Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết kế đường cao tốc .
Cụ thể, Bộ GTVT đề xuất, đưa vào quy định “cứng” đường cao tốc hoàn chỉnh phải có tối thiểu 2 làn xe cho mỗi chiều (tổng 4 làn xe chạy). Quy định này thay thế cho quy chuẩn hiện hành, khi chỉ quy định đường cao tốc được thiết kế phù hợp với nhu cầu từng thời kỳ (không quy định số làn tối thiểu khi thiết kế ban đầu).
Về tốc độ thiết kế của đường bộ cao tốc , dự thảo chỉ còn quy định 3 cấp tính theo tốc độ xe chạy, là cấp 80 km/h, 100 km/h và 120 km/h. Trong đó, cấp 80 km/h chỉ áp dụng với vùng núi, đồi cao, nơi có địa hình khó khăn, hoặc trong trường hợp phân kỳ đầu tư. Việc chọn cấp cao tốc phải phù hợp các yếu tố kinh tế - kỹ thuật - xã hội.
Riêng đường cao tốc có thể thiết kế tốc độ 60 km/h có thể được phép, để giảm kinh phí đầu tư, nhưng chỉ áp dụng với vùng đặc biệt khó khăn về địa hình.
Dự thảo quy chuẩn thiết kế đường cao tốc cũng bổ sung quy định về thiết kế các chỗ dừng xe dọc tuyến ở những nơi có phong cảnh đẹp với quy mô khác nhau; các chỗ dừng này không được tính là trạm dừng nghỉ. Trong đó, chỗ dừng chốc lát được thiết kế cho từ 1-3 xe dừng (quy mô loại 4), có thể bố trí một lều nghỉ có bản đồ chỉ dẫn du lịch...; chỗ dừng lâu được thiết kế cho nhiều xe dừng (quy mô loại 3), có thể có quán giải khát, trạm điện thoại, trạm xăng...
Về hệ thống thu phí cao tốc, bắt buộc phải thu phí tự động không dừng (thu phí ETC). Trường hợp thu phí kín, tại các điểm vào cao tốc bố trí hệ thống thu phí tự động đa làn tự do không có thanh chắn (barier), đầu ra bố trí hệ thống thu phí đơn làn có barier hoặc đa làn tự do.
Trước đó, một số tuyến đường bộ cao tốc thiết kế 2 làn xe khi đưa vào khai thác phát sinh bất cập, như Yên Bái - Lào Cai, Cam Lộ - Hoà Liên (qua Huế - Đà Nẵng); hay Tuyên Quang - Phú Thọ ban đầu thiết kế 2 làn xe chạy sau điều chỉnh lên 4 làn xe. Sau đó, Chính phủ đã giao Bộ GTVT sửa đổi quy định hiện hành để không thiết kế và đầu tư cao tốc 2 làn xe , tránh việc sau vài năm khai thác đã phải đầu tư mở rộng gây lãng phí, tốn kém.
Theo Tiền Phong
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc
Cơ quan chức năng ở TP.HCM bắt đầu tháo dỡ các công trình sai phạm trên khu "đất vàng" tại quận 10. Mục đích thu hồi là để xây một trường học mới.
Ngày 19/11/2024, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành quyết định điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung tỷ lệ 1/10000, đánh dấu bước quyết định trong việc tháo gỡ pháp lý cho dự án Aqua City của Tập đoàn Novaland, vốn đã bị vướng mắc hơn 2 năm qua.
TP.HCM đã có thông báo đến nhà đầu tư và doanh nghiệp về việc chấm dứt hợp đồng BOT dự án đầu tư xây dựng đoạn tuyến nối từ đường Võ Văn Kiệt đến cao tốc TP.HCM - Trung Lương.
Tại TP.HCM, dọc tuyến Metro số 2 sẽ có ba khu "đất vàng" được quy hoạch theo mô hình phát triển đô thị gắn với giao thông công cộng (TOD).