Thứ ba, 03/12/2024

Vì sao TP.HCM "cắt" hợp đồng BOT tuyến nối đường Võ Văn Kiệt?

19/11/2024 9:14 AM (GMT+7)

TP.HCM đã có thông báo đến nhà đầu tư và doanh nghiệp về việc chấm dứt hợp đồng BOT dự án đầu tư xây dựng đoạn tuyến nối từ đường Võ Văn Kiệt đến cao tốc TP.HCM - Trung Lương.

 TP.HCM cắt hợp đồng BOT tuyến nối đường Võ Văn Kiệt đến cao tốc TP.HCM - Trung Lương 

Theo đó, UBND TP.HCM thông báo đến Công ty cổ phần tập đoàn Yên Khánh (nhà đầu tư) và Công ty TNHH Một thành viên đầu tư BOT TP.HCM - Trung Lương (doanh nghiệp dự án) về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng BOT đã ký kết giữa UBND TP.HCM với nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án theo quy định tại khoản 1 Điều 428 Bộ Luật Dân sự về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng đã ký kết.

UBND Thành phố cho biết, nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án đã có những vi phạm nghiêm trọng. Thứ nhất, nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án không cung cấp các văn bản thỏa thuận, cam kết và pháp lý liên quan đến việc chứng minh nguồn vốn chủ sở hữu, vốn vay, đảm bảo thực hiện hợp đồng BOT đã ký theo đúng quy định pháp luật, trong khi thời hạn khắc phục các nội dung vi phạm Hợp đồng BOT dự án đã hết hạn từ ngày 6/7/2020.

Vì sao TP.HCM cắt hợp đồng BOT tuyến nối đường Võ Văn Kiệt - Ảnh 1.

TP.HCM cắt hợp đồng BOT tuyến nối đường Võ Văn Kiệt đến cao tốc TP.HCM - Trung Lương.

Thứ hai, Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt (là đại diện duy nhất của bên cho vay) có ý kiến năm 2021: Không tiếp tục tài trợ vốn vay theo hợp đồng tín dụng đã ký kết do doanh nghiệp dự án và nhà đầu tư vi phạm hợp đồng tín dụng, công tác thi công đình trệ, kéo dài, ảnh hưởng đến phương án tài chính, nguồn thu để trả nợ cho ngân hàng; không tiếp tục đề xuất chỉ định nhà đầu tư mới; không thực hiện quyền tiếp nhận dự án...

Thứ ba, nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án không cung cấp các hồ sơ khối lượng, giá trị hợp pháp theo yêu cầu.

Về các khoản thanh toán, bồi thường và chỉ dẫn khi xử lý vi phạm hợp đồng BOT đã ký kết, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (đơn vị giám sát hợp đồng) đã có nhiều cuộc họp, văn bản đề nghị nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án rà soát, cập nhật thông tin, tài liệu pháp lý liên quan; xác định khối lượng, giá trị hợp pháp do nhà đầu tư đã thực hiện đủ điều kiện thanh quyết toán theo quy định. Tuy nhiên, đến nay nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án vẫn chưa cung cấp theo yêu cầu, dù UBND TP.HCM đã gia hạn thời gian.

UBND TP.HCM xem như nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án từ chối quyền lợi được TP.HCM thanh toán phần khối lượng đã thực hiện theo hợp đồng đã ký kết và không có cơ sở khiếu nại, khiếu kiện sự việc này đến các cơ quan có thẩm quyền theo quy định. Đồng thời, UBND Thành phố không có cơ sở thanh toán phần khối lượng đã thực hiện theo Hợp đồng BOT đã ký kết.

Dự án đầu tư xây dựng đoạn tuyến nối từ đường Võ Văn Kiệt đến cao tốc TP.HCM - Trung Lương (giai đoạn 1) thực hiện theo hình thức hợp đồng BOT. Chiều dài tuyến khoảng 2,7 km, tổng mức đầu tư 1.557 tỷ đồng (không bao gồm chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng), thực hiện năm 2015 - 2017. Tuy nhiên, dự án mới đạt khoảng 12% phần khối lượng hợp đồng và dừng thi công từ nhiều năm trước.

Đầu tư hơn 38.000 tỷ đồng mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận

Đó là những nội dung chính của nghiên cứu tiền khả thi dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận vừa được Ban Quản lý dự án 7 gửi Bộ Giao thông vận tải xem xét, chỉ đạo để có cơ sở thực hiện các bước tiếp theo.

Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận theo phương thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng BOT do Ban Quản lý dự án 7 phối hợp cùng liên danh nhà đầu tư đề xuất dự án là Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả - Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP Hồ Chí Minh - Công ty cổ phần Tasco lập theo chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải.

Phạm vi nghiên cứu dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận là toàn tuyến dài 91,8km từ TP.HCM đến Mỹ Thuận.

Đoạn cao tốc TP.HCM - Trung Lương đã đầu tư 4 làn xe và 2 làn dừng khẩn cấp liên tục, nền đường rộng 26m, giải phóng mặt bằng theo quy mô 8 làn xe hoàn chỉnh sẽ mở rộng lên 8 làn xe và 2 làn dừng khẩn cấp liên tục, nền đường rộng 41m, vận tốc thiết kế 120km/h.

Vì sao TP.HCM cắt hợp đồng BOT tuyến nối đường Võ Văn Kiệt - Ảnh 2.

Đầu tư hơn 38.000 tỷ đồng để mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận lên 6 - 8 làn xe

Đoạn cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận hiện có 4 làn xe và dải dừng xe khẩn cấp không liên tục, nền đường rộng 17m, giải phóng mặt bằng theo quy mô 6 làn xe hoàn chỉnh sẽ mở rộng lên quy mô 6 làn xe và 2 làn dừng khẩn cấp liên tục, nền đường rộng 32,25m, vận tốc thiết kế 100km/h.

Trong 8 nút giao liên thông của dự án hiện đã có các nút giao vành đai 3, Bến Lức, Cai Lậy, Cái Bè, An Thái Trung đầu tư hoàn chỉnh.

Nhà đầu tư đề xuất đầu tư hoàn chỉnh các nút giao còn lại để tăng năng lực thông hành gồm: nút giao Thân Cửu Nghĩa (bổ sung 3 nhánh), nút giao Chợ Đệm (bổ sung 2 nhánh rẽ và 1 cầu vượt), xây dựng mới nút giao đường tỉnh 818 và nút giao đường nối từ cao tốc TP.HCM - Trung Lương (thuộc nút giao Tân An) với quốc lộ 62.

Dự kiến tiến độ thực hiện: Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, phê duyệt chủ trương đầu tư từ quý 2-2024 đến quý 1-2025; lập báo cáo nghiên cứu khả thi, phê duyệt dự án từ quý 2-2025 đến quý 3-2025; lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án từ quý 3-2025 đến quý 1-2026; triển khai thực hiện dự án từ quý 1-2026 đến quý 4-2028.

Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận khoảng 38.693 tỉ đồng. Toàn bộ nguồn vốn do nhà đầu tư thu xếp, trong đó: Vốn chủ sở hữu là 5.804 tỉ đồng (15% tổng mức đầu tư), vốn vay và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác 32.889 tỉ đồng (85% tổng mức đầu tư). Nhà đầu tư thu phí hoàn vốn trong 23 năm 5 tháng.

Ngoài ra trong quá trình thực hiện dự án nhà đầu tư sử dụng doanh thu trong 10 năm đầu để hoàn trả vốn ngân sách nhà nước đã đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Trung Lương giai đoạn 1.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM sẽ giảm 39 phường sau sắp xếp lại đơn vị hành chính

TP.HCM sẽ giảm 39 phường sau sắp xếp lại đơn vị hành chính

TP.HCM triển khai kế hoạch sắp xếp lại đơn vị hành chính, giảm 39 phường, nhằm tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả quản lý, đảm bảo hoàn thành trước ngày 30/6/2025.

Xu hướng mới của người tiêu dùng dịp Tết 2025: Sản phẩm chăm sóc sức khoẻ và làm đẹp

Xu hướng mới của người tiêu dùng dịp Tết 2025: Sản phẩm chăm sóc sức khoẻ và làm đẹp

Trong khi các sản phẩm như rượu bia và bánh kẹo giảm sút, xu hướng mới của người tiêu dùng dịp Tết năm 2025 đó là chuộng sản phẩm giản đơn, tiện lợi và sản phẩm liên quan chăm sóc sức khỏe và làm đẹp.

Bất động sản hạng sang TP.HCM hút giới siêu giàu trong khu vực

Bất động sản hạng sang TP.HCM hút giới siêu giàu trong khu vực

Thị trường bất động sản nhà ở TP.HCM đang thu hút sự chú ý của giới siêu giàu và nhà đầu tư, nhờ sức tăng GDP mạnh, nên phân khúc bất động sản hạng sang của TP.HCM thành thị trường trọng điểm trong khu vực.

UOB duy trì dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng năm 2024 ở mức 6,4%

UOB duy trì dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng năm 2024 ở mức 6,4%

Tại báo cáo mới nhất về dự báo kinh tế Việt Nam quý IV, các chuyên gia của Ngân hàng UOB cho biết, quỹ đạo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn đi đúng hướng.

Thủ tướng yêu cầu vùng Đông Nam Bộ làm mới 3 động lực tăng trưởng

Thủ tướng yêu cầu vùng Đông Nam Bộ làm mới 3 động lực tăng trưởng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu vùng Đông Nam Bộ phải tiếp tục làm mới lại 3 động lực tăng trưởng. Trong đó tập trung vào đầu tư công, lấy đầu tư công dẫn dắt, động lực thứ 2 là xuất khẩu, động lực thứ 3 là tiêu dùng.

Dùng loại phân bón này, nông dân Tây Nguyên trồng lúa đạt hiệu quả cao

Dùng loại phân bón này, nông dân Tây Nguyên trồng lúa đạt hiệu quả cao

Phân bón công nghệ Eco-Nanomix giúp cây lúa sinh trưởng khỏe, rễ nhiều, dài và ăn sâu nên tăng khả năng hút nước, dinh dưỡng; tăng khả năng chống chịu trong điều kiện thời bất lợi.