Sáng 29/4, những du khách đầu tiên đã được vào tham quan và tìm hiểu về trụ sở làm việc của UBND và HĐND TP Hồ Chí Minh nhân dịp kỉ niệm 48 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/42023).
Là du khách đầu tiên được vào tham quan trụ sở UBND và HĐND TP Hồ Chí Minh, cô Nguyễn Thị Thanh Khuê, 77 tuổi, cựu chiến binh Quận 3 (TP Hồ Chí Minh) cho biết, hàng này cô thường đi ngang qua đây nhưng chỉ được nhìn ngắm bên ngoài và hôm nay mới có dịp vào tham quan không gian kiến trúc bên trong. "Những kiến trúc này khá độc đáo và đẹp mắt, mỗi không gian kiến trúc giúp tôi thêm mở mang tầm mắt về các di tích lịch sử, văn hóa của TP Hồ Chí Minh", cô Thanh Khuê cho biết.
"Việc tham quan trụ sở UBND và HĐND TP Hồ Chí Minh cũng gợi nhớ cho cô niềm vui, niềm tự hào sau khi hòa bình trở lại. TP Hồ Chí Minh được xây dựng, kiến thiết mới hơn nhưng vẫn giữ được nét cổ kính của kiến trúc xưa. Sau chuyến tham quan này, cô sẽ giới thiệu cho con cháu, người nhà biết thêm về lịch sử hình thành nên trụ sở UBND và HĐND TP Hồ Chí Minh", cô Nguyễn Thị Thanh Khuê nói thêm.
Chia sẻ về tour du lịch này, ông Lê Trương Hiền Hòa, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh cho biết, dịp lễ 30/4 là cơ hội để TP Hồ Chí Minh giới thiệu các chương trình du lịch mới tìm hiểu về các công trình lịch sử, văn hóa của TP Hồ Chí Minh. Vừa qua, những tour du lịch tìm hiểu về văn hóa, lịch sử hình thành của thành phố cũng được sự quan tâm của nhiều du khách trong và ngoài nước. "Đoàn khách đầu tiên vào tham quan trụ sở UBND và HĐND TP Hồ Chí Minh hôm nay là các cựu chiến binh, thanh niên, sinh viên học sinh… Việc tổ chức cho đoàn cựu chiến binh tham gia để chúng tôi có thể tri ân, cảm ơn các thế hệ cha anh đã có những đóng góp xương máu cho nền hòa bình của dân tộc hôm nay. Sau khi tham quan, các cô chú cũng rất cảm động khi nhớ về những đồng đội của mình đã hy sinh năm xưa", ông Lê Trương Hiền Hòa cho biết.
Theo Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh, chương trình tham quan Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia - trụ sở UBND và HĐND TP Hồ Chí Minh có 48 đoàn, mỗi đoàn 30 khách (tương đương gần 1.500 khách) được tổ chức trong hai ngày 29 và 30/4. Buổi sáng bắt đầu từ 8 giờ đến 12 giờ, buổi chiều bắt đầu từ 13 giờ đến 17 giờ, thời lượng mỗi đợt tham quan là 60 phút.
Trụ sở UBND và HĐND TP Hồ Chí Minh là một trong những công trình kiến trúc cổ điển ở TP Hồ Chí Minh, được xây dựng từ năm 1898 đến 1909. Khối nhà chính được xây dựng từ đầu thế kỷ 19, được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia ngày 4/11/2020. Thời Pháp thuộc, tòa nhà này có tên gọi là dinh Xã Tây. Trước năm 1975, tòa nhà được gọi là Tòa đô chánh Sài Gòn, là nơi làm việc và hội họp của chính quyền thời bấy giờ. Từ 30/4/1975 đến nay, tòa nhà là nơi làm việc của UBND và HĐND TP Hồ Chí Minh (số 86 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, quận 1). Tòa nhà nằm ngay đầu đường Nguyễn Huệ, hướng ra sông Sài Gòn.
Xin gửi đến độc giả những hình ảnh du khách đầu tiên tham quan trụ sở UBND và HĐND TP Hồ Chí Minh sáng 29/4:
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc