Trong phiên giao dịch 17/4, tâm lý nhà đầu tư trở nên bi quan hơn khi VN-Index đã kết thúc giai đoạn tăng trưởng kéo dài trong 5 tháng qua. Áp lực bán gia tăng mạnh hơn trong phiên chiều với rất nhiều mã tiếp tục chịu áp lực bán mạnh.
Kết phiên, VN-Index "lao dốc" tới 22,67 điểm (-1,68%) về mức 1.193 điểm, dưới mốc hỗ trợ tâm lý 1.200 điểm và có xu hướng kiểm tra lại đường giá trung bình MA200, tương ứng quanh 1.175 điểm. HNX-Index giảm 2,63 điểm (-1,15%) về mức 226,20 điểm. Độ rộng thị trường trên 2 sàn giao dịch vẫn tiêu cực khi có 446 mã giảm giá (13 mã giảm sàn), 210 mã tăng giá (22 mã tăng trần) và 119 mã nằm tham chiếu.
Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội (SHS) nhận định, việc chỉ số quay lại 1.193 điểm trong phiên 17/4, sát mốc đáy trong phiên trước đó cho thấy động lực ngắn hạn của thị trường đã suy yếu và nguy cơ VN-Index trở lại xu hướng giảm với ngưỡng hỗ trợ mới ở mức thấp 1.150 điểm.
Trong trường hợp VN-Index sớm bật mạnh và lấy lại mốc 1.250 điểm trong các phiên tới mới có thể kỳ vọng chỉ số sẽ tiếp tục củng cố nền tích lũy 1.250 điểm - 1.300 điểm.
Về góc nhìn trung hạn, VN-Index đã quay trở lại kênh tích lũy rộng 1.150 điểm - 1.250 điểm và mất động lực hình thành uptrend, khả năng thị trường sẽ có xu hướng swing trong thời gian dài hơn.
Các chuyên gia cho rằng nếu VN-Index vận động trong kênh nói trên thì về trung hạn đây vẫn là vận động tích lũy chờ thời cơ hình thành uptrend chứ không có nguy cơ rơi vào chu kỳ downtrend mới.
"VN-Index tiếp tục giảm điểm và rủi ro rơi về các ngưỡng sâu hơn đang gia tăng. Nhà đầu tư ngắn hạn nên tranh thủ các nhịp thị trường hồi phục để hạ tỷ trọng danh mục về mức an toàn. Với nhà đầu tư trung, dài hạn, thị trường đang vận động trở lại kênh tích lũy rộng 1.150 điểm - 1.250 điểm và có thể vận động tích lũy lại sẽ kéo dài, do đó nhà đầu tư trung hạn không nên giải ngân trong bối cảnh hiện tại mà cần kiên nhẫn chờ đợi nhịp tích lũy lại tin cậy hơn", chuyên gia SHS khuyến nghị.
Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (CSI) thì dự báo, chỉ số VN-Index đang test lại ngưỡng hỗ trợ 1.180-1.200 điểm, nhưng chưa có tín hiệu đảo chiều tăng điểm. Vì vậy, vị thế mua thăm dò ở vùng này chưa mang về lợi nhuận và không loại trừ khả năng áp lực vẫn còn tiếp diễn trong các phiên tới.
"Chúng tôi vẫn ưu tiên quan điểm thận trọng, hạn chế việc mua bình quân giá xuống và cần kiên nhẫn chờ đợi tín hiệu tích cực hơn mới gia tăng thêm tỷ trọng cổ phiếu. Ngưỡng quanh mốc 1.180 điểm có thể mở vị thế mua thăm dò đối với những tài khoản chưa cầm cổ phiếu", chuyên gia CSI đề xuất.
Còn theo Chứng khoán Vietcombank (VCBS), các nhà đầu tư nên chủ động cơ cấu và thu gọn lại danh mục. Theo đó, tận dụng những nhịp bật nảy để đưa tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục về mức an toàn dưới 30% và không dùng đòn bẩy trong giai đoạn này nhằm mục đích quản trị tối đa rủi ro của danh mục trong ngắn hạn.
Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội (SHS) khuyến nghị mua đối với cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG). Giá hiện tại của cổ phiếu này là 28.000 đồng và giá mục tiêu 34.300 đồng trong vòng 12 tháng tới, tiềm năng tăng giá 21%.
Theo SHS, ngành thép kỳ vọng đi vào hồi phục từ năm 2024 nhờ sự ấm dần lên của ngành bất động sản và đẩy mạnh đầu tư công. Thị trường bất động sản đang kỳ vọng dần được tháo gỡ bởi tác động từ chính sách mới và nỗ lực giải ngân đầu tư công là động lực giúp ngành thép phục hồi.
HPG cũng củng cố vị thế dẫn đầu với triển vọng dài hạn từ dự án Dung Quất 2. Tính đến cuối năm 2023, dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Dung Quất 2 đã hoàn thành khoảng 50% tiến độ xây dựng và dự kiến sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động giai đoạn 1 trong nửa đầu năm 2025.
Năm 2024, dự báo HPG sẽ đạt doanh thu thuần tăng 14,1% và lợi nhuận sau thuế tăng mạnh 43,1% so với năm ngoái. Dù vậy, rủi ro giảm giá cổ phiếu HPG là biến động giá nguyên vật liệu (thép và than); thị trường bất động sản chưa ổn định; áp lực thép giá rẻ từ Trung Quốc.
Chứng khoán Vietcap (VCSC) thì tăng 13% giá mục tiêu và khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu REE của Công ty CP Cơ Điện Lạnh (HoSE: REE).
Theo VCSC, việc tăng giá mục tiêu do đơn vị này tăng 10% dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số giai đoạn 2024-2028 của chúng tôi (lần lượt thay đổi 0%/-6%/+3%/+20%/+26% cho các năm trong giai đoạn 2024-2028). Chúng tôi tăng dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số chủ yếu do chúng tôi tăng 9%/14% dự báo lợi nhuận từ mảng điện/mảng nước của REE trong giai đoạn 2024-2028 và tác động tích cực của việc chúng tôi cập nhật giá mục tiêu đến giữa năm 2025.
Chúng tôi dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số năm 2024 sẽ tăng 5% đạt 2,3 nghìn tỷ đồng chủ yếu nhờ (1) lợi nhuận từ mảng bất động sản tăng mạnh và (2) 141 tỷ đồng lợi nhuận ròng từ mảng M&E so với khoản lỗ ròng trị giá 9 tỷ đồng vào năm 2023.
Những yếu tố này bù đắp cho dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số thấp hơn 17% của chúng tôi cho mảng điện, chủ yếu do lợi nhuận từ các nhà máy thủy điện giảm. Chúng tôi kỳ vọng kết quả kinh doanh quý I/2024 sẽ ở mức thấp do sản lượng thủy điện giảm cùng với hiện tượng El Nino đang diễn ra.
Các nhà phân tích thị trường cho rằng việc dòng vốn đầu tư bị phân tán khỏi chứng khoán là điều không thể tránh khỏi trong bối cảnh lãi suất ngân hàng tăng và các kênh đầu tư khác như vàng, bất động sản và Bitcoin đang hút vốn.
Cột mốc 100.000 USD/1 Bitcoin đã đến rất gần vì giá loại tiền điện tử này tăng vô cùng chóng mặt thời gian gần đây trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump muốn Mỹ trở thành trung tâm tiền số của thế giới.
Một nhóm cổ đông lớn của Ngân hàng Eximbank (đang nắm giữ 5,66% vốn điều lệ) nêu trong đơn kiến nghị rằng việc miễn nhiệm ông Ngo Tony, trưởng Ban Kiểm soát của Eximbank, là phạm luật.
Công ty dịch vụ tài chính JPMorgan của Mỹ dự báo chỉ số USD Index có thể tăng thêm 7% trong vòng vài tháng tới. Trong khi đó, Barclays dự báo USD có thể ngang giá với đồng euro nếu ông Donald Trump thực hiện các biện pháp thuế quan mạnh mẽ để bảo vệ thị trường Mỹ.
Đoàn công tác xúc tiến đầu tư, thương mại tỉnh Long An qua châu Âu vừa ký kết 2 thỏa thuận về đầu tư dự án mới trị giá hơn 80 triệu USD.
Nhiều doanh nghiệp lớn như PV GAS, tổ hợp hóa dầu Bình Sơn, Thế Giới Di Động... đang gửi hàng chục nghìn tỷ đồng vào ngân hàng. Danh sách cũng bao gồm những công ty khác như Hòa Phát, Vinamilk, Masan, Hóa chất Đức Giang...