Bất động sản công nghiệp Việt Nam: Giá thuê tăng tới 70% nhưng vẫn trong top cạnh tranh nhất
Tường Thụy
03/07/2025 12:28 PM (GMT+7)
Việt Nam được xếp vào nhóm Top các nước sản xuất công nghiệp có chi phí cạnh tranh nhất thế giới dù giá thuê bất động sản công nghiệp đã tăng 70% tính từ năm 2019, theo 1 nghiên cứu toàn cầu mới nhất.
Xếp Việt Nam
vào nhóm nước hàng đầu này, báo cáo “Tọa độ Động lực Công nghiệp Toàn cầu 2025”
(tên gốc là Waypoint: Global Industrial Dynamics 2025) của công ty tư vấn bất động
sản Cushman & Wakefield nêu: Việt Nam là một trong những điểm đến có chi
phí cạnh tranh nhất toàn cầu cho đầu tư công nghiệp và logistics.
Giá thuê bất động sản logistics Quý 4/2024, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
Nguyên nhân
là Việt Nam có lợi thế rõ rệt về giá thuê bất động sản, chi phí lao động và
năng lượng. Cushman & Wakefield nhấn mạnh Việt Nam là một trong số ít các quốc
gia hội tụ đủ cả ba yếu tố cốt lõi này.
Cập nhật
lĩnh vực logistics và sản xuất công nghiệp của hơn 120 thị trường trên toàn thế
giới, báo cáo trên cho biết giá thuê bất động sản công nghiệp ở Việt Nam năm
2025 đã tăng 70% so với năm 2019.
Bất chấp
tăng mạnh như vậy, mức giá thực tế vẫn rất hấp dẫn so với các thị trường trong
khu vực. Cụ thể, giá thuê trung bình tại Hà Nội tương đương 5,3 USD/m²/tháng,
và tại là TP.HCM là 4,9 USD/m²/tháng.
Nếu tính
theo feet vuông như cách tính ở Mỹ, giá thuê trung bình tại Hà Nội và TP.HCM lần
lượt là 6 USD/ feet vuông/năm và 5 USD/feet vuông/năm.
Hoạt động
logistics và sản xuất vẫn phụ thuộc đáng kể vào yếu tố con người. Nguồn lao động
dồi dào và chi phí nhân công hợp lý là những yếu tố then chốt ảnh hưởng đến quyết
định lựa chọn địa điểm đặt cơ sở, cũng như chiến lược vận hành, từ việc xác định
công đoạn nào cần thực hiện tại chỗ đến mức độ đầu tư vào tự động hóa.
Tại Việt
Nam, chi phí lao động hiện chỉ bằng chưa đến 25% mức lương trung bình toàn cầu.
Vì vậy, Việt Nam nằm trong nhóm có chi phí nhân công thấp nhất khu vực Châu Á -
Thái Bình Dương, theo báo cáo mới nhất từ Cushman & Wakefield.
Mức lương trung bình trong logistics và sản xuất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
Bên cạnh đó,
nhu cầu sử dụng điện trong các kho logistics hiện đại ngày càng tăng, trong đó
bao gồm hệ thống tự động hóa, quản lý thông minh, thiết bị xử lý vật liệu tiên
tiến và xu hướng sử dụng xe điện. Điều này khiến chi phí vận hành trở thành một
yếu tố ngày càng quan trọng trong bài toán đầu tư. Việt Nam tiếp tục ghi điểm vì
chi phí điện cho sản xuất công nghiệp thuộc nhóm thấp nhất toàn cầu, chỉ cao
hơn Indonesia và Nigeria.
Bà Trang
Bùi, Tổng giám đốc công ty Cushman & Wakefield Việt Nam, chia sẻ: “Sự kết hợp
của ba yếu tố chi phí cốt lõi là lao động, điện và giá thuê bất động sản đã
giúp Việt Nam trở thành một điểm đến đầu tư hấp dẫn trên bản đồ công nghiệp
toàn cầu, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất và logistics”.
Bất động sản công nghiệp và logistics là thế mạnh rõ rệt của Việt Nam. Nguồn: Cushman & Wakefield
Ngoài ra, Việt
Nam còn hưởng lợi từ xu hướng “China+1” của các công ty đa quốc gia trong chiến
lược đa dạng hóa chuỗi cung ứng, và từ chiến lược thường được gọi là “nearshoring”,
trong đó, các công ty đưa nơi sản xuất đến gần thị trường tiêu thụ hơn, đồng thời
giảm phụ thuộc vào một khu vực địa lý duy nhất, theo bà Trang.
Báo cáo "Tọa độ Động lực Công nghiệp Toàn cầu 2025" gồm các phân tích chi tiết theo từng khu vực về giá thuê, điều kiện thị trường, dự báo tỷ lệ trống, so sánh chi phí năng lượng và lao động, cùng các yếu tố thúc đẩy nhu cầu như thương mại điện tử và sản xuất. Báo cáo gồm kết quả khảo sát từ các chuyên gia thị trường logistics và công nghiệp của doanh nghiệp tại 127 thị trường toàn thế giới. Khảo sát được thực hiện từ ngày 7 đến 18/4/2025, ngay sau khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố tạm ngưng phần lớn các mức thuế quan cao trong vòng 90 ngày, đồng thời vẫn duy trì mức thuế 10% đối với gần như toàn bộ hàng nhập khẩu toàn cầu.
TP Hà Nội thành lập 126 Ban quản lý Dự án đầu tư - hạ tầng thuộc UBND xã, phường, trên cơ sở tổ chức lại các Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng cấp huyện và Trung tâm Phát triển quỹ đất cấp huyện hiện nay.
TP.HCM sẽ đầu tư hơn 8.555 tỷ đồng để nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng rạch Văn Thánh, phường Thạnh Mỹ Tây. Thời gian thực hiện dự án từ 2025-2030.
TP.HCM sẽ có khoảng 360 khu vực với hơn 55.000 lô đất đủ điều kiện miễn giấy phép xây dựng, điều này giúp người dân tiết kiệm thời gian, chi phí và giảm áp lực thủ tục hành chính.
TP Hà Nội thành lập 126 Ban quản lý Dự án đầu tư - hạ tầng thuộc UBND xã, phường, trên cơ sở tổ chức lại các Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng cấp huyện và Trung tâm Phát triển quỹ đất cấp huyện hiện nay.
TP.HCM sẽ đầu tư hơn 8.555 tỷ đồng để nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng rạch Văn Thánh, phường Thạnh Mỹ Tây. Thời gian thực hiện dự án từ 2025-2030.
TP.HCM sẽ có khoảng 360 khu vực với hơn 55.000 lô đất đủ điều kiện miễn giấy phép xây dựng, điều này giúp người dân tiết kiệm thời gian, chi phí và giảm áp lực thủ tục hành chính.