Đại tá Đỗ Thanh Bình, Phó Cục trưởng Cục CSGT (đơn vị soạn thảo), Bộ Công an cho biết, mục đích của việc thực hiện đề án là phục vụ người dân có nhu cầu sở hữu những biển số mà mình thích. Đồng thời tránh việc có ý kiến cho rằng, đang có sự “đi đêm” hoặc tiêu cực từ cấp biển số xe số đẹp. Cùng với đó, khi cấp biển số xe thông qua đấu giá, sẽ thu về cho ngân sách Nhà nước một khoản thu không nhỏ.
Về vấn đề giá khởi điểm của biển số, Đại tá Đỗ Thanh Bình thông tin, khi Quốc hội cho phép thí điểm đấu giá thì biển số được xác định là tài sản công, việc định giá phải phù hợp để làm sao nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước vừa phục vụ nhân dân.
“Chúng tôi đang nghiên cứu các Luật quy định về việc đấu giá tài sản. Hiện nay, biển số phương tiện đang được bấm ngẫu nhiên nên không có quy ước số đẹp hay số xấu. Chính vì vậy, khi tổ chức bán thì sẽ tính toán bán thế nào cho hiệu quả nhất. Chúng tôi đưa ra đề xuất theo hướng khi đấu giá sẽ thông báo rộng rãi cho người dân biết. Mức giá khởi điểm sẽ được quyết định và điều chỉnh theo cơ chế thị trường, thị trường sẽ quyết định giá”, Công an nhân dân dẫn lời Đại tá Đỗ Thanh Bình.
Khi đấu giá cũng không có khái niệm biển số đẹp hay biển số xấu mà biển số theo nhu cầu của người dân. Trong kho số được đưa ra, người dân có quyền lựa chọn bất cứ số nào mình thích để tham gia đấu giá. “Việc đấu giá sẽ do một công ty đấu giá độc lập đảm nhiệm. Ví dụ, ở Hà Nội trong 1 quý dự kiến có khoảng 50 nghìn phương tiện được đăng ký thì chúng tôi sẽ đưa vào kho số đấu giá cả 50 nghìn biển số đó. Tất cả các biển số này được công khai trên mạng để người dân lựa chọn. Nếu biển số nào có nhiều người cùng thích, muốn sở hữu thì sẽ đưa ra đấu giá và ai trả giá cao nhất sẽ được sở hữu”, Đại tá Đỗ Thanh Bình nói.
Theo thông tin trên Tiền Phong, đề án đấu giá biển số Bộ Công an đang xây dựng đưa ra hai phương án chính. Một là biển số phương tiện được cấp sẽ gắn với người sử dụng trọn đời và được xem như là tài sản của người sở hữu; khi bán phương tiện, chủ sở hữu có thể giữ lại biển số, hoặc có thể mua, bán, cho, tặng, thừa kế. Hai là, cho phép đấu giá biển số, nhưng quy định sử dụng biển số giữ nguyên như lâu nay - bán xe không được giữ lại biển số.
“Tuy nhiên, phương án nào thì cũng phải đảm bảo sử dụng hiệu quả tài sản công, đảm bảo quản lý Nhà nước về TTXH; cải cách hành chính nâng cao trách nhiệm phục vụ nhân dân”, Đại tá Đỗ Thanh Bình khẳng định.
Về lộ trình thực hiện, ông Bình cho biết, biển số xe chưa được xem là tài sản công, do vậy, sau khi dự thảo xây dựng xong và trình Chính phủ xem xét. Sau đó, Chính phủ sẽ đưa ra Quốc hội thảo luận, thông qua. Khi được Quốc hội thông qua, các bộ, ngành liên quan sẽ bổ sung, hoàn thiện các cơ sở pháp lý để việc đấu giá được thực hiện. Nếu các công việc này diễn ra theo đúng lịch trình, việc đấu giá biển số xe sẽ được thực hiện từ năm 2022.
Theo ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, đầu tiên để đấu giá được, phương tiện, vật dụng được đưa ra đấu giá phải được xem là tài sản. Biển số xe hiện nay chưa được xem là tài sản nên rất khó mang ra để đấu giá. Hơn nữa, do đấu giá để sung công quỹ Nhà nước thì biển số xe còn phải được xem là tài sản công. Trong khi đó, chưa có luật, quy định nào xem biển số xe là tài sản công.
Ông Bùi Danh Liên, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội, cho rằng, tại các thành phố phát triển, việc đấu giá biển số xe đang được xem là “giải pháp thép”, giúp quản lý giao thông và hạn chế xe cá nhân. Ông Liên cho biết, một số thành phố ở Nhật Bản và Singapore, để hạn chế xe cá nhân gia tăng, giảm ùn tắc, mỗi quý họ chỉ cấp “quota” vài chục nghìn biển số ô tô để đăng ký mới. Trong khi nhu cầu của người dân rất nhiều. Để công bằng, họ tổ chức đấu giá, ai đấu được biển số xe mới dám nghĩ đến việc mua xe. Có thể, chi phí cho biển số xe còn cao hơn cả chiếc xe mua mới. “Đây là mục tiêu mà việc đấu giá biển số xe ở Việt Nam cần hướng đến. Cần có giải pháp để ngăn chặn từng bước sự gia tăng của xe cá nhân. Đấu giá biển số xe nếu áp dụng như nước ngoài cũng là giải pháp mang lại hiệu quả cao”, ông Liên nói.
Honda Việt Nam vừa phát đi thông báo về việc triển khai chiến dịch triệu hồi xe hybrid CR-V e:HEV RS được nhập khẩu từ Thái Lan. Thời gian bắt đầu kiểm tra là ngày 25/11/2024.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Tập đoàn Toyota sẽ thử nghiệm dòng xe van chở khách chạy bằng hydro và điện (động cơ hybrid gần như không phát thải khí CO2) trên đường tại Úc vào mùa xuân 2025 sau giai đoạn chạy thử ở Nhật hiện nay.
Từ ngày 01/12/2024 trở đi, xe sản xuất và lắp ráp trong nước không được miễn 50% phí trước bạ, vì thế cuộc đua của xe lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu ngày càng gay cấn.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và tỷ phú giàu nhất thế giới Elon Musk đang hợp tác chặt chẽ với nhau cho nhiệm kỳ thứ 2 của ông Trump. Tuy nhiên, người ta không thể biết mạng X của Musk sẽ có những "chiêu" gì khi Bluesky đang nổi lên mạnh mẽ.
Trong tháng 10/2024, lượng ôtô nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 2.617 xe, tương đương 78,6 triệu USD, tăng 11% so với tháng trước.