Chủ nhật, 24/11/2024

Đề xuất gần 9.300 tỷ đồng nâng cấp 3 quốc lộ ở Đồng bằng Sông Cửu Long

24/03/2024 2:57 PM (GMT+7)

Ba tuyến đường quốc lộ ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long nếu được phê duyệt chủ trương đầu tư sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an toàn giao thông.

Đề xuất gần 9.300 tỷ đồng nâng cấp 3 quốc lộ ở Đồng bằng Sông Cửu Long- Ảnh 1.

Một tuyến đường quốc lộ tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long

Bộ Giao thông Vận tải vừa có Tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang về phê duyệt chủ trương nâng cấp, cải tạo 3 tuyến đường Quốc lộ 53, Quốc lộ 62, Quốc lộ 91B tại Đồng bằng Sông Cửu Long, sử dụng vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB).

Các tuyến quốc lộ được Bộ Giao thông Vận tải đề xuất nằm trên địa bàn các tỉnh Long An, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng và Bạc Liêu. Thời gian nâng cấp là 4 năm sau khi Hiệp định tài trợ có hiệu lực (dự kiến từ năm 2024-2027).

Đối với Quốc lộ 62, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất nâng cấp đoạn từ Km4+200 (nút giao với đường Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương) đến Km74 với chiều dài đầu tư khoảng 69km, trên địa bàn tỉnh Long An. Tuyến đường được nâng cấp, cải tạo đạt tiêu chuẩn đường cấp 3 đồng bằng, vận tốc thiết kế 80km/h, nền đường rộng 12m, mặt đường rộng 11m bao gồm 2 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ.

Tại Quốc lộ 91B, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất nâng cấp đoạn Km2+604 (ngã 5 cầu Cần Thơ)-Km 143+480 với chiều dài đầu tư khoảng 141km, trên địa bàn thành phố Cần Thơ và các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu. Tuyến được nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp 3 đồng bằng, vận tốc thiết kế 80km/h. Những đoạn có nền đường rộng 12m, mặt đường rộng 11m thì giữ nguyên quy mô và tăng cường mặt đường.

Với Quốc lộ 53, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất nâng cấp cầu Ngã Tư (Km7+820-Km 8+730); đoạn Long Hồ-Ba Si (Km11+295-Km 56+180) với tổng chiều dài đầu tư khoảng 41km, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh. Tuyến quốc lộ này được đầu tư với quy mô cấp 3 đồng bằng, vận tốc thiết kế 80km/h, nền đường rộng 12m, mặt đường rộng 11m, có 2 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ.

Bộ Giao thông Vận tải cũng tính toán tổng mức đầu tư dự án gần 9.300 tỷ đồng, tương đương khoảng 340 triệu USD. Trong đó, vốn vay của WB gần 6.300 tỷ đồng (hơn 263 triệu USD).

Về phương pháp triển khai các dự án, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất phân chia thành 3 dự án thành phần: Dự án thành phần 1-nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 53; Dự án thành phần 2-nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 62; Dự án thành phần 3-nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 91B.

“Ba dự án sau khi hoàn thành sẽ hoàn chỉnh mạng lưới giao thông đường bộ kết nối khu vực các tỉnh, thành phố Long An, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng và Bạc Liêu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long; nâng cao năng lực thông hành, đáp ứng nhu cầu vận tải, đảm bảo an toàn giao thông, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu," lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải nhấn mạnh.

Theo VIETNAM+

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM dự chi 7.500 tỷ giải phóng mặt bằng đường Vành đai 2

TP.HCM dự chi 7.500 tỷ giải phóng mặt bằng đường Vành đai 2

TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.

Thị trường bất động sản vẫn đầy chung cư cao cấp, người mua nhà khó tìm ra giá thấp hơn

Thị trường bất động sản vẫn đầy chung cư cao cấp, người mua nhà khó tìm ra giá thấp hơn

Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.

Những dự án bất động sản sẽ được ưu tiên đầu tư ở TP.HCM

Những dự án bất động sản sẽ được ưu tiên đầu tư ở TP.HCM

Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".

Doanh nghiệp kiến nghị nhiều cơ chế để phát triển nhà ở xã hội

Doanh nghiệp kiến nghị nhiều cơ chế để phát triển nhà ở xã hội

Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.

Kỳ vọng bứt tốc trong phát triển nhà ở xã hội

Kỳ vọng bứt tốc trong phát triển nhà ở xã hội

Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc