Chủ nhật, 24/11/2024

Dự kiến 22 tuyến phố đi bộ sẽ được mở tại trung tâm TP Hồ Chí Minh

15/08/2022 6:00 AM (GMT+7)

Để thúc đẩy phát triển du lịch, kinh tế, thương mại và tạo không gian sống cho người dân, Sở GTVT vừa gửi UBND TP Hồ Chí Minh đề án tổ chức 22 tuyến phố đi bộ ở khu vực trung tâm trong 3 năm tới.


Dự kiến 22 tuyến phố đi bộ sẽ được mở tại trung tâm TP Hồ Chí Minh - Ảnh 1.

TP Hồ Chí Minh sẽ có 22 tuyến phố đi bộ trong 3 năm tới.

Theo đề án, lộ trình mở các tuyến phố đi bộ tại khu vực trung tâm thành phố vào các ngày cuối tuần được thực hiện theo 3 giai đoạn, từ năm 2022 đến 2025.

Dự kiến 22 tuyến phố đi bộ sẽ được mở tại trung tâm TP Hồ Chí Minh - Ảnh 2.

Vòng xoay Công trường Quốc tế (hồ Con Rùa) nhìn từ trên cao.

Dự kiến 22 tuyến phố đi bộ sẽ được mở tại trung tâm TP Hồ Chí Minh - Ảnh 3.

Dự kiến 22 tuyến phố đi bộ sẽ được mở tại trung tâm TP Hồ Chí Minh - Ảnh 4.

Từ nay đến năm 2023, phố đi bộ sẽ được mở ở vòng xoay Công trường Quốc Tế (hồ Con Rùa).

Giai đoạn 1, từ nay đến năm 2023, phố đi bộ được mở ở vòng xoay Công trường Quốc Tế (hồ Con Rùa), đường Phạm Ngọc Thạch, Công Xã Paris (từ đường Lê Duẩn đến Nguyễn Du), Đồng Khởi (từ đường Nguyễn Du đến Lê Lợi), Lê Lợi (từ đường Nguyễn Huệ đến vòng xoay Quách Thị Trang), Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu. Các tuyến này cấm xe lưu thông khi tổ chức phố đi bộ. Riêng đường Nguyễn An Ninh, Lưu Văn Lang ưu tiên cho đi bộ, hạn chế xe đi lại.

Dự kiến 22 tuyến phố đi bộ sẽ được mở tại trung tâm TP Hồ Chí Minh - Ảnh 5.

Đường Phạm Ngọc Thạch (từ hồ Con Rùa đến Lê Duẩn).

Dự kiến 22 tuyến phố đi bộ sẽ được mở tại trung tâm TP Hồ Chí Minh - Ảnh 6.

Đường Công Xã Paris (từ đường Lê Duẩn đến Nguyễn Du).

Dự kiến 22 tuyến phố đi bộ sẽ được mở tại trung tâm TP Hồ Chí Minh - Ảnh 7.

Đường Đồng Khởi (từ đường Nguyễn Du đến Lê Lợi).

Giai đoạn 2, từ năm 2023 - 2024, phố đi bộ sẽ được mở rộng trên đường Đồng Khởi (từ đường Lê Lợi đến Tôn Đức Thắng), Lê Lợi (từ Nguyễn Huệ đến Đồng Khởi), Công trường Lam Sơn (từ Đồng Khởi đến Hai Bà Trưng), Nguyễn Thiệp (từ Nguyễn Huệ đến Đồng Khởi), Mạc Thị Bưởi (từ Nguyễn Huệ đến Đồng Khởi), Ngô Đức Kế (từ Nguyễn Huệ đến Đồng Khởi).

Dự kiến 22 tuyến phố đi bộ sẽ được mở tại trung tâm TP Hồ Chí Minh - Ảnh 8.

Đường Lê Lợi (từ đường Nguyễn Huệ đến vòng xoay Quách Thị Trang).

Dự kiến 22 tuyến phố đi bộ sẽ được mở tại trung tâm TP Hồ Chí Minh - Ảnh 9.

Đường Phan Bội Châu bên hông chợ Bến Thành.

Thành phố cũng ưu tiên đi bộ, hạn chế xe qua lại đối với các tuyến đường Đông Du (từ Đồng Khởi đến Hai Bà Trưng), Mạc Thị Bưởi (từ Đồng Khởi đến Hai Bà Trưng), Hồ Huấn Nghiệp, Ngô Đức Kế (Đồng Khởi đến Công trường Mê Linh), Phan Văn Đạt, Tôn Đức Thắng (từ Nguyễn Huệ đến Công trường Mê Linh) sẽ ưu tiên đi bộ, hạn chế xe qua lại.

Dự kiến 22 tuyến phố đi bộ sẽ được mở tại trung tâm TP Hồ Chí Minh - Ảnh 10.

Đường Lưu Văn Lang (từ đường Nguyễn Trung Trực đến Phan Bội Châu) ưu tiên cho đi bộ, hạn chế xe đi lại.

Dự kiến 22 tuyến phố đi bộ sẽ được mở tại trung tâm TP Hồ Chí Minh - Ảnh 11.

Đường Nguyễn An Ninh (từ Phan Chu Trinh đến Trương Định) ưu tiên cho đi bộ, hạn chế xe đi lại.

Giai đoạn 3, từ năm 2024 - 2025), mở rộng phạm vi tuyến phố đi bộ vào cuối tuần đối với đường Hàm Nghi (từ Tôn Đức Thắng đến vòng xoay Quách Thị Trang). Đường Tôn Thất Đạm (từ Hàm Nghi đến Huỳnh Thúc Kháng), Thái Văn Lung, Thi Sách ưu tiên cho đi bộ, hạn chế xe.

Dự kiến 22 tuyến phố đi bộ sẽ được mở tại trung tâm TP Hồ Chí Minh - Ảnh 12.

Đường Hàm Nghi (từ Tôn Đức Thắng đến vòng xoay Quách Thị Trang) sẽ được mở rộng phạm vi tuyến phố đi bộ vào cuối tuần trong giai đoạn 3, từ năm 2024 - 2025.

Thành phố Hồ Chí Minh hiện có hai tuyến phố đi bộ, đó là phố đi bộ Nguyễn Huệ và phố đi bộ Bùi Viện nằm ở Quận 1. Nơi đây thu hút hàng ngàn lượt du khách trong và ngoài nước đến tản bộ, vui chơi, chụp ảnh, ca hát… vào mỗi tối, nhất là những tối cuối tuần và các dịp lễ, Tết.

Dự kiến 22 tuyến phố đi bộ sẽ được mở tại trung tâm TP Hồ Chí Minh - Ảnh 13.

Dự kiến 22 tuyến phố đi bộ sẽ được mở tại trung tâm TP Hồ Chí Minh - Ảnh 14.

Phố đi bộ Nguyễn Huệ là điểm vui chơi của người dân TP Hồ Chí Minh và du khách vào mỗi buổi tối.

Đề án cũng xây dựng 5 tiêu chí để xem xét, quyết định triển khai khi có đề xuất mở phố đi bộ thời gian tới. Các tiêu chí này gồm: an toàn, an ninh; hấp dẫn; mức độ tiếp cận, nhu cầu; tính kết nối và khảo sát sự ủng hộ của cộng đồng.

Theo Sở GTVT TP Hồ Chí Minh, việc nghiên cứu đề án tổ chức các tuyến phố đi bộ khu vực trung tâm thành phố là rất cần thiết nhằm nghiên cứu toàn diện các tiêu chí, thiết kế, kế hoạch các giai đoạn thực hiện để có lộ trình triển khai các tuyến phố đi bộ chất lượng.

Việc mở rộng tuyến phố đi bộ cũng nhằm hướng tới mục tiêu lâu dài của thành phố là giảm lượng xe ô tô đi vào khu vực trung tâm, cải thiện chất lượng môi trường sống của người dân. Mặt khác, góp phần nâng cao tính hấp dẫn, thúc đẩy phát triển du lịch, thương mại và dịch vụ ở khu vực trung tâm - nơi có nhiều di tích lịch sử, công trình kiến trúc, văn hóa...

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM dự chi 7.500 tỷ giải phóng mặt bằng đường Vành đai 2

TP.HCM dự chi 7.500 tỷ giải phóng mặt bằng đường Vành đai 2

TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.

Thị trường bất động sản vẫn đầy chung cư cao cấp, người mua nhà khó tìm ra giá thấp hơn

Thị trường bất động sản vẫn đầy chung cư cao cấp, người mua nhà khó tìm ra giá thấp hơn

Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.

Những dự án bất động sản sẽ được ưu tiên đầu tư ở TP.HCM

Những dự án bất động sản sẽ được ưu tiên đầu tư ở TP.HCM

Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".

Doanh nghiệp kiến nghị nhiều cơ chế để phát triển nhà ở xã hội

Doanh nghiệp kiến nghị nhiều cơ chế để phát triển nhà ở xã hội

Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.

Kỳ vọng bứt tốc trong phát triển nhà ở xã hội

Kỳ vọng bứt tốc trong phát triển nhà ở xã hội

Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc