Hà Nội 31oC
Thứ bảy, 03/06/2023

Đến năm 2030, Khánh Hòa là thành phố trực thuộc Trung ương

31/03/2023 7:00 PM (GMT+7)

Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đặt mục tiêu tổng quát đến năm 2030, Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; trung tâm dịch vụ, du lịch biển quốc tế.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 29/3/2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu tổng quát đến năm 2030, Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; trung tâm dịch vụ, du lịch biển quốc tế; một cực tăng trưởng, trung tâm của khu vực duyên hải Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước về kinh tế biển, công nghiệp công nghệ cao, khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực và dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao. 

Đến năm 2030, Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương - Ảnh 1.

Đến năm 2030, Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; trung tâm dịch vụ, du lịch biển quốc tế. Ảnh minh họa

Cùng với đó, GRDP bình quân đầu người phấn đấu vào nhóm 15 tỉnh, thành phố cao nhất cả nước. Kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ, hiện đại. Hệ thống đô thị phát triển theo hướng hiện đại, thông minh, bền vững, giàu bản sắc với một số đô thị đạt đẳng cấp quốc tế. Nhân dân được hưởng thụ mức sống cao, hiền hòa và hạnh phúc.

Hệ sinh thái và cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ; có năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu. Quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển, đảo được bảo đảm vững chắc.

Mục tiêu cụ thể tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân thời kỳ 2021 - 2030 của Khánh Hòa đạt 8,3%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt 189 triệu đồng; tăng trưởng năng suất lao động bình quân thời kỳ 2021 - 2030 đạt 7,0%/năm; tỷ lệ đô thị hóa đạt 70%;

Tổng lượt khách du lịch đạt 13,8 triệu lượt khách, trong đó có 7 triệu lượt khách quốc tế và 6,8 triệu lượt khách du lịch nội địa; kinh tế số chiếm khoảng 30% GRDP; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 90%; tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt 40%. Cơ cấu lao động: Nông, lâm nghiệp và thủy sản khoảng 18 - 19%; công nghiệp - xây dựng 30 - 31% và dịch vụ: 50 - 51%.

Khánh Hòa sẽ phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao bao gồm du lịch, tài chính, thương mại, logistics, giáo dục và phát triển đô thị. Khánh Hòa trở thành trung tâm dịch vụ đa dạng, chuyên nghiệp với du lịch biển bền vững, các sản phẩm du lịch cao cấp, dịch vụ vận tải - logistics và phát triển đô thị thông minh.

Phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; năng lượng; công nghệ thông tin và viễn thông; công nghiệp hỗ trợ. Thu hút các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường và tăng cường chuyển đối số, tham gia hiệu quả vào các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế số.

Giai đoạn 2021 - 2030 tập trung vào một số ngành công nghiệp theo thứ tự ưu tiên như sau: Công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và thực phẩm chất lượng cao; Công nghiệp cơ khí chế tạo công nghệ cao (chủ đạo là đóng tàu); Công nghiệp năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, chế biến dầu khí; Công nghiệp điện tử, viễn thông, bán dẫn; Công nghiệp hỗ trợ cho các ngành cơ khí chế tạo, điện tử, viễn thông, bán dẫn, dệt may - da giày; Công nghiệp công nghệ sinh học, sản xuất vaccine, dược liệu biển; Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng mới.

Phát triển nông nghiệp theo hướng tập trung quy mô lớn, tăng cường ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số gắn với chế biến, tiêu thụ theo chuỗi giá trị, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và chủ động hội nhập quốc tế.

Phát triển ngành thủy sản bền vững, giá trị cao, đồng bộ với các ngành, lĩnh vực phụ trợ như cung cấp giống thủy sản, khoa học công nghệ, đào tạo nhân lực. Phát huy vai trò trung tâm nghề cá lớn để ngư trường Nam Trung Bộ và Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa phát triển trở thành địa bàn mũi nhọn trong đánh bắt xa bờ và hậu cần nghề cá của vùng. Bên cạnh đó, phát triển nuôi trồng thủy sản giá trị cao, đặc biệt là nuôi biển công nghệ cao, gắn với chế biến và xây dựng, quảng bá thương hiệu.

Theo Nhà báo & Công luận

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Người dân đổ xô vào trung tâm thương mại tránh nắng nóng hầm hập kèm mất điện

Người dân đổ xô vào trung tâm thương mại tránh nắng nóng hầm hập kèm mất điện

Nhiều khu vực Hà Nội đang trong tình trạng cắt điện, chính vì vậy, người dân đã chọn vào trung tâm thương mại để tránh cái nóng hầm hập của mùa hè.

Doanh nghiệp ồ ạt trả mặt bằng, nhà đầu tư văn phòng cho thuê lo ngại

Doanh nghiệp ồ ạt trả mặt bằng, nhà đầu tư văn phòng cho thuê lo ngại

Hiện nay, nguồn cung cho thuê văn phòng đang dư thừa do một số nhà thuê bán lẻ, công ty, doanh nghiệp thu nhỏ quy mô hoạt động để giảm thiểu rủi ro, chi phí tại thời điểm kinh tế đang có nhiều biến động.

Cà phê kết hợp workshop sáng tạo ở Hà Nội

Cà phê kết hợp workshop sáng tạo ở Hà Nội

Không dừng lại ở đồ uống ngon hay không gian để tụ tập bạn bè, những quán cà phê này còn là nơi để trải nghiệm, học hỏi những điều mới và thoải mái sáng tạo.

Chủ dự án làm xấu mặt chợ Bến Thành lỗ nặng

Chủ dự án làm xấu mặt chợ Bến Thành lỗ nặng

Saigon Glory - chủ đầu tư siêu dự án làm xấu mặt chợ Bến Thành lỗ 152 tỷ đồng. Sau cả chục năm thi công, công trình vẫn đang bất động và làm xấu bộ mặt trung tâm TP.HCM.

Sông Hàn rực rỡ trong đêm khai mạc Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng

Sông Hàn rực rỡ trong đêm khai mạc Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng

Tối 2/6, Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng – DIFF 2023 đã chính thức khai mạc với phần trình diễn của đội tuyển Việt Nam và đội Phần Lan. Sau 3 năm chờ đợi, hơn 5.000 khán giả yêu thích các màn trình diễn pháo hoa đã lại được thấy hai bờ sông Hàn rực rỡ trong “bữa tiệc” âm thanh và ánh sáng quen thuộc.

TP.HCM điều chỉnh giao thông hàng loạt tuyến đường quận 4

TP.HCM điều chỉnh giao thông hàng loạt tuyến đường quận 4

Trước hàng loạt kiến nghị điều chỉnh, tổ chức giao thông của UBND quận 4, Hiệp hội Logistics TP.HCM, Công ty CP Cảng Sài Gòn... thì Sở Giao thông Vận tải TP đã tổ chức lại giao thông ở quận 4.