, trong đó mức tăng mạnh nhất thuộc về ngành bất động sản, theo sau là hóa chất, dịch vụ tài chính,…
Thanh khoản toàn thị trường chỉ đạt hơn 23.106 tỷ đồng, một con số khá khiêm tốn so với các phiên giao dịch trước.
Khối ngoại tiếp tục bán ròng trên sàn HoSE, với giá trị 225,9 tỷ đồng; trong đó bán mạnh nhất là HPG 179 tỷ đồng, MWG 99,6 tỷ đồng, GVR 46,9 tỷ đồng, VNM 37,8 tỷ đồng.
Với thanh khoản có phần suy yếu trong phiên giao dịch ngày 20/9 cho thấy tâm lý thận trọng của nhà đầu tư trước phiên đáo hạn phái sinh. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng đang chờ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) kết thúc cuộc họp chính sách tiền tệ vào rạng sáng 21/9, để có chiến lược giao dịch phù hợp.
Vì vậy, theo dự báo của các công ty chứng khoán, VN-Index nhiều khả năng sẽ tiếp tục trải qua các nhịp điều chỉnh giằng co với ngưỡng kháng cự gần được đặt quanh 1.235-1.240 điểm.
Theo Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS), các nhà đầu tư ngắn hạn đã bắt đáy thành công trong các phiên trước, tiếp tục duy trì tỷ trọng, bám sát thị trường tại khu vực 1.220 điểm và có thể giải ngân thêm đối với các nhóm ngành đang thu hút dòng tiền và có xu hướng vượt đỉnh như hóa chất, chứng khoán.
Trong khi đó, Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC) thì cho rằng, thị trường có thể sẽ tiếp tục đà tăng trong phiên kế tiếp và VN-Index có thể sẽ đối mặt với mức kháng cự 1.245 điểm trong vài phiên tới. Đồng thời, thị trường vẫn đang trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn nên các nhà đầu tư nên hạn chế việc mua đuổi trong các nhịp tăng mạnh do thị trường có thể sẽ liên tục xuất hiện các nhịp điều chỉnh.
Dòng tiền đang có dấu hiệu phân hóa khá rõ nét khi dòng tiền chủ yếu tập trung ở nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ.
"Điểm tích cực là rủi ro ngắn hạn có dấu hiệu giảm và độ rộng thị trường có dấu hiệu tích cực hơn cho thấy các nhà đầu tư đã bớt bi quan hơn, nhưng chúng tôi cho rằng rủi ro ngắn hạn vẫn chưa hoàn toàn giảm mạnh cho nên các nhà đầu tư vẫn chưa nên vội mua mạnh trở lại giai đoạn hiện tại", chuyên gia FSC, khuyến nghị.
Công ty Chứng khoán Agriseco thì dự báo, nhà đầu tư cần lưu ý phiên hôm nay (21/9) là ngày đáo hạn phái sinh tháng 9 và quý III/2023 nên rung lắc mạnh có thể sẽ xảy ra.
Vì vậy, Agriseco khuyến nghị nhà đầu tư nắm giữ danh mục và gia tăng tỷ trọng cổ phiếu đầu ngành tại các vùng hỗ trợ. Ưu tiên một số nhóm ngành có kỳ vọng kết quả kinh doanh cuối năm khả quan như nhóm chứng khoán, nhóm thép và nhóm bán lẻ.
Còn theo Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội (SHS), trong ngắn hạn thị trường vẫn đang trong quá trình tích lũy và sẽ sớm đối diện với ngưỡng cản mạnh 1.250 điểm. Vì thế, nhà đầu tư ngắn hạn đã giải ngân nên tiếp tục duy trì danh mục, tránh mua đuổi giá cao trong các phiên tăng điểm.
Mã chứng khoán nào được khuyến nghị phiên hôm nay?
Phiên giao dịch hôm nay (21/9), Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MAS), nhận định cổ phiếu ACB của Chủ tịch Trần Hùng Huy (Ngân hàng TMCP Á Châu, HoSE: ACB) với góc nhìn kỹ thuật đang tích lũy ngắn hạn sau nhịp tăng.
Theo đó, nhà đầu tư được khuyến nghị có thể cân nhắc tích lũy cổ phiếu ACB tại vùng 22.300 – 22.500 đồng/CP.
Trong khi đó, Chứng khoán FPT (FPTS) thì khuyến nghị mua cho cổ phiếu QNS của Đường Quảng Ngãi.
Theo FPTS, cùng với xu hướng tăng tích cực của giá đường trên thế giới thì các cổ phiếu ngành đường cũng đang cho thấy sức hút khá lớn với thị trường. Không nằm ngoài diễn biến đó, QNS cũng đang ghi nhận những tín hiệu tích cực về xu hướng khi dao động trên vùng giá cao 52 tuần.
Với việc cổ phiếu bứt phá khỏi ngưỡng kháng cự dài hạn 49.000 đồng được thiết lập hồi tháng 11/2021, QNS được kỳ vọng sẽ nối dài xu hướng giá dài hạn hình thành từ hồi tháng 3/2020. Theo đó, FPTS khuyến nghị mua cổ phiếu QNS cho kịch bản tiếp diễn xu hướng tăng giá dài hạn.
Công ty Chứng khoán BIDV (BSC) thì khuyến nghị theo dõi dành cho cổ phiếu DGC của Công ty CP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang.
Cụ thể, BSC khuyến nghị theo dõi đối với cổ phiếu DGC và nâng giá mục tiêu lên 100.000 đồng/CP (Upside 10% so với giá đóng cửa ngày 19/09/2023), nhờ: (1) BSC dời giá mục tiêu sang năm 2024F và (2) Nâng dự phóng lợi nhuận sau thuế 2023F +4%.
Giá mục tiêu được xác định bằng phương pháp định giá P/E với tỷ lệ P/E mục tiêu 2024F = 8.1x, DGC hiện đang giao dịch với P/E fw 2023F = 8.9x và P/E 2024Fw = 7.2x.
Ngoài ra, BSC cũng khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu SZC của Công ty CP Sonadezi Châu Đức với luận điểm đầu tư: SZC là nhà phát triển KCN hàng đầu tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, với quỹ đất thương phẩm còn lại khoảng 560 ha, xếp thứ ba tại khu vực miền Nam.
Theo đó, BSC khuyến nghị mua đối với cổ phiếu SZC với giá trị hợp lý năm 2023 là 48.300 đồng/CP (Upside 25% so với giá đóng cửa ngày 19/09/2023), dựa trên phương pháp định giá từng phần SOTP.
BSC sử dụng (1) RNAV cho KCN Châu Đức và KDC Hữu Phước với tỷ lệ chiết khấu WACC = 10%, (2) P/B mục tiêu = 1.8x cho diện tích đã giải phóng mặt bằng ở KĐT Châu Đức để phản ánh triển vọng tươi sáng hơn của thị trường bất động sản sau hàng loạt chính sách hỗ trợ của chính phủ, (3) BV cho Sân Goft Châu Đức do chưa có thông tin chi tiết về dự án này và (4) BV cho BOT 768 do chưa xác định ngày hoạt động trở lại vì vấn đề pháp lý.
Dù ứng cử viên nào sẽ trở thành tân Tổng thống Mỹ, quan hệ thương mại, đầu tư và kinh tế giữa Việt Nam và Mỹ sẽ tiếp tục phát triển dựa trên những kết quả đã tích lũy được, theo các chuyên gia.
Sạu khi Commonwealth Bank of Australia (CBA) thoái vốn, ông Hồ Vân Long - Phó tổng giám đốc VIB thông báo mua 3 triệu cổ phiếu nội bộ VIB. Các giao dịch dự kiến được thực hiện từ ngày 07/11 đến hết ngày 6/12/2024 theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận.
Thị trường chứng khoán "thấp thỏm" khi các nhà đầu tư thận trọng trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ và những hậu quả tiềm tàng đối với nền kinh tế toàn cầu.
Sau 9 tháng đầu năm nay, số dư nợ xấu của "ông lớn" BIDV trong nhóm 4 ngân hàng hàng đầu Big 4 tăng 49,3% so với cùng kỳ năm ngoái. BIDV đang đứng đầu danh sách các ngân hàng có số dư nợ xấu lớn nhất sau 3 quý.
Tập đoàn SCG từ Thái Lan phải nâng cấp tổ hợp hóa dầu Long Sơn (LSP) trị giá 5 tỷ USD ở Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu bằng 700 triệu USD đầu tư thêm để tăng sức cạnh tranh và chờ tình hình thị trường thuận lợi.
Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 (VLF 2024) do Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu tổ chức vào đầu tháng 12 mang chủ đề “Khu thương mại tự do - giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics”.