Đột phá thương chiến Mỹ - Trung liệu có tác động đến đàm phán thuế của các nước Đông Nam Á?
V.N (Theo Straight Times)
13/05/2025 4:30 PM (GMT+7)
Mỹ bất ngờ nhượng bộ Trung Quốc trong cuộc chiến thuế quan trong khi các nước Đông Nam Á đang chuẩn bị cho đàm phán với Mỹ. Việc "đình chiến" thương mại Mỹ - Trung liệu có tác động đến đàm phán của các nước?
Mỹ - Trung Quốc đã đồng ý giảm thuế trừng phạt lẫn nhau. Ảnh: Reuters.
Mỹ đồng ý từ ngày 14/5, mức thuế 145% đối với hàng hóa từ Trung Quốc sẽ giảm xuống còn 30% phần trăm, bao gồm 10% thuế cơ bản cộng với 20% thuế trừng phạt. Ngoài ra, một số mức thuế cụ thể theo từng ngành vẫn còn hiệu lực.
Cũng ngày 14/5, Bắc Kinh sẽ cắt giảm thuế đối với các sản phẩm của Mỹ từ 125% xuống còn 10%.
Quyết định hạ thuế quan của Mỹ phần lớn được coi là chiến thắng cho Trung Quốc. Nhiều nhà phân tích cho rằng ông Trump đã nhượng bộ. Tiến sĩ Ian Bremmer, người sáng lập công ty tư vấn rủi ro chính trị Eurasia Group, mô tả đây là "lần xuống thang lớn nhất từ trước đến nay" của ông. Một số người khác nhận định Trung Quốc đã kiên quyết đối đầu với thuế quan của ông Trump và buộc ông phải xuống nước.
Thỏa thuận thương mại đầu tiên của ông Trump, được ký kết với Vương quốc Anh vào ngày 8 tháng 5, ít gây phấn khích và tranh cãi hơn. Trong khi mức thuế cơ bản 10% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ vẫn được duy trì, thì thuế đối với một số mặt hàng xuất khẩu của Anh, bao gồm ô tô, thép và nhôm, đã được giảm.
Tác động với đàm phán của các nước khác
Cựu phó đại diện thương mại Mỹ Wendy Cutler, hiện là phó chủ tịch Viện Chính sách Xã hội Châu Á, cho biết có một số điểm rút ra từ hai thỏa thuận này có thể áp dụng cho các cuộc đàm phán khác.
Bà cho biết: “Những thỏa thuận này không có nhiều cam kết cứng rắn mà tập trung nhiều hơn vào việc thiết lập bối cảnh cho các cuộc đàm phán trong tương lai”.
“Cả hai đều cho thấy Mỹ sẵn sàng thực dụng và linh hoạt. Tuy nhiên, họ không nghi ngờ gì rằng mức thuế phổ cập 10% sẽ được duy trì” - bà nói với The Straits Times.
Ông Gregory Poling, giám đốc Chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), cho biết hai thỏa thuận này đều có lợi cho các quốc gia ASEAN đang cố gắng hiểu lập trường của Washington.
“Một mặt, điều đó cho thấy chính quyền Mỹ đang ngày càng sốt sắng tìm kiếm những thỏa thuận, kể cả khi chúng chỉ là tạm thời và không có nhiều nội dung thực chất.
Nhưng mặt khác, dường như lại không có một kế hoạch rõ ràng, nên cũng khó hiểu được Nhà Trắng thực sự muốn gì” - ông nói với ST.
Ông cho biết điều đó có thể đặc biệt gây khó chịu cho một quốc gia như Singapore, vốn đang thâm hụt thương mại với Mỹ và hầu như không có rào cản thương mại nào nhờ vào FTA đã có từ hai thập kỷ trước.
Một chuyên gia thương mại theo dõi sát sao các cuộc đàm phán đang diễn ra giữa Nhà Trắng và một số nước ASEAN cho rằng thật khó để thấy liệu có thể rút ra được bài học nào hay không”.
Các cuộc đàm phán của các quốc gia ASEAN với chính quyền Trump cũng đang diễn ra.
Tại phiên họp đặc biệt của quốc hội Malaysia về thuế quan vào ngày 5/5, Thủ tướng Anwar Ibrahim cho biết các giao dịch mua chiến lược từ Mỹ đang được xem xét. Ông cho biết Malaysia Airlines có thể đẩy nhanh việc mua sắm đơn đặt hàng được đặt vào năm 2024 cho 30 máy bay Boeing, với tùy chọn mua thêm 30 máy bay nữa.
Các thỏa thuận khác có thể liên quan đến đất hiếm, có nhiều ở Malaysia, mà Mỹ rất muốn mua.
Một thỏa thuận khí đốt cũng có thể được đưa ra thảo luận, mặc dù Malaysia là nước xuất khẩu khí đốt ròng. Nước này có thể mua khí đốt của Hoa Kỳ để sử dụng trong nước và xuất khẩu nhiều hơn sản lượng khai thác tại địa phương không chỉ cho người mua lớn hiện tại là Nhật Bản mà còn cho Trung Quốc và Hàn Quốc.
Các nguồn tin cho biết với ST rằng phái đoàn của Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Malaysia Zafrul Abdul Aziz đã trở về với tâm trạng phấn khởi sau các cuộc họp tại Washington DC với Bộ trưởng Thương mại Howard Lutnick và Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson Greer vào cuối tháng 4.
Philippines đã cử ông Frederick Go, Trợ lý đặc biệt của Tổng thống về Đầu tư và Kinh tế, đến gặp ông Greer vào ngày 2/5. Các điểm thảo luận bao gồm tác động của thuế quan đối với các mặt hàng xuất khẩu chính của Philippines như chất bán dẫn, hàng may mặc và sản phẩm từ dừa.
Với thặng dư thương mại 4,8 tỷ USD và các mối quan hệ quân sự chiến lược đang diễn ra, Manila đang đưa ra mức thuế riêng đối với hàng hóa của Mỹ. Ông Go mô tả các cuộc đàm phán là "rất hiệu quả".
Nghị sĩ Mỹ: Áp lực chọn phe là không có lợi
Theo báo chí Mỹ, một trở ngại trong các cuộc đàm phán là Nhà Trắng đang thúc đẩy giảm bớt hoạt động thương mại giữa ASEAN với Trung Quốc để đổi lấy các điều khoản thương mại tốt hơn với Mỹ.
Bà Cutler cho biết Mỹ chắc chắn sẽ yêu cầu các nước xử lý cáo buộc rằng hàng hóa Trung Quốc đang được chuyển hướng qua các nước ASEAN để tránh thuế quan của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc.
Bà cho biết: “Có thể có những yêu cầu khác từ Hoa Kỳ nhằm hạn chế hoạt động đầu tư và xuất khẩu của các công ty Trung Quốc tại quốc gia của họ”.
“Các đối tác thương mại sẽ cần phải thận trọng khi đáp ứng các yêu cầu của Mỹ nhưng không đi quá xa" để tránh tổn hại quan hệ với Trung Quốc.
Trong khi đó, sự phản kháng với thuế quan của ông Trump đang gia tăng tại Quốc hội Mỹ. Một nghị quyết của Hạ viện tìm cách thu hồi thẩm quyền đánh thuế đã được đệ trình. Theo Hiến pháp, Quốc hội chứ không phải tổng thống nắm giữ hầu bao.
“Tôi không nghĩ rằng việc đặt các quốc gia Đông Nam Á vào tình thế phải chọn phe là có lợi cho chúng ta” - Hạ nghị sĩ Ami Bera, thành viên cấp cao của nhóm nghị sĩ ASEAN tại Hạ viện, phát biểu với ST.
Ông cho biết ông đã thảo luận các vấn đề này trong các cuộc họp gần đây với các đại sứ ASEAN và các công ty Mỹ đang đầu tư vào Đông Nam Á.
“Tổng thống đang ưu tiên khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, đó chắc chắn là một tín hiệu tích cực. Nhưng mặt trái là sự bất định, không biết điều gì sẽ xảy ra. Lời khuyên của chúng tôi là hãy cho quá trình này thêm thời gian, bắt đầu đàm phán và xem nó sẽ đi đến đâu”.
Trung Quốc cũng đang có nhiều nỗ lực thúc đẩy quan hệ thương mại với ASEAN. Dự kiến tại cuộc họp vào cuối tháng 5, hai bên sẽ công bố nâng cấp Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) với Trung Quốc, trong đó có việc bổ sung một chương về thương mại kỹ thuật số.
Hà Nội giao trọng trách thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) cho các đơn vị liên quan, tạo động lực tăng trưởng kinh tế bền vững cho thành phố. Nhiệm vụ này hứa hẹn nhiều chính sách hỗ trợ thiết thực.
Tỷ giá USD/VND trong quý III năm nay được Ngân hàng UOB (Singapore) dự báo ở mức 26.300 đồng, thấp hơn nhiều so với mức 27.200 đồng do UOB dự báo cách đây một tháng
Các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung có nhiều rủi ro cao hôm Chủ Nhật 11/5 cuối cùng đã kết thúc theo hướng tích cực. Chi tiết sẽ được công bố hôm nay 12/5, nhưng hai bên nhất trí sẽ tiếp tục đối thoại.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, địa phương liên quan về xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Hà Nội giao trọng trách thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) cho các đơn vị liên quan, tạo động lực tăng trưởng kinh tế bền vững cho thành phố. Nhiệm vụ này hứa hẹn nhiều chính sách hỗ trợ thiết thực.
Tỷ giá USD/VND trong quý III năm nay được Ngân hàng UOB (Singapore) dự báo ở mức 26.300 đồng, thấp hơn nhiều so với mức 27.200 đồng do UOB dự báo cách đây một tháng
Các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung có nhiều rủi ro cao hôm Chủ Nhật 11/5 cuối cùng đã kết thúc theo hướng tích cực. Chi tiết sẽ được công bố hôm nay 12/5, nhưng hai bên nhất trí sẽ tiếp tục đối thoại.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, địa phương liên quan về xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.