Thứ bảy, 20/04/2024

Dự báo lợi nhuận ngân hàng quý 1/2022, duy nhất “ông lớn” VietinBank tăng trưởng âm

14/04/2022 1:00 PM (GMT+7)

Trong số 13 ngân hàng được SSI ước tính lợi nhuận quý I/2022, VietinBank là ngân hàng duy nhất dự báo tăng trưởng lợi nhuận âm do so sánh cùng với nền cao của quý I/2021…

Dự báo lợi nhuận ngân hàng quý 1/2022, duy nhất “ông lớn” VietinBank tăng trưởng âm - Ảnh 1.

Vietinbank được dự báo có lợi nhuận tăng trưởng âm trong quý 1/2022. Ảnh: Vietinbank

SSI Research vừa công bố báo cáo ước tính kết quả kinh doanh của 13 ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán.

Theo đó, có 12/13 ngân hàng được dự báo kết quả lợi nhuận tăng trưởng dương bao gồm: ACB, BIDV, HDBank, MB, MSB, SHB, Sacombank, Techcombank, TPBank, Vietcombank, VIB, VPBank. Duy nhất VietinBank là ngân hàng dự báo sẽ tăng trưởng lợi nhuận âm do so sánh cùng với nền cao của quý I/2021.

Trong số các ngân hàng này, VPBank được dự báo là quán quân lợi nhuận quý I/2022 với lợi nhuận trước thuế khoảng 11.000 tỷ đồng, tăng 175% so với cùng kỳ năm trước nhờ ghi nhận đầy đủ phí trả trước từ hợp đồng bancassurance với AIA.

Thêm vào đó, ngân hàng này cũng có sự tăng trưởng tốt tại bảng cân đối kế toán (tăng trưởng tín dụng và huy động lần lượt đạt 7% và 12% so với cùng kỳ năm 2021).

Xếp thứ hai về tăng trưởng là Vietcombank với lợi nhuận trước thuế ước tính đạt 9.500 - 10.000 tỷ đồng, tăng 10-16% so với cùng kỳ năm 2021. Nguyên nhân là tăng trưởng tín dụng của Vietcombank duy trì mạnh mẽ trong quý (tăng 6-7%). NIM cũng cải thiện nhờ tối ưu hóa tỷ lệ cho vay/huy động (LDR).

Ngoài ra, SSI Research cũng cho rằng, Vietcombank có thể sẽ ghi nhận phí trả trước bancassurance trong kỳ, điều này tương tự với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, chất lượng tài sản của ngân hàng cải thiện nhẹ do nợ tái cơ cấu giảm.

Trong top 3 lợi nhuận quý I/2022 vẫn là dấu hỏi bởi ẩn số VietinBank và Techcombank.

Theo đó, với Techcombank, ước tính lợi nhuận trước thuế trong quý dự báo đạt 6.500 – 6.700 tỷ đồng, tăng 18-21% so với cùng kỳ), nhờ tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ và chi phí tín dụng giảm.

Trong khi đó, với Vietinbank, vào quý I/2021, nhà băng này đứng trong top đầu lợi nhuận với hơn 8.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Tuy nhiên, trong quý I/2022, SSI Research cho rằng, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng này có thể tăng trưởng âm do so sánh với nền cao năm 2021 và do chưa tính phí trả trước từ hợp đồng bancassurance với Manulife.

SSI Research không đưa ra con số ước tính lợi nhuận quý I/2022 của VietinBank, song với tăng trưởng tín dụng 7% trong quý, lợi nhuận VietinBank sẽ rất khả quan.

Dự báo lợi nhuận ngân hàng quý 1/2022, duy nhất “ông lớn” VietinBank tăng trưởng âm - Ảnh 2.

Sacombank cũng có mức tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ trong quý I/2022 với mức tăng 40-50% so với cùng kỳ, có thể đạt 1.400-1.500 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế...

Ở nhóm tiếp theo, MB là ngân hàng dẫn đầu với lợi nhuận trước thuế ít nhất khoảng 5.500 tỷ đồng, tăng khoảng 20% so với cùng kỳ. Ban lãnh đạo MB cho biết, tăng trưởng tín dụng trong quý I/2022 đạt khoảng 10-11% so với đầu năm.

ACB và BIDV dự báo cũng đạt mức tăng trưởng lợi nhuận 4.200 tỷ đồng trong quý I/2022, trong đó tại ACB mức tăng trưởng là 35% và BIDV là 23,7% so với cùng kỳ.  Theo đó, tín dụng ACB tăng 5% so với đầu năm, tiến độ thu hồi nợ xấu tốt và chất lượng tài sản ổn định. Trong khi BIDV tăng trưởng tín dụng 4,7% so với đầu năm, hệ số LDR được tối ưu, nợ xấu được duy trì ở mức dưới 1%.

Xét về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, SHB dẫn đầu nhóm ngân hàng quý I/2022 với lợi nhuận trước thuế tăng 92%, đạt 3.200 tỷ đồng nhờ tăng trưởng tín dụng 5% so với đầu năm, và tăng trưởng tiền gửi 2,5% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,5% trong khi NIM ước tính ổn định.

Sacombank cũng có mức tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ trong quý I/2022 với mức tăng 40-50% so với cùng kỳ (có thể đạt 1.400-1.500 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế), chủ yếu nhờ thu nhập hoạt động mạnh mẽ và kiểm soát tốt chi phí dự phòng.

Tại HDBank, tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng mẹ và HD Saison ước tính tăng 7% và 10% so với đầu năm. Chất lượng tài sản được kiểm soát tốt khiến tỷ lệ nợ xấu tại ngân hàng mẹ duy trì ở mức 1,2 - 1,3% và HDSaison dưới 7%. Do đó, với việc giảm áp lực trích lập dự phòng, giúp LNTT có thể đạt 2.300 – 2.400  tỷ đồng ( tăng 10-14% so với cùng kỳ).

MSB cũng dự báo có mức tăng trưởng lợi nhuận khá ấn tượng (tăng 31%, đạt 1.500 tỷ đồng) nhờ tín dụng tăng ở mức  ,5% so với đầu năm và tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức dưới 1,3%.  Kết quả này chưa bao gồm lợi nhuận từ việc bán FCCoM.

Còn tại VIB, SSI Research kỳ vọng nhà băng này có thể đạt lợi nhuận trước thuế trong Q1/2022 với mức 2.200 tỷ đồng (tăng 24% so với cùng kỳ). Kỳ vọng này đến từ doanh thu bancassurance tăng 8% lên 270 tỷ đồng, trong khi NIM ổn định.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Cổ phiếu tăng phi mã, tài sản của gia đình Cường Đô La tăng gần 1.360 tỷ đồng sau 1 tháng

Cổ phiếu tăng phi mã, tài sản của gia đình Cường Đô La tăng gần 1.360 tỷ đồng sau 1 tháng

Cổ phiếu QCG đã tăng phi mã tới 89%, từ mức 9.160 đồng/CP lên tới 17.350 đồng/CP. Như vậy, chỉ trong 1 tháng, tài sản của gia đình Cường Đô La đã tăng gần 1.360 tỷ đồng, lên hơn 2.880 tỷ đồng.

Lực bán giải chấp của công ty chứng khoán xuất hiện, VN-Index giảm tới hơn 23 điểm

Lực bán giải chấp của công ty chứng khoán xuất hiện, VN-Index giảm tới hơn 23 điểm

Sát giờ nghỉ trưa, VN-Index có thời điểm giảm sâu tới hơn 23 điểm khi lực bán giải chấp của công ty chứng khoán xuất hiện.

Quý đầu năm, kiều hối về TP.HCM hơn 2,8 tỷ USD

Quý đầu năm, kiều hối về TP.HCM hơn 2,8 tỷ USD

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP.HCM cho biết, quý I/2024, kiều hối chuyển về TP.HCM đạt 2,869 tỷ USD, tăng 3,5% so với quý trước và tăng 35,4% so với cùng kỳ, đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất của kiều hối trong 3 năm gần đây.

Giá vàng bật tăng trở lại sau kỳ nghỉ lễ, vượt 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng bật tăng trở lại sau kỳ nghỉ lễ, vượt 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay (19/4) đã đảo chiều tăng trở lại do lo ngại rủi ro địa chính trị, nhà đầu tư cũng tăng nhu cầu trú ẩn với vàng.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (19/4): Vì sao cổ phiếu "quốc dân" HPG có tiềm năng tăng giá tới 21%?

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (19/4): Vì sao cổ phiếu "quốc dân" HPG có tiềm năng tăng giá tới 21%?

Ngành thép kỳ vọng đi vào hồi phục từ năm 2024 nhờ sự ấm dần lên của ngành bất động sản và đẩy mạnh đầu tư công. Từ đó, SHS đặt giá mục tiêu của HPG là 34.300 đồng trong vòng 12 tháng tới, tiềm năng tăng giá 21% (giá hiện tại của cổ phiếu này là 28.000 đồng).

Thị phần môi giới chiếm 9,32%, công ty của ông Nguyễn Duy Hưng báo lãi quý I tăng 53%

Thị phần môi giới chiếm 9,32%, công ty của ông Nguyễn Duy Hưng báo lãi quý I tăng 53%

SSI ước doanh thu hợp nhất đạt 2.022 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 945 tỷ đồng, tương ứng tăng 36% và 53% so với quý I/2023.