Sầu riêng, dừa, thanh long, xoài cát Hòa Lộc… Tiền Giang đang có mặt tại TP.HCM để giới thiệu tới người tiêu dùng, doanh nghiệp bán lẻ, cơ quan ngoại giao các nước. Địa phương đang đẩy mạnh đưa trái cây, các loại nông sản đặc trưng ra thị trường, kỳ vọng lập kỳ tích xuất khẩu.
Các thương lái cho biết, ở miền Tây, sầu riêng đang đứt lứa, trong khi sầu riêng ở miền Đông vẫn chưa vào chính vụ. Nhiều nông sản đang gặp khó nhưng giá sầu riêng vẫn neo ở mức cao.
Không ăn cơm dừa, không dùng nước ép trái cây nhưng khách hàng vẫn trả tiền cho gói dịch vụ. Đó là cách mà Thái Lan tìm cách tiêu thụ trái cây tươi cho nông dân. Việt Nam cũng có thể tương kế tựu kế với trái thanh long trong nước.
Biến động thị trường khiến người trồng thanh long thua lỗ nặng. Không ít hộ dân đã chặt bỏ thanh long để chuyển sang cây trồng khác; thậm chí bán đất vườn thanh long.
Hiện, thương lái mua thanh long loại 1 tại Tiền Giang 7.000 đồng/kg. Với giá này, nông dân trồng thanh long lỗ 3.000 đồng/kg.
Giá thanh long nghịch vụ phải bán 10.000 đồng/kg mới mong huề vốn. Thế nhưng, giá thanh long Bình Thuận hiện chỉ bán dao động từ 500-2.000 đồng/kg. Thậm chí ở nhiều vườn, thương lái chỉ trả giá thanh long còn 200 đồng/kg.
Các siêu thị lớn đang đồng loạt bán dưa hấu, thanh long với mức giá tốt giúp nông dân tiêu thụ đầu ra và giúp người tiêu dùng dễ tiếp cận.
Hàng loạt cửa khẩu biên giới phía Bắc ra thông báo tạm ngừng thông quan khiến giá trái cây lại rớt thảm. Không chỉ thu nhập bị ảnh hưởng mà kế hoạch sản xuất của nông dân cũng bị đảo lộn.
Do Trung Quốc thông quan, giá trái cây xuất khẩu sau Tết khá tốt. Tuy nhiên, từ hôm qua (8/2), thanh long, mít Thái đã mất đến 5.000-6.000 đồng/kg.
Nhiều siêu thị đang vào cuộc hỗ trợ nông dân tiêu thụ thanh long trước bối cảnh 300.000 tấn trái cây này vào vụ thu hoạch và tắc biên qua Trung Quốc.