Giám đốc Grab Việt Nam - bà Nguyễn Thái Hải Vân, vừa có văn bản đề xuất UBND TP.HCM về việc sử dụng hạ tầng của ứng dụng này để hỗ trợ lực lượng chức năng đi chợ hộ cho người dân tại các vùng cam và vùng đỏ trên địa bàn TP.
Hãng đề xuất trước mắt triển khai tại các quận, huyện theo Công văn 2796 của UBND TP.HCM, bao gồm các quận 8, 12, Gò Vấp, Bình Tân, Bình Thạnh, Bình Chánh, Hóc Môn và TP.Thủ Đức cho đến hết thời gian áp dụng vùng cam, vùng đỏ.
Cụ thể, đối với người dân, người dân tự tải ứng dụng của hãng xuống điện thoại thông minh, vào danh mục GrabMart (đi chợ hộ) trên ứng dụng, nhập địa chỉ cư trú, lựa chọn các mặt hàng và số lượng cần mua. Người dùng sẽ chỉ đặt hàng được tại các đơn vị cung ứng hàng hóa trong khu vực sinh sống của mình.
Đơn vị cung ứng hàng hóa sẽ một gian hàng trực tuyến trên ứng dụng. Gian hàng hiển thị đầy đủ các mặt hàng có sẵn cập nhật theo từng thời điểm. Hàng hoá sẽ được sắp xếp theo dạng đơn lẻ hoặc theo gói combo, như combo thực phẩm bao gồm rau củ, thịt, cá, gạo, mì, nguyên liệu cần thiết để nấu ăn hàng ngày; combo thiết yếu bao gồm xà phòng, chất tẩy rửa, đồ vệ sinh cá nhân.
Người dân đặt hàng, đơn vị cung ứng sẽ chuẩn bị hàng hóa theo chủng loại và số lượng được đặt và giao khi người đi chợ hộ tới nhận.
Đối với lực lượng đi chợ hộ, mỗi tổ công tác đặc biệt của phường, xã tạo lập một tài khoản người đi chợ hộ, bao gồm tên (ví dụ Tổ công tác đặc biệt P. Bình Chiểu, TP.Thủ Đức), số điện thoại đầu mối liên hệ, email, tài khoản ngân hàng.
Khi người dân đặt hàng trên ứng dụng, người đi chợ hộ sẽ nhận được thông báo qua ứng dụng Grab và đến đơn vị cung ứng hàng hóa để nhận, giao cho người đặt theo đúng địa chỉ hiển thị trên ứng dụng. Mỗi cán bộ đi chợ thay có thể nhận và giao nhiều đơn hàng trong cùng một chuyến.
Nếu người dân lựa chọn thanh toán bằng tiền mặt, người đi chợ hộ có thể tạm ứng tiền và sẽ thu lại của người dân theo biên lai hiện trên ứng dụng khi giao hàng.
Hãng cho biết sẽ miễn toàn bộ chi phí sử dụng ứng dụng đối với các đơn vị cung ứng hàng hoá và người dùng, đồng thời phối hợp với cơ quan quản lý để hỗ trợ, hướng dẫn lực lượng đi chợ hộ và đơn vị cung ứng quản lý đơn và giao nhận hàng hóa.
Theo Grab, đề xuất này sẽ giúp cơ quan chức năng tiết kiệm thời gian, công sức cho lực lượng đi chợ hộ mà vẫn đảm bảo cung ứng được nhu cầu về lương thực, thực phẩm và hàng hoá thiết yếu cho 33% nhu cầu của người dùng toàn thành phố. Đồng thời, cơ quan chức năng sẽ có dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý như số lượng hàng hoá, tần suất giao dịch, truy vết…
Ngoài ra, nhờ phương thức này, ít nhất 1,9 triệu người dân tại các vùng được đề xuất được phục vụ một cách an toàn nhờ giảm thiểu tiếp xúc vật lý, giao dịch được thuận tiện, nhanh chóng và hiệu quả trong thời gian TP.HCM siết chặt các biện pháp để kiểm soát tình hình dịch bệnh.
Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa là Tết Nguyên đán. Thời điểm này, các nhà sản xuất đã bắt đầu đưa hàng Tết ra thị trường. Nhiều đơn vị bán lẻ rầm rộ tổ chức kết nối với các doanh nghiệp, khách hàng lớn để bán hàng Tết.
Trong Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.
Thời gian qua, lượng khách đặt mua vé máy bay Tết đang có xu hướng tăng cao. Vì thế, các hãng đã có kể hoạch điều chỉnh, bổ sung tăng tải để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.
Những ngày qua, các cơ sở làm đẹp phun môi, phun chân mày, chăm sóc da, trị nám… tại TP.HCM đang khá nhộn nhịp nhờ các khách hàng nữ tranh thủ đi làm đẹp sớm đón Tết.