Theo ý kiến đề xuất tại buổi tọa đàm, ông Trần Dân - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Cầu đường, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Đà Nẵng cho rằng, thành phố Đà Nẵng nghiên cứu khảo sát thiết kế cầu qua Sông Hàn với quy mô 6 làn xe ôtô và 2 làn xe thô sơ nối quận Hải Châu với Sơn Trà, gánh bớt lưu lượng xe cho cầu Sông Hàn hiện đã quá tải.
Sau năm 2025, đề nghị thành phố nếu có kinh phí thì cho xây dựng hầm qua sân bay Đà Nẵng tại cuối đường Trưng Nữ Vương nối và đường Lê Trọng Tấn, vượt qua đường Trường Chinh để tạo giao thông đi từ Đông sang Tây được thuận tiện. Bên cạnh đó, thành phố nên cho đầu tư kéo dài đường Nguyễn Tất Thành đến cảng Liên Chiểu, trong đó làm cầu Nam Ô thứ tư bắc qua sông Cu Đê.
Thành phố cần kiến nghị Chính phủ sớm khởi công đoạn Quốc lộ Túy Loan - Hòa Liên dài 11,5km để hoàn thành 4 làn xe, khớp nối cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và cao tốc La Sơn - Hòa Liên. Đồng thời sớm hoàn thành đường vành đai phía Tây, cảng Liên Chiểu.
Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Cầu đường cũng đề nghị sớm hoàn thành nâng cấp sân bay Đà Nẵng trong kế hoạch từ năm 2021-2025. Đến năm 2030 nếu ga Đà Nẵng đã được di dời ra phía Tây theo quy hoạch thì hãy dùng đường sắt hiện có để tổ chức vận tải ôtô ray từ ga Đà Nẵng đi Hải Vân và đi Trà Kiệu, Tam Kỳ để phục vụ việc đi lại của nhân dân dọc tuyến đường sắt này xem như giao thông đô thị bằng đường sắt tại Đà Nẵng.
Phát biểu tại buổi tọa đàm, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng đã ghi nhận những ý kiến đóng góp của các chuyên gia. Theo Bí thư Nguyễn Văn Quảng, thành phố coi việc giải ngân đầu tư công là một trong giải pháp khôi phục kinh tế, thành phố tạo điều kiện để đẩy nhanh các công trình xây dựng cơ bản. Về khôi phục du lịch thì thành phố đã có những đề án chủ động kể từ khi Chính phủ có Nghị quyết 128. Vừa qua, Ban Thường vụ Thành ủy cũng đã đưa ra Đề án các giải pháp về phát triển du lịch đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Quan điểm của thành phố là nhanh chóng khôi phục kinh tế nói chung, trong đó có du lịch nói riêng nhưng phải bền vững.
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc
Cơ quan chức năng ở TP.HCM bắt đầu tháo dỡ các công trình sai phạm trên khu "đất vàng" tại quận 10. Mục đích thu hồi là để xây một trường học mới.
Ngày 19/11/2024, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành quyết định điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung tỷ lệ 1/10000, đánh dấu bước quyết định trong việc tháo gỡ pháp lý cho dự án Aqua City của Tập đoàn Novaland, vốn đã bị vướng mắc hơn 2 năm qua.
TP.HCM đã có thông báo đến nhà đầu tư và doanh nghiệp về việc chấm dứt hợp đồng BOT dự án đầu tư xây dựng đoạn tuyến nối từ đường Võ Văn Kiệt đến cao tốc TP.HCM - Trung Lương.