Những ngày cận Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, không khí ở thôn Quang Châu (xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) "nóng" lên bởi mọi người, mọi nhà đang hối hả chuẩn bị những mẻ bánh khô mè nổi tiếng để phục vụ Tết. Cũng nhờ nghề truyền thống này mà người dân địa phương có thêm việc làm với thu nhập ổn định.
Là một sản phẩm truyền thống của thôn Quang Châu, bánh khô mè thường được chọn để thờ cúng tổ tiên vào các dịp lễ lớn, Tết hoặc biếu nhau ngày xuân.
Theo những người thợ làm bánh khô mè, trước đây loại bánh này được làm từ những hạt lúa, nếp rang giã ra, trộn với đường, sau đó xúc ăn bằng lá mít, nếu ăn vội vàng hoặc vừa ăn vừa nói chuyện sẽ dễ bị sặc. Do đó, ngày nay, người ta bèn cải tiến bằng cách rây bột vào khuôn với những ô vuông, tương tự bánh in, bên dưới khuôn lót lớp vải thô. Bột được chưng cách thủy khuôn trên lò đã đun sôi khoảng năm phút.
Sau đó, người thợ sẽ lấy bánh ra và chuyển sang nướng bằng cách tận dụng than của lò nấu. Trong quá trình nướng, lửa được điều chỉnh linh hoạt từ nướng lửa lớn sang lửa vừa, rồi nhỏ lửa để giữ cho bánh giòn và xốp. Từ các công đoạn nấu - nướng này mà bánh khô mè còn được gọi là "bánh bảy lửa".
Trải qua nhiều năm thăng trầm, đến nay làng làm bánh khô mè chỉ còn 7 hộ. Trong đó, có hộ ông Trần Xử (70 tuổi) đã gắn bó với nghề làm bánh khô mè được hơn 40 năm. Cơ sở của ông sản xuất thường xuyên với quy mô lớn.
Tại đây, từ ngoài sân vào đến bếp, các cô, các chị phụ nữ luôn tay với những mẻ bánh, mỗi người một công việc nhưng phối hợp rất nhịp nhàng. Vào cận Tết Nguyên đán, cơ sở này thường đỏ lửa từ 3 giờ sáng, làm bánh quần quật đến khoảng 2 giờ chiều thì tạm dừng.
Theo ông Xử, cứ khoảng cuối tháng 11 âm lịch là cơ sở lại nhộn nhịp làm bánh tết, cơ sở của ông phải huy động thuê thêm các thợ làm bánh khô mè ở trong thôn. Đây là những người thợ đã có kinh nghiệm làm bánh hàng chục năm trong thôn.
Bà Nguyễn Thị Nga (trú tại thôn Quang Châu) đang phụ làm bánh tại cơ sở ông Xử cho biết bà cũng có cơ sở làm bánh khô mè nhỏ tại nhà. Nhưng mỗi khi Tết đến, bà cùng các chị em khác trong thôn sẽ tập hợp lại thành một nhóm để làm phụ tại các cơ sở lớn hơn, riêng ngày rằm chạp thì làm ở nhà. Với chị em phụ nữ trong làng, đây là công việc giúp họ có kinh tế ổn định, và hơn hết là có nguồn thu nhập kha khá để đón Tết đủ đầy hơn.
"Một ngày công 400 nghìn, một tháng được 12 triệu đồng cũng đủ tiêu Tết. Mình làm cơ sở này xong rồi mai qua cơ sở khác làm, một hai ngày sau mình quay lại đây làm. Vì mỗi lần nướng bánh xong, cần phải chuẩn bị bột với nước đường cho mẻ bánh sau. Vậy nên cơ sở này làm xong là chúng tôi qua cơ sở khác làm và cứ luân phiên vậy cho hết mùa Tết" - bà Nga chia sẻ thêm.
Ông Trần Xử hào hứng cho biết: "Trung bình một năm, cơ sở tôi xuất bán được gần 4.000 hộp bánh khô mè các loại. Riêng một tháng cận tết thì sản lượng tăng gấp 3 lần ngày thường, bán được hơn 100.000 đến 150.000 cái bánh, vị chi là khoảng hơn 3.000 hộp. Bánh được đưa đi tiêu thụ khắp nơi trong tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, TP Đà Nẵng, Hà Nội, Hồ Chí Minh… Bánh còn theo chân những người con Việt kiều đi xuất ngoại, trở thành món quà Tết đậm tình, ý nghĩa".
Theo ông Xử, chiếc bánh khô mè tuy mộc mạc nhưng lại chứa đựng nét đẹp văn hóa truyền thống của vùng đất Quảng Nam – Đà Nẵng nói chung, và thể hiện tấm lòng đôn hậu, chất phát, yêu quê hương của người làng Quang Châu nói riêng.
“Việc làm bánh khô mè hơi nặng nhọc và vất vả, người lao động nối nghiệp thì mai một dần. Nhưng chúng tôi, những người thôn Quang Châu cũng sẽ tiếp tục làm bánh khô mè dù không được nhiều để duy trì nghề này trong tương lai” - ông Xử tâm tư.
Theo bà Nguyễn Thị Nghĩ (63 tuổi), vợ ông Xử, sau 2 năm dịch COVID-19, sản lượng bánh bán ra giảm gần 50% so với các năm. Nhưng đến năm này thì đã tăng lên lại khoảng 70% so với các năm trước khi có dịch.
Hiện nay, bánh khô mè loại nhỏ có giá 40.000 đồng/hộp, loại lớn 70.000 đồng/hộp (50 chiếc bánh), thường được mọi người mua về thờ cúng, chưng trên bàn thờ ngày Tết. Đối với du khách mua bánh về làm quà, họ thường mua loại được bọc bằng giấy 60.000 đồng/gói, để giữ vẻ đẹp mộc mạc của bánh khô mè truyền thống.
Nhu cầu mua vé máy bay về quê đón Tết của người dân liên tục tăng khiến một số đường bay "vàng" từ TP.HCM đi các địa phương đang khan hiếm vé giá rẻ.
Còn 1 tuần nữa mới đến Black Friday - sự kiện mua sắm lớn nhất năm, nhưng nhiều thương hiệu đã triển khai khuyến mãi sớm thu hút sức mua từ người tiêu dùng, nhất là các chị em.
Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa là Tết Nguyên đán. Thời điểm này, các nhà sản xuất đã bắt đầu đưa hàng Tết ra thị trường. Nhiều đơn vị bán lẻ rầm rộ tổ chức kết nối với các doanh nghiệp, khách hàng lớn để bán hàng Tết.
Trong Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.
Thời gian qua, lượng khách đặt mua vé máy bay Tết đang có xu hướng tăng cao. Vì thế, các hãng đã có kể hoạch điều chỉnh, bổ sung tăng tải để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.