Doanh nghiệp Bình Dương nỗ lực giữ chân người lao động
Trần Khánh
16/12/2022 7:30 AM (GMT+7)
Tỉnh Bình Dương đang gấp rút triển khai các giải pháp để giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn; đồng thời tăng cường các hoạt động hỗ trợ, chăm lo đời sống, bảo vệ quyền của người lao động trên địa bàn tỉnh.
Bà Phan Lê Diễm Trang – Phó Chủ tịch Hiệp hội dệt may Bình Dương cho biết, do sụt giảm đơn hàng, nhiều doanh nghiệp (DN) dệt may trên đang chật vật xoay xở để giữ chân người lao động (NLĐ).
Một số đơn vị đang sản xuất may mặc, nay phải nhận làm cả mặt hàng túi xách phân phối cho siêu thị nhằm duy trì có việc làm cho NLĐ. Năng suất lao động với mặt hàng túi xách rất thấp nhưng đó là một trong những giải pháp DN chờ cơ hội phục hồi.
"Ngành dệt may cũng đang nỗ lực kết nối thị trường để tìm kiếm yếu tố kỳ vọng thúc đẩy khả năng xuất khẩu trong thời gian tới", bà Trang cho biết.
Nửa đầu năm 2022, ngành gỗ Bình Dương đạt tăng trưởng khoảng 30-50% so với cùng kỳ. Ông Nguyễn Liêm – Chủ tịch Hiệp hội chế biến gỗ Bình Dương cho biết, từ tháng 6/2022 đến nay, doanh số xuất khẩu của DN giảm, đơn hàng ngành gỗ còn khoảng 40%.
Để duy trì hoạt động và giữ việc làm cho công nhân, DN gỗ đang nỗ lực tìm kiếm đơn hàng từ các thị trường ngách như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đông Nam Á; đồng thời tìm cơ hội ngắn hạn ở thị trường trong nước. Một số đơn vị khác phải chọn cách giảm giờ làm, giãn việc nhưng vẫn giữ ổn định lực lượng lao động.
Công nhân làm việc tại một nhà máy chế biến gỗ ở TP.Thuận An, Bình Dương. Trần Khánh
Anh Trần Văn Phương, công nhân làm việc ở một công ty gỗ trên địa bàn TP.Thuận An kể, mình may mắn vẫn còn duy trì được công việc. Trước đó, nhiều người bạn của anh ở các tỉnh miền Tây Nam bộ lên Bình Dương làm việc đã phải nghỉ tết sớm.
Cuối năm là thời điểm công nhân tranh thủ tăng ca để để kiếm thêm thu nhập. Tình thế hiện nay, nhiều công nhân không thể tăng ca lại còn bị giảm giờ làm. Đây là mối lo chung của nhiều người Tết Nguyên đán đang cần kệ.
Theo anh Phương, NLĐ biết và hiểu những khó khăn của DN. Nhiều DN đã lên kế hoạch cho công nhân nghỉ Tết sớm và dài ngày hơn so với mọi năm. Điều này là dễ hiểu với điều kiện thực tế. Điều đáng mừng là nhiều nơi vẫn đang cố gắng duy trì các chế độ, chính sách cho NLĐ.
"Tôi chỉ mon công việc còn tiếp tục được duy trì cho đến cuối năm. Nếu có thêm phần thưởng cuối năm thì càng tốt, để có thêm một phần chăm lo cho gia đình", anh Phương nói.
TP.Thuận An là một trong những địa phương có số lao động bị ảnh hưởng đến việc làm lớn nhất trong tỉnh. Theo UBND TP. Thuận An, trên địa bàn có khoảng 28.000 NLĐ bị ngưng việc, giảm giờ làm.
Thành phố đã giao Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội nhắc nhở DN thực hiện đúng các chính sách cho NLĐ, động viên DN trong khả năng có thể thực hiện các hoạt động hỗ trợ Tết cho NLĐ.
Chia sẻ gánh nặng
Ông Phạm Văn Tuyên – Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, hiện toàn tỉnh có khoảng 37.000 NLĐ tạm hoãn hợp đồng, và trên 250.000 lao động giảm giờ làm.
Cũng theo ông Tuyên, nói lao động bị cắt việc làm, mất việc là chưa chuẩn xác. Hiện các doanh nghiệp chỉ giảm giờ làm hoặc tạm hoãn công việc, chứ không phải mất việc làm hoàn toàn.
Một số doanh nghiệp tuy bị giảm đơn hàng nhưng vẫn nỗ lực giữ chân lao động thông qua việc hỗ trợ lương, phụ cấp cho công nhân trong khi chờ việc.
Các ngành, các cấp ở Bình Dương đang rất nỗ lực giải bài toán lao động, hỗ trợ lao động khó khăn, và bản thân các doanh nghiệp cũng tự vận động để xoay sở.
Công ty TNHH Ecco Việt Nam chuyên sản xuất giày dép ở huyện Bàu Bàng, Bình Dương. Ảnh: T.L
Công ty TNHH Ecco Việt Nam (huyện Bàu Bàng) đang có hơn 1.600 lao động. Dù đang gặp nhiều khó khăn về nguyên liệu và đơn hàng nhưng Ecco vẫn không sa thải lao động.
Ông Alexander Christopher Falter – Tổng Giám đốc Công ty Ecco cho biết, tuy có một chút vấn đề vào cuối năm nhưng doanh nghiệp đã và đang sử dụng thời gian này để tập trung vào việc đào tạo, nâng cao kỹ thuật cho người lao động.
Công ty cũng tập trung giải quyết những gì đơn vị chưa làm được trong vài năm qua. "Vì vậy, chúng tôi coi thử thách này là một điều tích cực hơn là tiêu cực", ông Falter nói.
Công ty CP giày Đại Lộc (huyện Bến Cát) vừa đăng thông báo tuyển 500 lao động, lương căn bản theo hợp đồng 5,6 triệu đồng/tháng. Tính cả phụ cấp, tăng ca và tiền thưởng theo năng suất, tổng cộng thu nhập từ 8-11 triệu đồng/tháng.
Những tấm băng rôn tuyển thêm lao động như Đại Lộc trong thời điểm hiện nay là rất hiếm nhưng không phải không có.
Hiện đang có khoảng 40 DN trên toàn tỉnh Bình Dương cần tuyển hàng chục ngàn lao động. Ông Lưu Thế Thuận - Trưởng ban Tuyên giáo Liên đoàn lao động tỉnh cho biết, Liên đoàn đang kết nối, đưa lao động từ nơi thừa sang nơi thiếu.
Bên cạnh việc đăng tuyển của các DN cần lao động, Liên đoàn sẽ đứng ra kết nối, hỗ trợ các DN đang gặp khó do thiếu đơn hàng sản xuất cần chia sẻ nguồn lao động.
Lãnh đạo tỉnh Bình Dương thăm hỏi, động viên người lao động trên địa bàn tỉnh. Ảnh: T.L
Bà Nguyễn Thanh Hà – Phó Sở Công Thương cho biết, Sở tiếp tục xây dựng và triển khai chương trình xúc tiến thương mại trong năm 2023. Tỉnh tăng cường mở rộng thêm một số thị trường mới như Ấn Độ, Nam Mỹ, Trung Đông và Trung Quốc. Quy mô dân số trên 3 tỷ dân từ các thị trường này được kỳ vọng giúp DN tháo gỡ khó khăn.
Ông Võ Văn Minh – Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết, nửa cuối năm 2022, các thị trường xuất khẩu lớn của tỉnh đều bị ảnh hưởng. UBND tỉnh có tính đến phương án dùng ngân sách hỗ trợ một phần cho người lao động. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời.
Tỉnh Bình Dương đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để hỗ trợ các doanh nghiệp ổn định sản xuất. Chỉ khi doanh nghiệp ổn định được sản xuất thì mới ổn định được thu nhập cho người lao động."Do đó, giải pháp tốt nhất để chăm lo cho người lao động là ổn định việc làm tại doanh nghiệp", ông Minh chia sẻ
Highlands Coffee đã tạo nên một cơn sốt mới khi mang hương vị cà phê đến tận các cây xăng. Liệu đây có phải là một chiến lược kinh doanh thông minh trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của ngành bán lẻ hay chỉ là một cơn sốt nhất thời?
Cách đây ít ngày, việc cửa hàng bánh cốm Nguyên Ninh - tiệm bánh cốm gia truyền lừng danh 11 Hàng Than, Hà Nội - bị tạm dừng hoạt động do những vi phạm về vệ sinh, an toàn thực phẩm gây băn khoăn trong dư luận.
Khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ cận kề, một chuyên gia thương mại đã cần mẫn nhắn nhủ tới những bạn bè thân thiết: "Ngày Tết dù ăn uống đơn giản cũng chịu khó mua sắm một chút để không uổng công các doanh nghiệp thương mại chuẩn bị hàng nhé!"
Bằng cách liên kết trong một doanh nghiệp xã hội, những người phụ nữ Ấn Độ đã đưa một món ăn vặt quen thuộc, làm hoàn toàn thủ công thành mặt hàng xuất khẩu doanh thu hàng triệu USD mỗi năm, mang lại cho họ thu nhập và vị thế trong xã hội.
Giá vàng “nhảy múa”, biến động bất thường, càng khiến dư luận đòi hỏi câu trả lời, tại sao không xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng?
Highlands Coffee đã tạo nên một cơn sốt mới khi mang hương vị cà phê đến tận các cây xăng. Liệu đây có phải là một chiến lược kinh doanh thông minh trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của ngành bán lẻ hay chỉ là một cơn sốt nhất thời?
Cách đây ít ngày, việc cửa hàng bánh cốm Nguyên Ninh - tiệm bánh cốm gia truyền lừng danh 11 Hàng Than, Hà Nội - bị tạm dừng hoạt động do những vi phạm về vệ sinh, an toàn thực phẩm gây băn khoăn trong dư luận.
Khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ cận kề, một chuyên gia thương mại đã cần mẫn nhắn nhủ tới những bạn bè thân thiết: "Ngày Tết dù ăn uống đơn giản cũng chịu khó mua sắm một chút để không uổng công các doanh nghiệp thương mại chuẩn bị hàng nhé!"
Bằng cách liên kết trong một doanh nghiệp xã hội, những người phụ nữ Ấn Độ đã đưa một món ăn vặt quen thuộc, làm hoàn toàn thủ công thành mặt hàng xuất khẩu doanh thu hàng triệu USD mỗi năm, mang lại cho họ thu nhập và vị thế trong xã hội.
Giá vàng “nhảy múa”, biến động bất thường, càng khiến dư luận đòi hỏi câu trả lời, tại sao không xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng?