Chỉ sợ nhất mất cái cảm giác khi đi đường. Đại khái giờ này chỗ nào kẹt, giờ kia cần phải chặt hẻm, lúc nào xe buýt còn hoạt động, lúc nào cho phép vào làn xe ô tô... Không có cái cảm giác đường sá, đoạn đường di chuyển có thể bị nhân đôi như thường. Đấy là với dạng thổ địa.
Còn với những người mới đến, chuyện lạc đường ở Sài Gòn cứ như cơm bữa. Ngày xưa, có một câu chuyện cười kể rằng: "Có một thằng bé ngoài Bắc vào Sài Gòn chơi. Người nhà dặn dò ở Sài Gòn có một số ngôn từ khác với ngoài Bắc, như cái cốc gọi cái ly, cái ô gọi cái dù, lạc gọi đậu phộng. Vào chơi, thằng nhóc loay hoay thế nào mà lại đi lạc, nó gặp chú công an nó khóc: Chú ơi, cháu bị đậu phộng đường rồi!".
Không phải ngẫu nhiên lại có câu chuyện này, rõ ràng chuyện bị "đậu phộng đường" ở Sài Gòn đã ám ảnh nhiều khách phương xa. Cái chuyện phải hỏi đường hầu như ai cũng từng trải.
Có bà cô nọ, khi đón một người anh họ ở xa đến chơi, ra đến đường là nhận được ngay dù nhiều năm chưa gặp. Hỏi sao nhận ra được, bà cô len lén trả lời "cứ thấy ông nào mặt ngáo ngáo biết ngay". Nhưng cần nói đâu xa, một số người bản địa, vẫn "ngáo" đường mỗi khi đi sang quận khác.
Vậy có bí quyết gì để thoát khỏi mê cung đường sá ở TP.HCM hay chăng? Trước hết phải bàn về tổng thể. TP.HCM được hợp thành từ 3 đô thị riêng biệt ngày xưa, trong đó mỗi đô thị có các đặc thù khác nhau: Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định.
Sài Gòn, ở đây nói Sài Gòn xưa, được người Pháp quy hoạch nên đường phố theo kiểu hiện đại, giao lộ rõ ràng, ngã ba - ngã tư bố trí khoa học.
Chợ Lớn lại là khu vực buôn bán của người Hoa, phố nhỏ - ngõ nhỏ - nhà tôi ở đó, lại thêm những khu hẻm hóc làm nơi ở của dân thợ thuyền hoặc chứa hàng, kho bãi.
Gia Định, vốn từ những ngôi làng của người Việt ven đô thị Sài Gòn xưa, thành thử đường sá quanh co y như những con đường làng ngày xưa vậy. Nên ở địa phận Gia Định xưa, có những con đường hết sức quái dị: đang chạy song song với con đường này, đến phía trước lại giao với chính nó; hoặc rẽ vào đây chắc mẩm sẽ gặp con đường kia, nhưng ai ngờ nó đã quẹo đi hướng khác từ lâu lắm rồi...
Nhớ được tổng thể từng khu, đã có thể định hình được phương hướng tại mỗi khu. Tiếp theo, đến số nhà, cũng gian nan không kém. Một khi đã gặp một địa chỉ nào đó có tầm ba cái "xẹt", chắc hết muốn tìm.
Với người Hà Nội mới vào Sài Gòn càng dễ nhầm lẫn nữa. Ví dụ với một cái địa chỉ 54/3: người Hà Nội sẽ hiểu "nhà số 54, ngõ số 3", còn ở Sài Gòn đấy lại "hẻm 54, nhà số 3". Cái này mà nắm không chắc, tìm nhà tới mai chưa xong, bất chấp có google map hay hệ thống định vị GPRS cũng chào thua.
Tiếp theo, thế số nhà tăng giảm thế nào? Cứ lấy sông Sài Gòn làm mốc, người ta sẽ đánh số thứ tự tăng dần. Điều này cực kỳ cần thiết cho người đi xe hơi, bởi chỉ cần nhầm hướng, thì không phải "quay đầu là bờ" đâu, có khi là vực thẳm cũng không chừng.
Thành thử, đối với người lớn dắt trẻ nhỏ đi chơi Sài Gòn, việc cho chúng ghi nhớ chính xác địa chỉ hết sức quan trọng. Từng có chuyện một đứa cháu được ông nội đưa đi Sài Gòn chơi, ông nội bèn viết hết địa chỉ nhà người thân lên mặt trong của cái áo. Cẩn tắc vô áy náy, nhỡ "đậu phộng đường", ông cháu còn tìm thấy nhau.
Còn thực sự để có một bí quyết cụ thể để chắc chắn không lạc đường, không lạc hẻm, có hai bí quyết cầm tay như sau. Đi đường nhờ xe buýt, đi hẻm nhờ sinh viên.
Đi đường nhờ xe buýt thế nào? Lỡ mà lạc đường rồi, hỏi người khác cũng không xong, cứ bình tĩnh chờ xe buýt. Trên thân xe buýt có điền đầy đủ những điểm chính xe sẽ đến. Ví dụ tuyến số 13: Bến Thành – Cộng Hòa – An Sương – Củ Chi. Nhắm biết chắc điểm nào có thể mò đường về nhà được, cứ đi theo xe buýt. Nếu biết đường từ Bến Thành về nhà cứ đi theo, chắc chắn không lạc. Còn lỡ xe đi chiều ngược lại, lên đến Củ Chi, cứ mạnh dạn vào tham quan địa đạo rồi hãy đi về.
Đi hẻm nhờ sinh viên? Sinh viên nhờ quá trình đổi nhà trọ, ở nhà thuê, qua nhà bạn chơi... nên thuộc thành phần rành hẻm còn hơn cả người địa phương. Đã lỡ dại vào hẻm cứ theo sinh viên chắc chắn tìm thấy ánh sáng cuối con đường.
Có điều, phải nắm được thông tin qua đồng phục thể dục: ở quận tư xem sinh viên trường Luật, Tân Phú nhìn áo Công nghệ - Thực phẩm, Bình Thạnh chạy theo Hutech, Gò Vấp cứ nhìn Đại học Công nghiệp... Tuyệt đối không nhầm lẫn, nếu không, có thể thoát ra ở một nơi xa lắm.
Lỡ chờ mãi không thấy sinh viên thì sao? Cứ mạnh dạn hỏi, bởi người Sài Gòn dễ thương lắm. Món "đậu phộng đường" chắc chắn khó tránh, nhưng cứ từ từ, quen đường sẽ quên nó thôi.
Quốc hội đang xem xét việc tăng thuế VAT đối với lĩnh vực văn hóa từ 5% lên 10% nhận nhiều ý kiến trái chiều. Đáng chú ý, hơn 30 đơn vị điện ảnh đã cùng ký đơn tập thể mong muốn Quốc hội không phê chuẩn việc tăng thuế này.
Khu vực đỉnh Fansipan ở thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, nhiệt độ xuống rất thấp vào sáng sớm nay 23/11 nên đã xuất hiện lớp băng mỏng khiến du khách thích thú. Đây là các du khách thích săn mây và trải nghiệm cảm giác lạnh.
Các tác giả tham dự cuộc thi video clip “Tôi yêu Bà Rịa - Vũng Tàu” năm 2024 đã làm khó Ban Giám khảo và Ban Tổ chức (BTC) cuộc thi vì tác giả nào cũng chăm chút cho tác phẩm quá tỉ mỉ. Ngoài ra, BTC cũng nhận được số lượng vượt trội so với năm trước.
Món phở bò được hàng triệu người Việt ưa thích đã tiếp tục được kênh truyền hình CNN nổi tiếng thế giới đưa vào danh sách 20 món ăn loại súp ngon nhất thế giới.
Trên thế giới có những điểm đến nổi tiếng nguy hiểm nhưng lại có sức hấp dẫn mãnh liệt đối với du khách. Đó là nơi hàng ngàn con rắn độc, vách đá cheo leo, hay miệng núi lửa với cái nóng cháy da tạo nên sự mê hoặc khó tả với những người đam mê khám phá.
Giải Phan Thiết Marathon 2024 diễn ra trong 2 ngày 16 và 17/11 với 3.000 vận động viên tham dự, trong đó có hơn 80 vận động viên nước ngoài với 5 cự ly 5km, 10km, 21km, 30km và 42km.