
Ô tô Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam, chuyên gia nói thẳng sự thật
Quỳnh Anh
29/04/2024 7:36 AM (GMT+7)
Mặc dù thị trường ô tô Việt Nam đang vô cùng ảm đạm về doanh số, nhưng nhiều hãng xe Trung Quốc vẫn "nhảy" vào cuộc đua thị phần.
Thị trường ô tô Việt Nam ngày càng cạnh tranh
Trong vài năm trở lại đây, Việt Nam là một trong những thị trường ô tô có tốc độ phát triển nhanh bậc nhất ở khu vực Đông Nam Á. Nhận thấy tiềm năng đó, nhiều thương hiệu xe mới gia nhập, đặc biệt những cái tên đến từ Trung Quốc với nhiều sản phẩm mới đầy cạnh tranh.

Omoda sắp bán ở Việt Nam.
Trong số này, đáng chú ý là Tập đoàn Chery sẽ phân phối 2 thương hiệu là Omoda, JEACOO với những sản phẩm cả xe xăng và điện để bắp kịp xe thế. Chery còn hợp tác với Gelemxico để xây dựng nhà máy sản xuất ô tô tại Việt Nam.
Trong đó, mẫu xe rục rịch mở bán đầu tiên sẽ là Omoda 5 cạnh tranh trong phân khúc B-SUV cùng Honda HR-V, Toyota Corolla Cross, Peugeot 2008, Hyundai Creta hay KIA Seltos.
Hãng xe thuần điện BYD cũng đã có kế hoạch ra mắt sản phẩm tại Việt Nam ngay năm nay sau những thành công tại quê nhà Trung Quốc hay Thái Lan. BYD nổi tiếng là hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc với xuất phát điểm là nhà sản xuất pin. BYD rục rịch xâm nhập nước ta với các sản phẩm xe điện hiện đã được đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.
BYD là Destroyer 05 và Cruiser 05 sẽ là 2 mẫu xe được mở bán đầu tiên ở Việt Nam với hệ truyền động plug-in hybrid. Một xe sedan và một xe SUV sẽ giúp người dùng Việt có thêm sự lựa chọn.
Tiếp đến là hãng xe Trung Quốc Lotus với dàn sản phẩm gồm mẫu xe Eletre, Emira bởi đây là những cái tên chủ lực về doanh số của thương hiệu này.
Geely cũng giống như Chery sẽ có lần thứ 2 chinh phục thị trường Việt Nam khi lần đầu đã thất bại. Thương hiệu Trung Quốc này dự kiến sẽ giới thiệu 2 mẫu xe gồm Geely G6 được định vị ở phân khúc sedan hạng C. Trong khi đó, Geely M6 thuộc phân hạng C-CUV cạnh tranh với các đối thủ chạy xăng như Hyundai Tucson, Mazda CX-5 hay Honda CR-V và tới đây trực tiếp là VinFast VF7.

Nhiều hãng xe Trung Quốc đã bán.
Năm 2023 vừa qua, những thương hiệu Trung Quốc đổ bộ Việt Nam như Lynk & Co, Wuling, Haima đã khiến thị trường trở nên sôi động hơn.
Bên cạnh những cái tên mới, ở Việt Nam hiện nay còn có 3 "ông lớn" sản xuất ô tô gồm VinFast - hãng xe thuần điện, Toyota Việt Nam và TC Motor sản xuất và kinh doanh xe thuơng hiệu Hyundai. Việc các hãng xe Trung Quốc gia nhập Việt Nam sẽ gia tăng sự cạnh tranh ở mảng sản xuất, phân phối xe và giá bán sẽ tốt hơn.
Các thương hiệu Trung Quốc vừa lạ mà cũng quen sẽ khiến thị trường ô tô và người dùng sẽ có nhiều lựa chọn phù hợp với điều kiện tài chính cũng như nhu cầu của gia đình hơn.
Liệu có một "làn sóng" ô tô Trung Quốc?
Những năm 2000, "làn sóng" xe máy Trung Quốc ồ ạt đổ bộ thị trường Việt Nam khiến nhà nhà, người người đổ xô đi mua. Lợi thế của xe máy Trung Quốc là mức giá rẻ, thiết kế nhái lại thương hiệu lớn như Honda, Yamaha, Suzuki...
Nhanh đến nhanh đi, những mẫu xe Trung Quốc hai bánh này đã thoái trào chỉ sau vài năm bởi chất lượng kém. Động cơ yếu, các chi tiết nhựa, vỏ xe đều lão hoá nhanh khiến xe không còn chắc chắn nên đã những người mua xe máy Trung Quốc đều cho rằng đó là sai lầm lớn khi đặt cạnh xe Nhật Bản.
Đó là câu chuyện nhãn tiền mà rất nhiều đã được chứng kiến ở Việt Nam và khi nhiều thương hiệu ô tô Trung Quốc rục rịch đổ bộ, viễn cảnh "làn sóng sớm nở tối tàn" đối với ô tô lại một lần nữa hiện ra.
Trái với xe máy, ô tô hiện nay không đơn thuần là phương tiện đi lại mà còn là tài sản có giá trị cao với nhiều gia đình. Do đó, việc mua bán ô tô cần được tính toán kỹ lưỡng, tránh việc mất giá xe cũ như lo sợ của nhiều người.

Ô tô sẽ là câu chuyện khác so với xe máy. Ảnh Lynk & Co.
Chuyên gia ô tô Nguyễn Thanh Hải (Hải Kar) cho rằng, những thương hiệu ô tô Trung Quốc đang coi Việt Nam là thị trường "màu mỡ". Tuy nhiên, thời điểm thị trường đang gặp nhiều khó khăn về doanh số như hiện tại, rất khó để tạo "làn sóng" ô tô Trung Quốc như xe máy trước đây.
"Trước đây, người dân dễ dàng mua xe máy Trung Quốc bởi giá rẻ, đó là phương tiện phù hợp với đa phần người dân Việt Nam bởi tính đa năng, nhỏ gọn có thể len lỏi mọi ngóc ngách nên tạo nên làn sóng mạnh mẽ. Trong khi đó, ô tô lại là câu chuyện hoàn toàn khác và rất khó xảy ra bởi có nhiều điểm khác nhau từ giá bán đến nhu cầu sử dụng", ông Hải nói.
Cũng theo ông Hải, ô tô là tài sản có giá trị lớn nên không thể nói là mua như xe máy, người dân cần phải tính toán để phù hợp.
"Xe máy là phương tiện người dân có thể sử dụng đa mục đích và phù hợp với những con đường, ngõ phố chật hẹp ở đô thị, thành phố lớn, còn ô tô không thể. Đặc biệt, bài toán chi phí sử dụng cũng là sự đối lập. Sử dụng ô tô có thể uống cốc nước 10 ngàn đồng, nhưng ô tô mất thêm 30 ngàn đồng gửi xe nữa nên chi phí sẽ đẩy lên rất lớn. Do đó, sẽ khó có làn sóng xe ô tô Trung Quốc như đã từng xảy ra với xe máy hơn 2 thập kỷ trước", chuyên gia này nhận định.
Đối với nhiều người Việt, họ coi ô tô là tài sản lớn nên việc mua bán xe dù đắt hay rẻ cũng không thể trở thành trào lưu hay xu hướng được.
Về chất lượng, ông Hải cho rằng ô tô Trung Quốc giờ đây có sự phát triển nhanh, mạnh nên sản xuất xe đã tốt hơn và thậm chí có những những thương hiệu sản xuất ô tô hàng đầu thế giới.
Dù khó tạo ra "làn sóng" ô tô khiến người dân ồ ạt đi mua như xe máy trước đây, nhưng dẫu sao có thêm 1 hãng xe cũng khiến thị trường cạnh tranh hơn và người dân sẽ hưởng lợi từ giá bán đến chính sách hậu mãi.
Hà Nội sắp khởi công cụm công nghiệp gần 160 tỷ đồng gần Vành đai 4, ngay chân cầu Hồng Hà
Hà Nội giao 60.000m² đất tại xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Hồng Hà, huyện Đan Phượng. Đây là cụm công nghiệp có vị trí nằm ngay đường vành đai 4, chân cầu Hồng Hà sắp khởi công xây dựng.
Bật mí cách duy nhất giúp Đông Nam Á đẩy lùi 'cơn lũ' hàng giá rẻ Trung Quốc
Từ tủ gỗ đến quần áo, sự cạnh tranh khốc liệt từ hàng giá rẻ Trung Quốc đang làm đảo lộn hoạt động kinh doanh và sinh kế tại Đông Nam Á. Câu hỏi đặt ra là điều gì đang chờ đợi phía trước và làm thế nào để Đông Nam Á có thể đẩy lùi 'cơn lũ' hàng hóa giá rẻ Trung Quốc?
TikTok có nguy cơ bị phạt tới 6% doanh thu toàn cầu vì vi phạm quy định của EU
Ứng dụng truyền thông xã hội TikTok đã bị các cơ quan quản lý công nghệ EU buộc tội vì vi phạm các quy tắc về nội dung trực tuyến của EU, khiến chủ sở hữu ByteDance có nguy cơ bị phạt tới 6% doanh thu toàn cầu.
Hai trường đại học hàng đầu Châu Á về tạo ra số người siêu giàu
Theo nghiên cứu của Altrata, Đại học Quốc gia Singapore (NUS) và Đại học Thanh Hoa Trung Quốc là những trường đại học hàng đầu châu Á về đào tạo ra những cựu sinh viên siêu giàu.
Giới siêu giàu châu Á 'tháo chạy' khỏi tài sản Mỹ vì lo sợ thuế quan của ông Trump
Các gia đình giàu nhất châu Á đang cắt giảm đầu tư vào tài sản tại Mỹ vì cho rằng chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump đã khiến nền kinh tế lớn nhất thế giới trở nên khó dự đoán hơn nhiều, theo Bloomberg.