Theo báo cáo cập nhật ngành ngân hàng của Công ty Chứng khoán ACB (ACBS), dự báo lợi nhuận các ngân hàng tăng trưởng 10% trong năm 2023 và có sự phân hóa giữa các ngân hàng. Các ngân hàng có thanh khoản dồi dào và đặc biệt là khả năng quản trị rủi ro tín dụng tốt sẽ có mức tăng trưởng lợi nhuận cao hơn.
Cụ thể, theo ACBS, chi phí dự phòng dự báo tăng 38% so với năm 2022 do rủi ro nợ xấu phát sinh gia tăng, đặc biệt đến từ các doanh nghiệp bất động sản. Bộ đệm dự phòng mặc dù vẫn còn khá dày nhưng đã mỏng đi sau quý IV/2022 do các ngân hàng sử dụng quỹ dự phòng để xóa sổ nợ xấu.
ACBS dự báo lợi nhuận các ngân hàng tăng trưởng 10% trong năm 2023, thấp hơn mức tăng 34,6% trong năm 2022. Tuy nhiên, mức tăng trưởng sẽ có sự phân hóa giữa các ngân hàng. Các ngân hàng có thanh khoản dồi dào và đặc biệt là khả năng quản trị rủi ro tín dụng tốt sẽ có mức tăng trưởng lợi nhuận cao hơn.
Lợi nhuận ngành ngân hàng vẫn sẽ đến từ nguồn thu tín dụng. Ảnh: Nguồn Techcombank
ACBS cho rằng, Ngân hàng Nhà nước sẽ duy trì chính sách tiền tệ ở mức tương đối thắt chặt trong năm 2023 nhưng sẽ thông qua công cụ lãi suất thay vì hạn chế room tín dụng như năm ngoái.
NHNN sẽ không thắt chặt hạn mức tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng trong năm 2023 và tình trạng "hết room" tín dụng như năm 2022 ít có khả năng xảy ra. Nhìn chung, trạng thái thanh khoản năm 2023 sẽ tương đối dồi dào nhưng trên mặt bằng lãi suất ở mức cao.
Về tín dụng, không nằm ngoài dự báo của các ngân hàng thương mại trước đó, tăng trưởng tín dụng tính tới cuối tháng 2.2023 chỉ tăng chưa đầy 0,8%, chưa bằng 1/3 tốc độ tăng trưởng tín dụng cùng kỳ năm ngoái. Tín dụng tăng chậm hiện nay không phải do ngân hàng khát thanh khoản, khát room tín dụng như cuối năm ngoái. Thanh khoản của hệ thống đang dư thừa hơn 50.000 tỉ đồng so với yêu cầu bắt buộc; room tín dụng cũng vừa được Ngân hàng Nhà nước cấp cho các tổ chức tín dụng, còn rất dồi dào.
Tuy nhiên, ACBS dự báo tăng trưởng tín dụng năm 2023 đạt 13-14%, thấp hơn mức tăng 14,2% năm 2022. Nguyên nhân do lãi suất cho vay ở mức cao làm giảm nhu cầu đi vay của các khách hàng. Hiệu quả và tính khả thi của các dự án đầu tư bị giảm xuống trong môi trường lãi suất cao. ACBS dự báo lãi suất cho vay khó hạ thêm do Fed dự kiến phải duy trì lãi suất trên mức 5% trong thời gian dài để kiềm chế lạm phát. Các ngân hàng không hạ chuẩn cho vay trong bối cảnh rủi ro của nền kinh tế gia tăng.
Về huy động, ACBS kỳ vọng tăng trưởng huy động năm 2023 sẽ cải thiện hơn so với năm 2022 và tương đương tăng trưởng tín dụng nhờ lãi suất huy động vẫn đang ở mức khá hấp dẫn. Ngoài ra, các khoản tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại các ngân hàng TMCP quốc doanh tăng lên cũng góp phần hỗ trợ thanh khoản hệ thống ngân hàng.
2023 là năm thứ 2 liên tiếp Sacombank được tạp chí The Asset (Hong Kong) bình chọn là "Ngân hàng có hoạt động ngoại hối và thị trường vốn tốt nhất Việt Nam", do đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về hiệu quả kinh doanh, giải pháp hỗ trợ khách hàng và đánh giá trực tiếp từ khách hàng.
Thị trường chứng khoán khép lại phiên cuối tháng 5 với nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ tiếp tục tăng, trong khi cổ phiếu vốn hóa lớn giảm mạnh. Khối ngoại tiếp tục bán gần 444 tỷ đồng trên sàn HOSE.
Maersk Việt Nam xin phép nhập khẩu xe tải điện (cả xe tải nhỏ và xe tải hạng nặng) từ Trung Quốc để triển khai thí điểm vận chuyển hàng hóa trên một số tuyến cố định.
Trong bối cảnh hiện nay mà doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn về thủ tục hành chính và môi trường kinh doanh - đây là điều không nên có.
Tình trạng “doanh nghiệp bán mình” do quá khó khăn đã được Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ KH&ĐT chỉ ra trong thời gian qua.
Tại sự kiện Giải thưởng Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu (Vietnam Outstanding Banking Awards 2022), Sacombank tiếp tục nhận về 2 giải thưởng quan trọng “Ngân hàng bán lẻ tiêu biểu” và “Ngân hàng tiêu biểu vì cộng đồng”.