Ông Nguyễn Ngọc Luận, Tổng giám đốc Công ty cà phê nông sản Meet More cho biết, doanh nghiệp chỉ mới đưa hàng sang Nga trong thời gian gần đây nhưng theo đánh giá sơ bộ thị đây là một thị trường lớn đầy tiềm năng, sức tiêu thụ nông sản rất tốt.
"Trung bình mỗi tháng Meet More đều xuất từ 2-3 container cho riêng thị trường này. Tuy nhiên, từ khi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine xảy ra đã gây rất nhiều khó khăn cho nhà phân phối tại Nga", ông Luận nói.
Theo ông Nguyễn Ngọc Luận, hiện tình hình xuất khẩu sang Nga đang rất khó khăn. Đầu tiên là vấn đề tỷ giá USD. Trước đây, chỉ có 70 rúp đổi được 1 USD, hiện tại đã lên đến 97 rúp/1 USD (tăng gần 40%), do đó tỷ giá để thanh toán cho đối tác nhà xuất khẩu rất khó khăn do tỷ giá USD cao. Bên cạnh đó, việc chuyển tiền ngoại tệ ra nước ngoài cũng có nhiều khó khăn.
"Tất cả các hãng tàu lớn trên thế giới đều không đi đến Nga do lệnh cấm vận của các nước. Khâu vận chuyển hiện là vấn đề cực kỳ đau đầu", ông Luận chia sẻ.
Hiện, nhà phân phối của Meet More đang cung ứng hàng hóa tại 3 vùng của Nga, dù đã đặt hàng của công ty nhưng không thể đưa hàng từ Việt Nam, do đó phải san sẻ hàng hóa từ vùng này đến vùng khác, nhưng phí vận tải trong nội bộ tăng đến 70% (trước vận chuyển một container chỉ 120.000 rúp nhưng giờ đã tăng 220.000 rúp).
"Bây giờ có đơn hàng nhưng không xuất đi được, chúng tôi rất đau đầu. Các DN ở Nga đang nghe ngóng cuộc đàm phán giữa Nga – Ukraine rồi mới quyết định. Còn bây giờ họ cũng đang bị ngưng trệ" – ông Luận chia sẻ thêm.
Mấy ngày liền gần đây, từ sáng sớm đến nửa đêm, ông Phan Minh Thông - Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sinh liên tục gọi điện cho các khách hàng tại Nga và châu Âu để hỏi thăm tình hình khách hàng, đòi tiền, giải quyết các đơn hàng...
"Hiện, toàn bộ các đơn hàng xuất khẩu trị giá hàng triệu USD của Tập đoàn Phúc Sinh bị dừng lại", ông Phan Minh Thông, Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sinh, nói.
Ông Đặng Hoàng Giang, Tổng thư ký Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS), cho biết, xuất khẩu hạt điều sang Nga chiếm 1,63% tổng lượng điều xuất khẩu của Việt Nam với kim ngạch năm 2021 là 61,8 triệu USD.
"Dù Nga không phải thị trường xuất khẩu chủ lực nhưng cũng gây tác động dây chuyền với các thị trường khác và ảnh hưởng đến giá mua điều nguyên liệu trong nước khi tháng 3 này là thời điểm thu hoạch chính", ông Giang nhận định.
Theo ông Thông, trung bình mỗi năm Phúc Sinh xuất khẩu khoảng 30 triệu USD nông sản (hạt tiêu, cà phê, điều, dừa…) sang Nga, trong đó xuất khẩu trực tiếp chiếm khoảng 10%, còn lại 90% xuất khẩu qua các đối tác thương mại như Hà Lan, Đan Mạch, Đức, Thuỵ Sỹ,...
Từ đầu năm 2022 đến nay, sản lượng nông sản xuất khẩu của Phúc Sinh vào Nga tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
"Chiến sự nổ ra, bây giờ tất cả bị chặn đứng. Việc gửi chứng từ sang Nga đang kẹt hết lại do các ngân hàng Việt Nam không dám nhận", ông Thông nói.
Ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), cũng cho hay, nhiều DN trong Hiệp hội hiện cũng khó xuất khẩu đi Nga trong giai đoạn này vì chưa biết thanh toán ra sao; tỷ giá hiện tại cũng ảnh hưởng đến giá cả nên không thể chốt được hợp đồng. Ngoài ra, do không có tàu vận chuyển nên cũng không xuất hàng được.
"Vấn đề hiện nay là cần có thời gian để các DN xác định và tìm phương thức phù hợp rồi mới tính tới chuyện xuất khẩu" – ông Hòe nói.
Hiện, dù có nhiều DN xuất khẩu sang thị trường Nga đang như "ngồi trên lửa" trước tình hình xung đột Nga-Ukraine ngày càng leo thang. Tuy nhiên, theo báo cáo chiến lược thị trường vừa được SSI Research công bố, đơn vị này đánh giá, mức độ nghiêm trọng của tình hình xung đột Nga-Ukraine sẽ không có tác động trực tiếp đến Việt Nam, vì cả hai nước liên quan đều không phải là đối tác thương mại lớn của Việt Nam.
Cụ thể, theo SSI Research, cả Nga và Ukraine đều có liên kết thương mại tương đối nhỏ với Việt Nam, chỉ chiếm 1,1% tổng xuất khẩu và 0,8% tổng nhập khẩu vào năm 2021. Xuất khẩu chính của Việt Nam sang Nga bao gồm điện thoại (1,8% tổng kim ngạch xuất khẩu điện thoại của Việt Nam năm 2021), máy vi tính và dệt may.
Nhập khẩu chính của Việt Nam từ Nga chủ yếu là than đá (11,8% tổng nhập khẩu), sắt thép và phân bón. Trái ngược với các nước khác, Việt Nam không nhập khẩu dầu thô từ Nga và các sản phẩm nhập khẩu từ Nga có thể dễ dàng thay thế được.
Trong khi đó một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam như cao su và sắt thép có thể có lợi nếu xung đột kéo dài, vì có thể thay thế cho các sản phẩm từ Nga hoặc Ukraine.
Bên cạnh đó, thương mại dịch vụ có thể sẽ bị ảnh hưởng (chủ yếu là nguồn thu đến từ du lịch) khi lượng khách từ Nga vốn chiểm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng lượng khách đến Việt Nam (trong năm 2019, chiếm 3,6%). Trong 2 tháng đầu năm 2022, lượng khách du lịch từ Nga cũng chiếm khoảng 7,8%. Tuy nhiên trong hoàn cảnh Covid như hiện tại, tác động tới nguồn thu du lịch là chưa lớn.
Tuy nhiên, rủi ro lớn nhất đối với Việt Nam khi xung đột kéo dài là áp lực lạm phát sẽ tăng mạnh.
Đợt tăng giá hàng hóa lần này có thể gây lo ngại về lạm phát, nhìn chung Việt Nam vẫn luôn có lợi thế nhất định trong việc kiểm soát lạm phát. Chính phủ có thể thực hiện các biện pháp kiểm soát giá nhằm giữ cho lạm phát ở mức thấp hơn.
Đối với giá xăng dầu, việc điều hành giá có thể còn các công cụ như giảm thuế nhập khẩu/thuế bảo vệ môi trường cũng như thực hiện bán một phần dự trữ xăng chiến lược...
Việt Nam áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt cho cả bia và rượu ở mức 65% từ 1/1/2018, được xem là cao nhất thế giới. Tuy nhiên, có khả năng thuế này sẽ tăng nữa.
Giám đốc phân tích tại BSC lưu ý: Các chính sách của ông Donald Trump nhiều khả năng sẽ gây áp lực lên tỷ giá cho các đồng tiền khu vực mới nổi trong đó có VNĐ. Điều này khiến cho Ngân hàng Nhà nước có thể cân nhắc các kịch bản thận trọng hơn.
Kết quả kiểm phiếu cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra quá kịch tính. Màu xanh [của đảng Dân Chủ] và màu đỏ (của đảng Cộng Hòa) thi nhau nhảy lên nhảy xuống ở 7 bang chiến địa Pennsylvania, Georgia, Michigan, Wisconsin, Nevada, Arizona, Bắc Carolina.
Việc các CEO nổi tiếng trên mạng xã hội không còn xa lạ ở các công ty trên thế giới. Tuy nhiên, cũng dễ thấy rằng với những lãnh đạo ở các tập đoàn lớn, nội dung PR thường tập trung thể hiện chuyên môn, năng lực, tầm nhìn của họ
Ca sĩ hạng S ở Việt Nam, tức là hạng Super, tức là Siêu Sao, tức là hạng cao hơn cả hạng A, có cát-xê 2 tỉ đồng một show, liệu có quá cao hay không?
Giá vàng trong nước và trên thế giới đều liên tục tăng cao trong những ngày qua. Vậy, trong thời gian tới, kịch bản về giá của kim loại quý này là gì?