Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP.HCM vừa có văn bản gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư TP về bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách đặc thù trong dự thảo nghị quyết thay thế nghị quyết 54/2017 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM.
Lãnh đạo Sở này đề xuất 6 dự án thuộc các công trình cải tạo, nâng cấp, mở rộng đường bộ (gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ) hiện hữu được áp dụng loại hợp đồng BOT.
Theo đó, Sở GTVT TP.HCM đánh giá hệ thống đường bộ của địa phương, trong đó các tuyến đường trục chính đô thị, cửa ngõ, kết nối với các tỉnh lân cận... đã được đầu tư và đang khai thác, tuy nhiên quy mô hiện hữu chưa đáp ứng nhu cầu lưu thông và chưa được mở rộng theo lộ giới quy hoạch.
Trong bối cảnh khả năng cân đối ngân sách thành phố không thể đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng nói chung và kết cấu hạ tầng giao thông nói riêng, Sở GTVT đề xuất được áp dụng hình thức hợp đồng BOT đối với hệ thống đường bộ hiện hữu.
Trong đó, tập trung đối với các tuyến đường trục chính đô thị, kết nối vùng, quốc lộ đi qua địa phận TP.HCM như: Quốc lộ 1, Quốc lộ 13, Quốc lộ 22, đường trục Bắc - Nam, hoàn chỉnh mặt cắt ngang Vành đai 2... với quy mô đầu tư mở rộng theo lộ giới quy hoạch.
Nếu được thông qua cơ chế, TP.HCM sẽ cần thu hút khoảng 100.000 tỷ đồng xã hội hóa để thực hiện 6 dự án trên theo hình thức hợp đồng BOT. Các dự án trên nhằm mục đích hoàn thiện hạ tầng giao thông, phát triển kinh tế - khu vực, tăng khả năng giao thương giữa TP.HCM và các tỉnh lân cận.
Cụ thể, Sở GTVT đề xuất các dự án có thể xem xét như: Mở rộng Quốc lộ 1 (chia 3 đoạn tương ứng với 3 dự án) tổng mức đầu tư sơ bộ 12.876 tỷ đồng; Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 22 (đoạn từ nút giao An Sương đến đường Vành đai 3) khoảng 1.200 tỷ đồng; mở rộng Quốc lộ 13 hơn 12.190 tỷ đồng; dự án xây dựng hoàn chỉnh và kéo dài trục Đông - Tây về phía nam nối ra đường Vành đai 3 chiều dài 9,7 km, sơ bộ tổng mức đầu tư 13.837 tỷ đồng; trục đường Bắc - Nam cần 54.204 tỷ đồng cho dự án mở rộng; cuối cùng là xây dựng đường động lực (đường song song Quốc lộ 50) tổng vốn 3.816 tỷ đồng.
Sở GTVT cho rằng việc xem xét làm 6 dự án BOT nói trên không làm thay đổi thủ tục hành chính theo quy định do chỉ mở rộng đối tượng áp dụng hình thức hợp đồng BOT theo quy định của Luật PPP.
Phạm vi áp dụng nội dung cơ chế, chính sách chỉ xác định trên địa bàn TP.HCM. Trường hợp cơ chế thí điểm được áp dụng hiệu quả trên địa bàn TP.HCM sẽ là mô hình được nhân rộng và sẽ là cơ sở cập nhật, điều chỉnh đối tượng áp dụng của Luật Đầu tư theo phương thức PPP.
Theo Sở GTVT, khi có cơ chế áp dụng hình thức hợp đồng BOT đối với hệ thống đường bộ hiện hữu sẽ tạo điều kiện cho thành phố sớm đầu tư, mở rộng tuyến đường trục chính đô thị, kết nối vùng, quốc lộ theo lộ giới quy hoạch để giảm ùn tắc, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Trong số các dự án giải ngân dưới 30% vừa được Bộ Tài chính công bố, nhiều dự án vẫn chưa giải ngân được đồng nào.
Việc đánh thuế bất động sản thứ hai được cho là chưa phù hợp trong bối cảnh hiện tại, khi giá nhà leo thang từng ngày. Theo đó, nhiều giải pháp được doanh nghiệp và chuyên gia “hiến kế” nhằm giảm giá nhà trong ngắn hạn và dài hạn.
Báo cáo thị trường bất động sản quý 3/2024 của Savills Việt Nam đã cung cấp một số diễn biến đang chú ý của phân khúc nhà phố/biệt thự tại TP.HCM sau nhiều quý ghi nhận tình hình hoạt động trầm lắng.
Lãnh đạo Cục thuế TP.HCM cho biết đơn vị đã hoàn thành việc giải quyết nghĩa vụ tài chính cho 15.800 hồ sơ thuế từ ngày 1/8.
Thị trường bất động sản (BĐS) công nghiệp miền Nam được dự báo sẽ tăng trưởng trong năm 2025 với tốc độ cao hơn năm 2024, là năm chứng kiến nhiều bất ổn kinh tế toàn cầu và thay đổi về chính sách ở nhiều quốc gia.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 82/CĐ-TTg ngày 21/8/2024 yêu cầu các bộ ngành, các địa phương khẩn trương thực hiện các pháp kiểm soát thị trường bất động sản để ngăn chặn tình trạng thổi giá, bỏ cọc đấu giá đất.