Thời điểm này, nông dân huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) đang thu hoạch rộ thanh long nghịch vụ. Nhưng, giá thanh long rất thấp.
Giá thanh long đang rất thấp khiến nông dân thua lỗ nặng. Ảnh: Trần Đáng
Theo tính toán của nông dân trồng thanh long, giá sàn 1kg thanh long khoảng 10.000 đồng.
Tuy nhiên, hiện giá bán thanh long loại 1 tại vườn 5.000-7.000 đồng/kg, thấp hơn giá thành sản xuất khoảng 3.000 đồng/kg.
Thậm chí, giá thanh long loại 2 chỉ còn 3.000-4.000 đồng/kg. Với giá thanh long này nông dân trồng thanh long thua lỗ nặng.
Ông Lê Văn Thủy, nông dân trồng thanh long tại xã Mỹ Tịnh An (Chợ Gao) cho biết, vụ này ông thu hoạch 20 tấn thanh long. HTX Mỹ Tịnh An bao tiêu 10.000 đồng/kg. Với giá thanh long này, ông Thủy hòa vốn.
"Vậy là may rồi, nhiều người còn lỗ nặng", ông Thủy thổ lộ.
Tình hình giá thanh long tại Châu Thành (Long An) còn bi đát hơn.
Ông Lê Văn Chín Nhỏ (xã Long Trì, Châu Thành) cho biết, vừa bán 20 tấn thanh long với giá 3.000 đồng/kg.
"Nông dân trồng thanh long thua lỗ quá trời", ông Chính Nhỏ than thở.
Theo bà con nông dân trồng thanh long, sản xuất thanh long nghịch vụ phát sinh thêm chi phí xông đèn.
Vụ thanh long này, nông dân trồng thanh long còn chịu giá phân, thuốc tăng cao chất ngất.
Đồng thời, năng suất thanh long nghịch vụ này chỉ khoảng 16 tấn/ha, giảm khoảng 2 tấn/ha so với vụ trước.
Ông Chín Nhỏ bộc bạch, biết xông đèn là thua lỗ, nhưng đến vụ không làm là bỏ vườn thanh long.
"Bỏ vụ không chăm là thanh long chết hết", ông Chính Nhỏ thổ lộ.
Các cơ sở thu mua thanh long ở Long An đang chào giá thanh long rất thấp. Ảnh: Trần Đáng
Hiện, tỉnh Tiền Giang hiện có khoảng 9.700ha thanh long. Sản lượng thu hoạch thanh long trong tháng 3 này ước khoảng 12.000 tấn.
Trong khi đó, chỉ riêng huyện Châu Thành (Long An) có hơn 11.000ha thanh long.
Với việc thua lỗ như thế này, tái sản xuất vụ mùa mới nông dân trồng thanh long chắc chắn gặp nhiều khó khăn.
Xuất khẩu gặp khó, giá nguyên liệu tăng cao, nhiều hợp tác xã nông nghiệp đang tìm cách đưa nông sản vào tiêu thụ tại các thành phố lớn trong nước. Họ giữ chất lượng, giữ giá để chinh phục người tiêu dùng Việt.
Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng phương án giảm thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) và thuế giá trị gia tăng (GTGT) với sản phẩm xăng dầu để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi sau hai năm dịch bệnh.
Đặc sản 3 miền chính gốc, không sợ lầm đang có mặt tại nhà thi đấu Phú Thọ. Các hộ sản xuất đặc sản lâu năm còn khuyến mãi, giảm giá, chấp nhận lợi nhuận giảm để kích thích sức mua.
Lần thứ 2 liên tiếp, Dai-ichi Life Việt Nam được vinh danh "Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho gia đình, trẻ em" vì các sản phẩm, dịch vụ uy tín.
Giai đoạn 2021- 2025, Vietnam Airlines xác định phương án tái cơ cấu tổng thể doanh nghiệp là giải pháp trọng tâm nhằm ứng phó khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh.
Giá xăng tăng, chi phí vận chuyển tăng, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao đang gây áp lực lên các chuỗi F&B. Đã có một số hệ thống trà, cà phê, nhà hàng lớn tăng giá.
Chợ Bến Thành - một trong những điểm đến mang tính biểu tượng của TP.HCM, đã nhộn nhịp khách trở lại. Mỗi ngày chợ đón khoảng 1.500 lượt khách, chiếm một nửa là khách quốc tế.