Thị trường chứng khoán trong phiên giao dịch ngày 4/10 đã có phiên hồi phục sau phiên giảm 37 điểm trước đó, nhờ lực kéo mạnh mẽ của các mã vốn hóa lớn. Độ rộng thị trường nghiêng về phía tích cực với 16/18 ngành tăng điểm, trong đó mức tăng mạnh nhất thuộc về ngành dịch vụ tài chính và hóa chất.
Kết phiên, VN-Index tăng 10,57 điểm (0,95%) lên 1.128,67 điểm, HNX-Index tăng 3,52 điểm (1,55%) đạt 230,2 điểm, UPCoM-Index tăng 0,79 điểm (0,91%) lên 87,17 điểm.
Thanh khoản trên toàn thị trường giảm với gần 821 triệu cổ phiếu được giao dịch, tương đương gần 17.367 tỷ đồng. Tính riêng trên HoSE, giá trị khớp lệnh đạt 13.998 tỷ đồng, giảm 30% so với phiên trước đó.
Phiên giao dịch hôm nay (5/10), các chuyên gia chứng khoán nhận định xu hướng thị trường vẫn hết sức khó lường, vì thế nhà đầu tư được khuyến nghị tiếp tục hạ vị thế nắm giữ về mức an toàn quanh ngưỡng kháng cự 1.14x điểm.
Cụ thể, Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) nhận định, phiên giao dịch hôm nay mặc dù cơ hội mở rộng nhịp hồi phục của VN-Index vẫn đang hiện hữu, áp lực điều chỉnh sẽ sớm quay trở lại khi chỉ số tiếp cận ngưỡng cản gần đáng lưu ý quanh 1.14x. Vì thế, nhà đầu tư nên tiếp tục hạ vị thế nắm giữ về mức an toàn quanh ngưỡng kháng cự đã đề cập.
Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định, phiên giao dịch ngày 4/10 cho thấy nhịp giảm của thị trường đã ngừng lại và quay đầu hồi phục nhờ động thái hỗ trợ của vùng MA200. Diễn biến hồi phục được duy trì khá tốt nhờ áp lực cung tạm thời hạ nhiệt sau phiên bán mạnh, nhưng nhìn chung dòng tiền hỗ trợ vẫn chưa quyết liệt, thể hiện qua thanh khoản ở mức thấp.
Phiên giao dịch hôm nay (5/10), thị trường có khả năng nhịp hồi phục sẽ tiếp diễn nhưng diễn biến có thể gặp khó khăn, đặc biệt là trước áp lực cản của vùng 1.140 điểm.
Do vậy, nhà đầu tư cần quan sát và đánh giá cung cầu khi thị trường hồi phục. Tạm thời vẫn cần cân nhắc khả năng hồi phục của thị trường để cơ cấu lại danh mục theo hướng giảm thiểu rủi ro.
Trong khi đó, Công ty Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (CSI) thì nhận định, khối lượng giao dịch phiên 4/10 sụt giảm khá mạnh cho thấy vẫn còn sự hoài nghi về sự đảo chiều sau phiên tăng điểm.
Hơn nữa, VN-Index dù kết phiên tăng điểm mạnh, song đà tăng đã thu hết về cuối phiên và mức đóng cửa chưa vượt qua 50% của thân nến giảm điểm trước đó.
Vì vậy, phiên tăng điểm này theo quan điểm của CSI là vẫn chưa đủ "lượng" để xác nhận tín hiệu đảo chiều. Vì vậy, chúng tôi tiếp tục duy trì quan điểm thận trọng, kiên nhẫn chờ đợi tín hiệu rõ ràng hơn trước khi quay lại vị thế mua.
Còn Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) thì khuyến nghị các nhà đầu tư vẫn duy trì tâm lý thận trọng, chỉ nên giải ngân lướt sóng bắt đáy với tỷ trọng nhỏ từ 10-20% tài khoản đối với các nhóm cổ phiếu cho tín hiệu thu hút lực cầu như các mã chứng khoán và bám sát thị trường ở khu vực kháng cự quanh 1.140-1150 điểm.
Phiên giao dịch hôm nay (5/10), Công ty Chứng khoán BIDV (BSC) dành khuyến nghị mua cho cổ phiếu DPM của Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP (HoSE: DPM).
Cụ thể, BSC dự phóng 2023F, doanh thu thuần DPM đạt 13.635 tỷ đồng (giảm 27% so với năm trước) và lợi nhuận sau thuế 1.197 tỷ đồng (giảm 78%) tương đương EPS fw 2023 = 3.042 đồng/CP, P/E fw 2023 = 11.8x dựa trên các giả định: Sản lượng kinh doanh Ure đạt 855 nghìn tấn (tăng trưởng 8%); Giá bán bình quân đạt 9.964 đồng/kg (giảm 34%); Giá khí bình quân đạt 9,27 USD/MMBTU (giảm 2%)
BSC dự phóng 2024F, doanh thu thuần 14.695 tỷ đồng (tăng 8% so với năm trước) và lợi nhuận sau thuế 1.433 tỷ đồng (tăng trưởng 20%) tương đương EPS fw 2024 = 3.642 đồng/CP, P/E fw 2024 = 9.9x dựa trên các giả định: Sản lượng kinh doanh Ure đạt 864 nghìn tấn (tăng 1%); Giá bán bình quân đạt 10.462 đồng/kg (tăng 5%); Giá khí bình quân đạt 9,62 USD/MMBTU (tăng 4%).
Đặc biệt, BSC đưa ra luận điểm đầu tư: Triển vọng phục hồi rõ ràng hơn trong nửa cuối năm 2023 nhờ giá bán và sản lượng tiếp tục hồi phục; Tỷ suất cổ tức 10 – 12% là điểm sáng và được đảm bảo nhờ sở hữu lượng tiền mặt lớn và cơ cấu tài chính lành mạnh.
Từ đó, BSC duy trì khuyến nghị mua đối với cổ phiếu DPM và nâng giá mục tiêu từ 39.000 đồng/CP trong báo cáo trước lên 42.000 đồng/CP (upside 21% so với giá đóng cửa ngày 03/10/2023, đã bao gồm 11% tỷ suất cổ tức) do điều chỉnh tăng dự phóng 2023F và 2024F tăng; dựa trên phương pháp định giá P/B với tỷ lệ mục tiêu bằng 1.3x tương đương mức trung vị ngành.
Trong khi đó, Công ty Chứng khoán An Bình (ABS) thì đưa ra khuyến nghị khả quan cổ phiếu STB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (HoSE: STB).
Theo ABS, triển vọng lợi nhuận của STB trong năm 2023 sẽ khả quan dựa trên những yếu tố sau: Tăng trưởng tín dụng cải thiện về cuối năm, NIM có sự hồi phục; Chất lượng tài sản lành mạnh hơn nhờ tất toán toàn bộ trái phiếu VAMC tồn đọng; Lợi nhuận đột biến nhờ hoàn nhập và giảm chi phí dự phòng.
ABS dự phóng lợi nhuận trước thuế năm 2023F/2024F của STB đạt 9.424 tỷ đồng (+43%svck)/15.575 tỷ đồng (+71,8% svck) với BVPS 2023F/2024F là 24.291 đồng/cp và 30.750 đồng/CP.
ABS sử dụng phương pháp định giá theo P/B cho cổ phiếu STB. Với mức ROE 2024F ước tính là 23,6% ABS sử dụng mức P/B mục tiêu 1,2x cho STB, tương đương mức P/B trung bình của cổ phiếu trong 5 năm gần nhất là 1.3x và thấp hơn P/B trung bình toàn ngành ở ngưỡng 1.6x. ABS sử dụng giá trị trung bình của BVPS 2023F và 2024F ở mức 27.520 đồng/cp.
Mức định giá hợp lý của STB cho 1 năm tới ước tính là 33.000 đồng/cp, tiềm năng tăng giá +13,0% so với giá hiện tại. Do đó ABS khuyến nghị khả quan với cổ phiếu STB.
Rủi ro giảm giá là rủi ro gia tăng nợ xấu và tài sản đảm bảo xử lý nợ khó giải quyết trong thời gian ngắn.
Việt Nam tiếp tục là điểm đến quan trọng cho đầu tư nước ngoài, đặc biệt đối với các công ty đa quốc gia muốn mở rộng hoạt động tại khu vực Đông Nam Á, theo AmCham. Thành viên của hiệp hội này dự kiến tuyển thêm lao động.
Bộ Tài chính đề xuất bổ sung một số nội dung về chào bán, phát hành chứng khoán cho dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 155/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.
Hiện nay, hơn 100.000 USD, một số tiền rất lớn, mới có thể mua được 1 Bitcoin. Diễn biến giá gần đây của Bitcoin có thể là một cơn sốt đầu cơ trong đó đồng tiền điện tử này có nguy cơ trở thành bong bóng. Giá Bitcoin nay đã tăng khoảng 1.000% so với đầu năm 2019.
Theo ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đến ngày 7/12/2024, tăng trưởng tín dụng đạt 12,5% và khá tích cực so với cùng kỳ năm 2023.
Giá bitcoin tăng hơn 40%, thu hút sự chú ý của thị trường toàn cầu, trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ủng hộ tiền kỹ thuật số và lựa chọn một số người có cùng quan điểm này vào nội các.
Tuy giá Bitcoin đã lần đầu vượt mốc 100.000 USD nhưng giới đầu tư quốc tế vẫn có người dám "mua cao, sẽ bán cao hơn" trong bối cảnh nước Mỹ thời Trump 2.0 muốn trở thành trung tâm tiền điện tử toàn cầu.