Chủ nhật, 24/11/2024

Dọn dẹp tủ, kệ bếp sau mùa Tết

30/01/2023 7:00 PM (GMT+7)

Sau đợt nghỉ lễ kéo dài, khu vực nấu nướng của bạn lại trở nên bừa bộn. Lúc này, làm trống kệ, tủ và phân loại dụng cụ là những bước đầu tiên để đưa mọi thứ về trạng thái gọn gàng.


Dọn dẹp tủ, kệ bếp sau mùa Tết - Ảnh 1.

Dọn dẹp tủ, kệ bếp là nhiệm vụ quan trọng của nhiều gia đình sau đợt nghỉ Tết. Ảnh minh họa: Rodnae Productions/Pexels.

Trước giao thừa, căn bếp của bạn đã được dọn dẹp tương đối sạch sẽ để đón năm mới.

Vậy mà chỉ sau vài ngày Tết bận rộn, các ngăn tủ đã nhanh chóng quay lại tình trạng lộn xộn. Bánh trái, túi giấy, các lọ dưa hành hay dụng cụ nấu nướng xuất hiện ở khắp nơi thay vì ở đúng vị trí của chúng.

Theo chuyên gia sắp xếp nhà cửa, nội thất Ashley Hines, nếu không xử lý sớm, bạn sẽ dần quen mắt với “bãi chiến trường” này và cho phép chúng tồn tại trong vài tuần, tháng tới.

Dưới đây là một số gợi ý từ Real Simple giúp bạn dọn dẹp khu vực tủ bếp sau Tết, cũng như duy trì sự ngăn nắp lâu nhất có thể.


Dọn dẹp tủ, kệ bếp sau mùa Tết - Ảnh 2.

Bước đầu để dọn dẹp là lấy hết những thứ trên tủ bếp xuống. Ảnh minh họa: Ready Mae/Pexels.

Làm trống kệ, tủ

Bước đầu tiên để bạn quay về quỹ đạo gọn gàng là lấy mọi thứ ra khỏi ngăn tủ.

Việc này có thể khiến nhiều người ngần ngại vì quá tốn thời gian. Tuy nhiên, nó sẽ phù hợp khi bạn liên tục lấy những món đồ và đặt lại một cách tùy tiện khi bận rộn đón khách trong dịp Tết.

Hãy chuẩn bị thùng rác và hộp đựng các vật phẩm không còn cần thiết. Bạn nên kiểm tra kỹ, xem nên vứt chúng đi hay có thể tặng lại cho người thân, bạn bè.

“Quá trình này sẽ giúp bạn nhận ra lỗ hổng trong thói quen sắp xếp đồ đạc của mình. Người nội trợ thiếu kinh nghiệm chỉ cố xếp mọi thứ sao cho vừa mắt.

Trong khi đó, một căn bếp tốt nên có phần tủ được bày trí gọn gàng, tiện lợi. Đặc biệt, bạn nên dứt khoát tạm biệt những đồ đạc vô dụng, thay vì giữ lại để lấp đầy khu vực nấu nướng theo cách vô nghĩa”, Hines nói.



Dọn dẹp tủ, kệ bếp sau mùa Tết - Ảnh 3.

Bạn nên phân loại đồ dùng bếp theo chức năng và mức độ sử dụng. Ảnh minh họa: Sarah Chai/Pexels.

Phân loại vật dụng

Đã tới lúc sắp xếp mọi thứ theo thứ tự khoa học. Nên nhớ, mục tiêu hàng đầu của bạn bây giờ là tối ưu hóa chức năng các tủ, kệ bếp, thay vì đặt nặng tính thẩm mỹ.

Theo nữ chuyên gia, gia chủ có thể lựa chọn phân loại theo chức năng và mức độ sử dụng.

Ví dụ, bạn dùng 2 ngăn lớn để cất giữ các dụng cụ nấu nướng như nồi, chảo, vỉ nướng. Trong đó, ngăn tủ bên dưới, gần tầm tay hơn sẽ ưu tiên cho những món đồ chất lượng tốt hơn, thường xuyên được dùng.

Kiểu ưu tiên này cũng được áp dụng tương tự cho chén bát, đũa muỗng hay các dụng cụ múc, khuấy, cán, trộn khác. Đối với nhóm máy chuyên dụng như nồi chiên không dầu, nồi cơm điện, hãy đặt chúng trực tiếp trên mặt bếp nhằm giải phóng không gian.

“Hãy ưu tiên đồ dùng thực sự cần thiết với cuộc sống hàng ngày của chính mình. Rõ ràng, khi bạn uống cà phê thường xuyên hơn, không nhất thiết phải xếp cốc cà phê cùng ngăn với ly uống rượu.

Đặc biệt, tôi thường khuyên mọi người xếp một số món hiếm khi được dùng ra một góc riêng. Cách này sẽ cho phép bạn chứa được nhiều thứ quan trọng hơn ở khu vực tủ, kệ bếp chính”, Hines nói.



Dọn dẹp tủ, kệ bếp sau mùa Tết - Ảnh 4.

Giá đỡ, thùng đựng size nhỏ có thể giải quyết vấn đề thiếu không gian lưu trữ của tủ bếp. Ảnh minh họa: Ron Lach/Pexels.

Sắm thêm dụng cụ lưu trữ

Đôi khi, không gian lưu trữ khiêm tốn của tủ, kệ sẽ khó đáp ứng 100% nhu cầu sắp xếp của chủ nhà. Lúc này, bạn có thể cân nhắc một số đồ dùng hỗ trợ dưới đây:

Bàn xoay: Thay vì cố cất hết gia vị vào trong, hãy đặt chúng trên bàn xoay.

Bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm và phân loại đường, muối, bột ngọt… trong quá trình nấu nướng.

Thùng đựng cỡ nhỏ: Chúng sẽ giúp ích để trữ các chai nước sốt hoặc dụng cụ nấu ăn mini bạn thường sử dụng.

Giá đỡ mini: Bạn có thể cân nhắc mua vài giá đỡ cơ động để chất các loại thức ăn hộp. Nhờ đó, chủ nhà sẽ luôn có cảm giác đang “đi siêu thị” mỗi khi tìm kiếm món cần thiết.

Ngoài ra, cách này cũng giúp bạn kiểm soát số lượng thực phẩm, hay dễ dàng được phát hiện trong trường hợp quá hạn sử dụng.



Dọn dẹp tủ, kệ bếp sau mùa Tết - Ảnh 5.

Cả gia đình nên cùng duy trì sự ngăn nắp cho gian bếp. Ảnh minh họa: Liliana Drew/Pexels.

Duy trì thói quen ngăn nắp

Sau nỗ lực sắp xếp lại tủ bếp, điều bạn cần làm tiếp theo là đảm bảo mọi người trong gia đình luôn giữ mọi thứ ngăn nắp.

Hãy chia sẻ “quy định” gọn gàng, hướng dẫn cách sắp xếp và bày tỏ mong muốn chung tay duy trì cho cả nhà.

Ngoài ra, bạn cũng duy trì thói quen lau chùi nhà bếp thường xuyên. Bởi nếu khu vực này không ngăn nắp, sạch sẽ, cuộc sống chung của gia đình sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.

Trong trường hợp quá bận rộn với công việc, bạn và mọi người nên tập “lấy chỗ nào, trả lại chỗ đó” thay vì tùy tiện chất lên kệ, tủ.

"Thói quen và tư duy ngăn nắp là điều quan trọng, song lại dễ bị bỏ quên trong đa số gia đình. Tôi thường khuyên người nội trợ cố gắng làm gương, cũng như tác động để loại bỏ hành vi bừa bãi của các thành viên khác. Nhờ đó, quá trình tái dọn dẹp sẽ không đến quá nhanh và thường xuyên", Hines nói.

Theo Zing

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM dự chi 7.500 tỷ giải phóng mặt bằng đường Vành đai 2

TP.HCM dự chi 7.500 tỷ giải phóng mặt bằng đường Vành đai 2

TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.

Thị trường bất động sản vẫn đầy chung cư cao cấp, người mua nhà khó tìm ra giá thấp hơn

Thị trường bất động sản vẫn đầy chung cư cao cấp, người mua nhà khó tìm ra giá thấp hơn

Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.

Những dự án bất động sản sẽ được ưu tiên đầu tư ở TP.HCM

Những dự án bất động sản sẽ được ưu tiên đầu tư ở TP.HCM

Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".

Doanh nghiệp kiến nghị nhiều cơ chế để phát triển nhà ở xã hội

Doanh nghiệp kiến nghị nhiều cơ chế để phát triển nhà ở xã hội

Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.

Kỳ vọng bứt tốc trong phát triển nhà ở xã hội

Kỳ vọng bứt tốc trong phát triển nhà ở xã hội

Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc