Thứ tư, 09/10/2024

Độc đáo món mắm ruộng của người Tày

18/01/2022 6:30 PM (GMT+7)

Từ xa xưa, tổ tiên ta đã nghĩ ra nhiều cách khác nhau để bảo quản lương thực, thực phẩm lâu hơn, nhất là các loại thịt và cá. Một số cách phổ biến như phơi khô, sấy khô, treo gác bếp, ngâm muối… Nhưng người Tày, còn có một cách khác nữa để bảo quản thịt và cá, đó là làm mắm ruộng.


Để làm ra món mắm ruộng mất khoảng 20 ngày và trải qua các công đoạn khác nhau, đòi hỏi người làm phải có kinh nghiệm và sự kiên trì. Mắm ruộng được xuất phát từ món mắm cá ruộng. 

Độc đáo mắm ruộng của người Tày - Ảnh 1.

Món mắm ruộng của người Tày

Trước đây, mọi người thường có thói quen thả cá xuống đồng, mỗi khi kết thúc một vụ lúa thì lại bắt hết cá lên. Vì số lượng cá nhiều mà không biết để sao được lâu nên từ đó món mắm cá ruộng ra đời.

Độc đáo mắm ruộng của người Tày - Ảnh 2.

Món mắm ruộng ăn với cơm lam

Ngon nhất phải kể đến là làm mắm bằng cá chép ruộng. Cá chép ruộng chỉ to bằng 2-3 ngón tay, thịt săn chắc. Ngày nay, thói quen thả cá xuống ruộng dần không còn nữa nên mắm ruộng được làm bằng cá thả dưới ao hoặc bằng thịt heo.

Nguyên liệu để làm ra món mắm ruộng cũng rất dễ kiếm. Đầu tiên là đồ xôi gạo nếp đã ngâm qua đêm, sau đó để nguội rồi ủ xôi nếp với men khoảng 2-3 ngày. 

Độc đáo mắm ruộng của người Tày - Ảnh 3.

Công đoạn đầu tiên là nấu xôi

Khi xôi nếp đã lên men thơm như rượu thì đem trộn với cá hoặc thịt đã ướp muối cùng lá cẩm đỏ đã thái nhỏ. Nhớ trộn nhẹ tay để cá và xôi nếp không bị nát. 

Độc đáo mắm ruộng của người Tày - Ảnh 4.

Xôi ủ lên men

Cuối cùng là cho vào hũ rồi đậy kín, khoảng 15-20 ngày sau mở ra đã có món mắm ruộng. Muốn mắm được ngon hơn nữa thì phải ủ thêm vài tháng để cho cá mềm hết xương ra, lúc đó các gia vị cũng đã hòa quyện vào với nhau tạo nên một món ăn vô cùng đặc biệt.

Độc đáo mắm ruộng của người Tày - Ảnh 5.

Mắm ủ càng lâu càng ngon

Mắm ruộng ngon nhất là được ủ trong những hũ sành và được làm từ loại gạo nếp mới. Cá phải chọn loại cá nước ngọt, kích thước nhỏ. Đặc biệt, không thể thiếu lá cẩm đỏ. Lá cẩm đỏ giúp món ăn có màu sắc đẹp mắt và giúp mắm để được lâu hơn. Loại men được làm mắm cũng phải dùng men quả tự làm.

Độc đáo mắm ruộng của người Tày - Ảnh 6.

Món này không thể thiếu lá cẩm đỏ

Mắm ruộng có màu đỏ của lá cẩm đỏ, mùi thơm của xôi nếp, hòa quyện cùng các nguyên liệu khác, cá thì phải còn nguyên con, hạt xôi không bị nát. Mắm có vị chua, mặn, ngọt, khi ăn cho thêm chút mỡ heo rồi dùng để chấm các loại rau củ luộc (nhất là măng luộc), dùng để ướp thịt nướng hoặc là một phần nguyên liệu trong món trám kho thịt, nộm núc nác. Đơn giản hơn là chưng một bát mắm ruộng rồi ăn kèm với cơm nguội, xôi nếp hoặc cơm lam.

Độc đáo mắm ruộng của người Tày - Ảnh 7.

Thành phẩm món mắm ruộng

Độc đáo mắm ruộng của người Tày - Ảnh 8.

Làm cơm lam ăn kèm mắm ruộng

Người Tày thường làm mắm ruộng nhiều nhất vào mùa đông do thời tiết lạnh, cần thiết tích trữ thực phẩm trong nhà. Đặc biệt vào dịp Tết, thịt thường có sẵn và nhiều nên mọi người sẽ làm mắm để dễ bảo quản.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Lễ hội nước mắm truyền thống lần đầu tiên được tổ chức tại TP.HCM có gì đặc biệt?

Lễ hội nước mắm truyền thống lần đầu tiên được tổ chức tại TP.HCM có gì đặc biệt?

Lễ hội Nước mắm truyền thống lần đầu tiên được tổ chức sẽ diễn ra tại TP.HCM từ ngày 23 - 27/10 tại khu vực Thương xá Tã cũ. Nhiều hoạt động độc đáo giới thiệu và quảng bá nước mắm Việt sẽ diễn ra xuyên suốt 5 ngày tổ chức.

Nhà sử học Dương Trung Quốc: "Cầu Long Biên tồn tại bất chấp lũ lụt, vô tâm, lãng quên"

Nhà sử học Dương Trung Quốc: "Cầu Long Biên tồn tại bất chấp lũ lụt, vô tâm, lãng quên"

Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, cầu Long Biên vẫn tồn tại đến ngày nay, bất chấp thời gian, thiên tai và cả sự vô tâm, lãng quên của con người.

Chủ quán thịt chó Hàn Quốc đang điêu đứng

Chủ quán thịt chó Hàn Quốc đang điêu đứng

Dự luật cấm thịt chó tại Hàn Quốc nhận sự ủng hộ của đa số người dân, nhưng lại bị nhóm tiểu thương buôn bán thịt từ chó, mèo phản ứng căng thẳng.

Độc đáo lễ hội Katê trong văn hóa Chăm và bảo vật Linga vàng

Độc đáo lễ hội Katê trong văn hóa Chăm và bảo vật Linga vàng

Katê là lễ hội dân gian đặc sắc nhất của người Chăm theo đạo Bà-la-môn ở Ninh Thuận và Bình Thuận với ý nghĩa tưởng nhớ các vị thần và cầu mong mưa thuận gió hòa, cuộc sống bình an. Đặc biệt, cộng đồng người Chăm này vừa đón nhận bảo vật quốc gia.

Quảng bá ẩm thực và du lịch Việt Nam qua chương trình mới từ tập đoàn châu Âu

Quảng bá ẩm thực và du lịch Việt Nam qua chương trình mới từ tập đoàn châu Âu

Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) và Công ty TNHH Nestlé Việt Nam vừa công bố chương trình hợp tác năm 2024 trong khuôn khổ Đề án "Biến tấu vạn nguyên liệu, nấu triệu món Việt" với chuỗi hoạt động mới mẻ nhằm thúc đẩy du lịch và văn hóa ẩm thực Việt.

Du lịch TP.HCM bội thu 15.600 tỷ đồng mỗi tháng

Du lịch TP.HCM bội thu 15.600 tỷ đồng mỗi tháng

Trung bình mỗi tháng, ngành du lịch TP.HCM thu khoảng 15.600 tỷ đồng. Đây cũng là địa phương dẫn đầu doanh thu du lịch cả nước. Điều gì khiến TP.HCM luôn đạt thành tích ấn tượng này?