Trước việc hàng trăm dự án trên địa bàn thành phố “treo” từ năm này qua năm khác, mới đây UBND TP Hà Nội đã ban hành kế hoạch xử lý thực trạng này, nhất là các dự án đầu tư ngoài ngân sách. Liệu kế hoạch này có đạt được kết quả, khi trước đó TP Hà Nội đã nhiều lần thể hiện sự quyết tâm, nhiều văn bản chỉ đạo tương tự?
Theo kết quả giám sát của HĐND TP Hà Nội, đến nay trên địa bàn thành phố có 379 dự án chậm triển khai tại khắp các quận, huyện. Trong đó có không ít các dự án “treo” từ thập niên này sang thập niên khác ngay tại các địa bàn, trục đường trung tâm được xem là “đất vàng”.
“Các dự án này toàn ở những vị trí đất có giá trị. Trong khi người dân trong khu vực đấy rất khó khăn, muốn cải tao nhà cửa cũng không được…”, ông Hoàng Xuân Sáng, Chủ tịch UBND phường Yên Phụ, quận Tây Hồ cho biết.
Tại quận Nam Từ Liêm là Dự án Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem, vốn đầu tư hơn 2.500 tỷ đồng, khởi công tháng 5/2011; Dự án Apex Tower, xây dựng trên khu đất diện tích 2.780m2, khởi công từ năm 2008. Địa bàn quận Hà Đông là tòa nhà Tokyo Tower tọa lạc tại số 48 Vạn Phúc, diện tích đất gần 4.600m2, khởi công đầu năm 2015.
Tại quận Hoàng Mai là Dự án đầu tư xây dựng trường Mầm non khu đô thị Đồng Tầu, phường Thịnh Liệt, với diện tích 3000m2 vẫn là bãi đất hoang, quây tôn kín mít, cỏ mọc um tùm; Khu đô thị mới Thịnh Liệt (35ha), sau gần 20 năm triển khai, đến nay cũng chỉ Khu đô thị nguy nga trên giấy, hoang hóa, rác rưởi và không ít diện tích bị sử dụng sai mục đích.
Phía Đông Bắc của quận Hoàng Mai là dự án 409 Lĩnh Nam do Công ty TNHH Kinh doanh nhà Vĩnh Hưng làm chủ đầu tư, nhưng hàng chục năm nay, một số hạng mục dang dở vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt” khi chủ đầu tư vướng vào vòng lao lý. Và mới nhất là Dự án xây dựng Bến xe Yên Sở (phường Yên Sở, quận Hoàng Mai) cũng đã nhanh chóng “chết yểu” sau khi hoàn thành xong công tác giải phóng mặt bằng.
“Có những dự án treo không hiểu vì sao nó lại tồn tại lâu như thế, gây lãng phí vô cùng lớn và hệ lụy bất ổn nhất về an ninh trật tự đó chính là nơi để xảy ra các tệ nạn xã hội”, ông Nguyễn Hữu Tiệp, người dân phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai bức xúc cho biết.
Theo đánh giá của HĐND TP Hà Nội, việc chậm triển khai kết luận giám sát là do quy định pháp luật về quản lý đất đai, quản lý đầu tư, xây dựng còn chồng chéo, chưa đồng bộ và chậm được tháo gỡ. Trong khi đó, việc phối hợp giữa các cơ quan chuyên ngành của UBND thành phố chưa xuyên suốt; chưa quy định trách nhiệm cụ thể của từng ngành, cấp trong việc phối hợp theo dõi, đôn đốc, kiểm tra; nhiều chủ đầu tư dự án chấp hành pháp luật đất đai, chấp hành chế độ báo cáo giám sát đầu tư chưa tốt; vẫn còn tình trạng cố ý sử dụng đất sai mục đích…
“Sở Kế hoạch đầu tư chủ trì tham mưu cho thành phố để đôn đốc triển khai. Đồng thời tiến hành phân loại các dự án như dự án nhà ở, dự án thương mai… kiên quyết thu hồi các dự án chây ỳ”, ông Đỗ Anh Tuấn, Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội cho biết.
Trong văn bản mới nhất về xử lý thực trạng dự án “treo” trên địa bàn, UBND TP Hà Nội yêu cầu tăng cường công tác giám sát, đánh giá đầu tư; tập trung xử lý, giải quyết dứt điểm tình trạng các dự án chậm tiến độ, chậm triển khai; kiên quyết thu hồi dự án kém hiệu quả… Đồng thời, thiết lập kỷ cương trong công tác quản lý dự án đầu tư và quản lý, sử dụng đất đai; rõ kết quả trong giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý đối với các dự án chậm tiến độ, chậm triển khai.
Sự quyết liệt trong các văn bản chỉ đạo về xử lý thực trạng dự án chậm triển khai của UBND TP Hà Nội là có, song kết quả thực tế vẫn chưa được bao nhiêu. Rõ ràng, nhiều công trình, dự án dang dở trên địa bàn đang trở thành điểm đen đô thị Hà Nội.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc