Tuần qua, VN-Index rơi mạnh ngay từ đầu tuần (ngày 15/4) với mức giảm sốc gần 60 điểm. Những phiên sau đó, thị trường cũng liên tục giảm điểm khiến VN-Index mất tổng cộng 101,75 điểm (-7,97%), xóa tan thành quả gần 3 tháng đầu năm. Đây là tuần giảm điểm mạnh nhất của VN-Index kể từ tháng 10/2022.
Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) nhận định, chỉ số VN-Index đóng cửa phiên cuối cùng của tuần trước với mức điểm gần thấp nhất, hình thành mẫu nến "Spinning" và vẫn tiếp tục bỏ ngỏ trạng thái giao dịch tương đối tiêu cực, khi những nỗ lực đưa VN-Index quay trở lại mức giá đóng cửa của phiên gần nhất đã thất bại khi phe bán vẫn cho thấy sự áp đảo.
Do vậy, nhiều khả năng VN-Index vẫn bỏ ngỏ quán tính giảm điểm trong khi tâm lý tiêu cực vẫn đang lấn át hầu hết thị trường.
"Nhà đầu tư nên hạn chế mua mới đối với các vị thế đang nắm giữ, ưu tiên quản trị rủi ro và bán giảm vị thế, cơ cấu lại danh mục trong các nhịp hồi phục sớm", KBSV khuyến nghị.
Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (CSI) thì đánh giá, giá trị thanh khoản trong tuần qua cũng là điều đáng chú ý, dù chỉ giao dịch 4 phiên, nhưng khối lượng khớp lệnh trên HSX vẫn tăng 13,6% so với mức trung bình 20 tuần.
Áp lực bán hoàn toàn chủ động, nhấn chìm thị trường với thanh khoản ở mức cao cho thấy xu hướng giảm vẫn đang chiếm ưu thế.
"Chúng tôi đã khuyến nghị mở vị thế mua thăm dò ở ngưỡng 1.180-1.200 điểm trong tuần và điều này hiện tại vẫn chưa mang lại lợi thế. Vì vậy, chúng ta cần thận trọng hơn, hạn chế việc mua thêm, đồng thời ưu tiên chiến lược quản trị rủi ro. Ngưỡng hỗ trợ được kỳ vọng trong tuần này ở mốc 1.125-1.132 điểm", chuyên gia CSI đánh giá.
Còn theo Chứng khoán Vietcombank (VCBS), thị trường ở thời điểm hiện tại chưa có dấu hiệu cho thấy sẽ có hồi phục một cách rõ ràng.
Với diễn này, VCBS khuyến nghị các nhà đầu tư tiếp tục các biện pháp quản trị rủi ro của danh mục, giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức thấp dưới 30% danh mục, tranh thủ cơ cấu lại danh mục khi có nhịp hồi phục và không nên sử dụng margin và giải ngân bắt đáy sớm trong thời điểm này.
Chứng khoán Agribank (AGR) khuyến nghị một loạt các mã cổ phiếu có tỷ lệ chia cổ tức cao trong phiên giao dịch hôm nay (22/4).
Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEA – UPCoM) là doanh nghiệp chuyên sản xuất lắp ráp và kinh doanh ô tô, đúc chi tiết chế tạo máy. Theo AGR, doanh nghiệp có nguồn tiền dồi dào, tiền gửi chiếm gần 48% tổng tài sản.
Nhờ dòng tiền kinh doanh ổn định, VEA đã chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ hấp dẫn, dao động từ 40-100% trong vòng 3 năm trở lại đây.
Công ty CP Bia Sài Gòn - Miền Trung (mã SMB) là doanh nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh bia, rượu, nước giải khát. Doanh nghiệp có cơ cấu nguồn vốn an toàn do duy trì tỷ lệ nợ vay thấp.
Kế hoạch chi trả cổ tức bằng tiền năm 2024 của SMB là 35% tương ứng với tỷ suất cổ tức 9,4%/năm. Hiện nay lãi suất tiền gửi ngân hàng kỳ hạn 12 tháng chỉ giao động từ 4,3 – 4,9%/năm, với tỷ suất cổ tức ở mức cao, SMB sẽ là cơ hội đầu tư tốt trong điều kiện lãi suất thấp như hiện nay.
Công ty CP Thủy điện Gia Lai (GHC) là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất điện, sở hữu 2 nhà máy thủy điện và 4 nhà máy điện mặt trời với tổng công suất lần lượt là 28,2 MW và 56,1 MW. Đây là ngành nghề bền vững, luôn duy trì sự tăng trưởng ổn định.
Năm 2024, doanh nghiệp đặt kế hoạch chi trả cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 25% tương ứng tỷ suất cổ tức 8,7%/năm cao gần gấp đôi lãi suất tiền gửi ngân hàng hiện nay.
Công ty CP Đầu tư và Phát triển giáo dục Phương Nam (SED) là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thiết bị giáo dục, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp năm 2023 duy trì ổn định với lợi nhuận sau thuế đạt hơn 41 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2022. SED tiếp tục duy trì tình hình tài chính lành mạnh, khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn tốt hơn.
Ngoài ra, doanh nghiệp luôn giữ tỷ lệ trả cổ tức tiền mặt cao trong nhiều năm với tỷ suất cổ tức ở mức 7,7%/năm, là cơ hội đầu tư hưởng lợi cổ tức tốt hiện nay.
Công ty CP Hóa An (DHA) tiền thân là Xí nghiệp Đá Hóa An (1980), hoạt động trong lĩnh vực khai thác mỏ và chế biến đá vật liệu xây dựng.
Trong năm 2023, LNST tăng trưởng tăng 83,4% yoy, đạt 95,94 tỷ đồng nhờ tăng sản lượng đá phục vụ cho các dự án đầu tư công, biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 27% lên 30% và được hoàn nhập dự phòng tài chính 25,26 tỷ đồng. Với hoạt động kinh doanh ổn định và cơ cấu tài chính lành mạnh, doanh nghiệp luôn duy trì tỷ lệ trả cổ tức bằng tiền cao trong nhiều năm qua.
Công ty CP Phốt pho Apatit Việt Nam (PAT) là công ty con của DGC, doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và kinh doanh phốt pho vàng.
Doanh nghiệp niêm yết trên sàn năm 2022. Từ thời điểm niêm yết đến nay, PAT luôn duy trì tỷ lệ trả cổ tức tiền mặt ở mức cao.
Năm 2024, PAT dự kiến trả cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 70%, tương ứng với mức tỷ suất cổ tức 7,5%/năm cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng, nhà đầu tư có thể cân nhắc nắm giữ cổ phiếu doanh nghiệp để hưởng lợi từ cổ tức trong thời gian này.
Việt Nam tiếp tục là điểm đến quan trọng cho đầu tư nước ngoài, đặc biệt đối với các công ty đa quốc gia muốn mở rộng hoạt động tại khu vực Đông Nam Á, theo AmCham. Thành viên của hiệp hội này dự kiến tuyển thêm lao động.
Bộ Tài chính đề xuất bổ sung một số nội dung về chào bán, phát hành chứng khoán cho dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 155/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.
Hiện nay, hơn 100.000 USD, một số tiền rất lớn, mới có thể mua được 1 Bitcoin. Diễn biến giá gần đây của Bitcoin có thể là một cơn sốt đầu cơ trong đó đồng tiền điện tử này có nguy cơ trở thành bong bóng. Giá Bitcoin nay đã tăng khoảng 1.000% so với đầu năm 2019.
Theo ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đến ngày 7/12/2024, tăng trưởng tín dụng đạt 12,5% và khá tích cực so với cùng kỳ năm 2023.
Giá bitcoin tăng hơn 40%, thu hút sự chú ý của thị trường toàn cầu, trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ủng hộ tiền kỹ thuật số và lựa chọn một số người có cùng quan điểm này vào nội các.
Tuy giá Bitcoin đã lần đầu vượt mốc 100.000 USD nhưng giới đầu tư quốc tế vẫn có người dám "mua cao, sẽ bán cao hơn" trong bối cảnh nước Mỹ thời Trump 2.0 muốn trở thành trung tâm tiền điện tử toàn cầu.