Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP.HCM cho biết vừa tiếp nhận Đề án thí điểm cung ứng dịch vụ vận chuyển hành khách kết nối từ sân bay Tân Sơn Nhất đến các trung tâm đô thị, trung tâm du lịch tại TP.HCM.
Đơn vị khai thác là Công ty liên doanh vận chuyển quốc tế Hải Vân, một trong những doanh nghiệp đã tham gia dịch vụ chở khách trên tuyến Tân Sơn Nhất - Bà Rịa - Vũng Tàu thời gian qua.
Theo đó, có 14 tuyến vận chuyển hành khách kết nối từ sân bay Tân Sơn Nhất đến hầu hết các quận, huyện qua các trung tâm đô thị, du lịch trên địa bàn thành phố. Thời gian thực hiện thí điểm, từ đầu tháng 2/2023 cho đến khi kết thúc thí điểm theo quy định của Bộ GTVT hoặc khi Sở GTVT TP.HCM thông báo chấm dứt, khi đơn vị thí điểm vi phạm các cam kết.
Trong thời gian thí điểm sẽ có 11 ô tô 19 chỗ, được sản xuất từ năm 2018 được sử dụng. Trường hợp thay thế, bổ sung phương tiện phải được các bên liên quan thống nhất.
Quá trình thí điểm, đơn vị thực hiện được tận dụng các điểm dừng, đỗ đón, trả khách có sẵn trên đường. Đối với vị trí tại sân bay Tân Sơn Nhất, bến xe, nhà ga, cơ sở du lịch…các vị trí ngoài phạm vi đường giao thông, đơn vị thoả thuận với đối tác về vị trí đón, trả khách và bố trí biển báo thông tin cho hành khách.
Trong 14 tuyến vận chuyển hành khách, có tuyến 4 tuyến kết nối từ sân bay Tân Sơn Nhất đến bến xe Miền Đồng mới theo các lộ trình khách, cùng đó là 2 tuyến từ sân bay đến bến xe Miền Tây. Với 6 tuyến này giúp kết nối từ sân bay Tân Sơn Nhất đến hai bến xe lớn nhất địa bàn thành phố thuận lợi hơn.
Các tuyến còn lại lần lượt kết nối Tân Sơn Nhất đến các khu vực: Thảo Điền, An Phú, đảo Kim Cương (TP.Thủ Đức); trạm trung chuyển Hàm Nghi (quận 1); khu dân cư Dương Hồng - Mizuki (huyện Bình Chánh); chợ Hóc Môn (huyện Hóc Môn); khu đô thị Vinhomes Central Park (quận Bình Thạnh); khu tái định cư Phú Định (quận 8); cầu Phú Long (quận 12).
Trước đó, để giúp sân bay Tân Sơn Nhất giảm ùn tắc và khách thêm lựa chọn đi lại, Trung tâm quản lý giao thông công cộng đề xuất mở hai tuyến buýt chạy qua sân bay đón trả khách. Hiện, Tân Sơn Nhất có ba tuyến buýt, trong đó hai chặng hoạt động ở nội đô gồm: 109 nối đến bến xe buýt Sài Gòn, quận 1 và 152 chạy đến huyện Bình Chánh. Tuyến còn lại mã 72-1 đến Vũng Tàu.
Ngoài ra, công ty Cổ phần Xe khách Phương Trang cũng kiến nghị thí điểm khai thác 17 tuyến xe buýt trung chuyển khách từ sân bay Tân Sơn Nhất đi về các trung tâm của TP.HCM, bên cạnh tuyến 109 đơn vị đang vận hành.
Cụ thể gồm các tuyến từ: Sân bay Tân Sơn Nhất - Bến xe Miền Tây; Sân bay Tân Sơn Nhất - Bến xe Miền Đông; Sân bay Tân Sơn Nhất - Bến xe Miền Đông mới; Sân bay Tân Sơn Nhất - Khu đô thị Phú Mỹ Hưng (quận 7); Sân bay Tân Sơn Nhất - Làng đại học (TP Thủ Đức)...
Bên cạnh đó còn các các tuyến từ Sân bay Tân Sơn Nhất đến khu vực Sala, Thảo Điền (TP Thủ Đức), quận 8, quận 5, quận 12, quận 3, quận 6, quận 1, quận 4, huyện Bình Chánh....
Các phương tiện đưa vào khai thác từ 16 - 45 chỗ, đơn vị cũng sẽ áp dụng xe điện cho một số tuyến khai thác trong năm 2023. Giá cước Phương Trang dự kiến khoảng 40.000 đồng/hành khách (dưới 10 km), trên 15 - 25 km có giá cước 70.000 đồng/hành khách.
Theo dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước sẽ không được rót vốn vào bất động sản, ngân hàng, bảo hiểm, các quỹ đầu tư mạo hiểm, công ty quản lý chứng khoán... trừ đơn vị có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, kinh doanh trong các lĩnh vực này.
Mai Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil, đã dùng tiền để mua chuộc cán bộ. Sau khi nhận 250.000 USD từ Hạnh, 2 cựu Vụ phó và Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương đã đồng ý tạo điều kiện giúp Xuyên Việt Oil đáp ứng các điều kiện để được cấp lại giấy phép.
Trong Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.
Thời gian qua, lượng khách đặt mua vé máy bay Tết đang có xu hướng tăng cao. Vì thế, các hãng đã có kể hoạch điều chỉnh, bổ sung tăng tải để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Chỉ còn một thời gian ngắn nữa là Việt Nam sẽ có điện từ khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), đánh dấu cột mốc quan trọng trong ngành năng lượng và năng lượng sạch, giảm phát thải carbon và chuyển đổi kinh tế xanh.
Cột mốc 100.000 USD/1 Bitcoin đã đến rất gần vì giá loại tiền điện tử này tăng vô cùng chóng mặt thời gian gần đây trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump muốn Mỹ trở thành trung tâm tiền số của thế giới.