Tổng công ty Cơ khí giao thông vận tải TNHH một thành viên (đơn vị quản lý bến xe Miền Đông cũ) cho biết lượng khách trong cao điểm Tết năm nay dự kiến sẽ tăng cao so với cùng kỳ nhờ dịch bệnh đã được khống chế.
Tuy nhiên, lượng khách trong cao điểm Tết năm nay sẽ bị chịu ảnh hưởng do phần lớn tuyến xe khách cố định đã dời sang bến mới ở TP.Thủ Đức. Bến cũ chỉ còn phục vụ các tuyến đi Tây Nguyên và quốc lộ 13, 14.
Tuy nhiên, lượng khách của các tuyến còn lại dự báo sẽ tăng cao. Cụ thể, dịp Tết dương lịch năm 2023, dự báo hành khách sẽ tăng từ 20-30%. Còn dịp Tết Nguyên đán năm 2023, lượng xe xuất bến tăng 70% và lượng khách tăng 100% so với cùng kỳ năm ngoái (cao điểm là ngày 19/1 dương lịch, tức ngày 28 tháng chạp).
Bến xe Miền Đông dự kiến bán vé trước cho hành khách từ ngày 1/12 và khuyến khích các đơn vị vận tải không tăng giá vé. Nếu trường hợp các đơn vị muốn tăng giá vé thì phải thực hiện kê khai đúng quy định hiện hành.
Ước tính dịp Tết Nguyên đán này, bến xe Miền Đông cũ sẽ đón hơn 130.000 hành khách trong 20 ngày, cao điểm sẽ đón hơn 14.000 hành khách/ngày. Như vậy, so với trước khi di dời, dự báo dịp Tết Nguyên đán năm nay lượng hành khách sử dụng dịch vụ vận chuyển hành khách bằng xe ô tô tuyến cố định tại bến xe Miền Đông cũ đạt 30%, sản lượng tăng khoảng 20%. Nếu so với cùng kỳ, năm nay lượt xe xuất bến ước tăng 70%.
Về kế hoạch phục vụ trong cao điểm Tết, lãnh đạo bến xe Miền Đông cũ sẽ phối hợp với các đơn vị vận tải tiến hành điều động phương tiện tăng cường lệnh tuyến, đơn vị phương tiện hoạt động hợp đồng, xe buýt để phục vụ hành khách trong dịp tết.
Được biết, từ tháng 10/2022, một số tuyến vận tải đã di dời về bến xe Miền Đông mới. Cụ thể, "siêu" bến xe Miền Đông mới (tại 39448 xa lộ Hà Nội, P.Long Bình, TP.Thủ Đức, TP.HCM) sẽ có 100 tuyến xe khách liên tỉnh chính thức hoạt động phục vụ hành khách.
Từ ngày 11/10, các tuyến từ bến xe Miền Đông hiện hữu (bến xe Miền Đông cũ) đi đến 15 tỉnh, thành phố (Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bến Tre, Cần Thơ, Cà Mau) sẽ chính thức chuyển sang hoạt động và thực hiện giờ xuất bến tại bến xe Miền Đông mới (tại 39448 xa lộ Hà Nội, P.Long Bình, TP.Thủ Đức, TP.HCM).
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc