Thanh long Việt Nam đang ùn ứ tại cửa khẩu các tỉnh phía Bắc do Trung Quốc tạm ngưng nhập khẩu. Nhiều hệ thống siêu thị trong nước đã vào cuộc hỗ trợ nông dân tiêu thụ với giá rẻ chỉ bằng một nửa, thậm chí chỉ bằng 1/3 so với trước.
Giá thanh long tại các siêu thị GO!, Big C ở TP.HCM vài ngày qua rất ưu đãi, chỉ 12.900 đồng/kg nên thu hút nhiều người mua. Trong khi đó, trước đây, giá thanh long tại siêu thị khá cao.
Mức giá này cũng thấp hơn nhiều so với giá tại chợ truyền thống. Khảo sát cho thấy, giá thanh long loại 1 tại các chợ hiện dao động 20.000-25.000 đồng/kg.
Bà Nguyễn Thị Bích Vân, Giám đốc truyền thông Tập đoàn Central Retail tại Việt Nam cho biết các siêu thị thuộc tập đoàn đang triển khai chương trình đồng hành cùng nông dân trồng thanh long, trong bối cảnh Tết Nguyên đán đã cận kề, giảm bớt thiệt hại khi xuất khẩu thanh long gặp khó khăn do ảnh hưởng từ đại dịch.
Bà cũng cho biết các cán bộ thu mua của tập đoàn đã thu mua thanh long trực tiếp từ hộ nông dân và hợp tác xã và vận chuyển nhanh chóng đến các hệ thống phân phối nên vừa đảm bảo chất lượng tươi ngon vừa có giá bán tốt.
Cụ thể, giá thanh long ruột đỏ tại GO!, Big C miền Nam chỉ 12.900 đồng/kg và tại khu vực Hà Nội là 15.900 đồng/kg.
"Dự kiến, ngay trong tuần đầu tiên áp dụng chương trình, các siêu thị của Central Retail sẽ tiêu thụ khoảng 20 tấn thanh long. Chúng tôi sẽ nâng dần sản lượng tiêu thụ căn cứ vào sức mua đang tăng mạnh từng ngày, dịp cuối năm", bà Vân nói.
Bà Trần Kim Nga, Giám đốc đối ngoại MM Mega Market cho biết, bắt đầu từ ngày 7/1, các siêu thị thuộc hệ thống này sẽ triển khai chương trình tiêu thụ sản phẩm thanh long của các tỉnh miền Tây với giá không lợi nhuận.
Theo bà Nga, các siêu thị MM Mega Market sẽ dành riêng một khu vực để trưng bày bán thanh long. Ngoài ra, thanh long sẽ được bố trí tại nơi có lưu lượng khách hàng nhiều nhất, thậm chí bán hàng trên xe tải ngay trong khuôn viên MM để khách hàng dễ dàng tiếp cận.
Tại Emart Gò Vấp, giá thanh long ruột đỏ 14.900 đồng/kg, giảm hơn một nửa so với trước. Nhiều loại trái cây khác tại siêu thị này cũng giảm giá mạnh: Mít giống Thái chưa lột vỏ còn 23.900 đồng/kg, dưa hấu ruột đỏ 11.700 đồng/kg.
Các hệ thống siêu thị Saigon Co.op, Lotte Mart, AEON cũng đang lên kế hoạch thu mua và tiêu thụ thanh long hỗ trợ nông dân.
Không chỉ hỗ trợ bán thanh long nguyên trái, một số siêu thị còn quyết định chế biến ra các món ăn, thức uống khác như bánh mì thanh long, thạch thanh long, sinh tố thanh long, nước ép thanh long, bánh bông lan thanh long. Sự đa dạng này khiến nhiều khách hàng thích thú, hưởng ứng tích cực.
Trung Quốc là thị trường chính nhập khẩu thanh long của Việt Nam. Ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết, việc xuất khẩu thanh long vào Trung Quốc đang gặp nhiều khó khăn tại các cửa khẩu do chính sách "Zero COVID" của Trung Quốc.
Thanh long tại Việt Nam được trồng chủ yếu ở 3 tỉnh Bình Thuận, Long An và Tiền Giang. Sản lượng của 3 tỉnh này chiếm hơn 80% cả nước. Với gần 300.000 tấn thanh long vào vụ thu hoạch, nhiều địa phương đang loay hoay tìm đầu ra.
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bình Thuận - ông Phan Văn Tấn, cho biết 3 tháng đầu năm là thời điểm địa phương tập trung nhân lực, nguồn lực để sản xuất, tiêu thụ, vận chuyển, chế biến thanh long. Dự kiến, trong quý I/2022, tỉnh có hơn 100.000 tấn thanh long cần tiêu thụ. Do Trung Quốc đóng biên nên các thương lái đang thu mua chậm, thậm chí một số nơi ngừng thu mua thanh long.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNN Trần Thanh Nam đã đề nghị các hệ thống siêu thị trên cả nước hỗ trợ đầu vào tiêu thụ thanh long.
Sở NN&PTNN Bình Thuận, Long An được yêu cầu tổ chức kết nối với các hệ thống thu mua ngay tại địa phương để hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp. Ngoài ra, các địa phương này cũng cần kiểm soát hoạt động thu mua của thương lái Trung Quốc tại Việt Nam để tránh tình trạng "bỏ kèo" khi lâm vào tình cảnh khó khăn.
Với thị trường nước ngoài, lãnh đạo ngành nông nghiệp đề nghị các tham tán làm việc với các thương vụ tại nước ngoài để kết nối thu mua thanh long cũng như những nông sản khác của Việt Nam, hỗ trợ tiêu thụ đầu ra vào giai đoạn trước Tết Nguyên đán.
Từ đầu năm đến nay, thị trường ô tô trong nước ghi nhận sự bứt phá mạnh mẽ, tăng 53% so với cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên từ 01/12/2024 trở đi, xe sản xuất và lắp ráp trong nước không được miễn 50% phí trước bạ sẽ ảnh hưởng nhiều đến lượng tiêu thụ xe.
TP.HCM triển khai kế hoạch sắp xếp lại đơn vị hành chính, giảm 39 phường, nhằm tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả quản lý, đảm bảo hoàn thành trước ngày 30/6/2025.
Trong khi các sản phẩm như rượu bia và bánh kẹo giảm sút, xu hướng mới của người tiêu dùng dịp Tết năm 2025 đó là chuộng sản phẩm giản đơn, tiện lợi và sản phẩm liên quan chăm sóc sức khỏe và làm đẹp.
Thị trường bất động sản nhà ở TP.HCM đang thu hút sự chú ý của giới siêu giàu và nhà đầu tư, nhờ sức tăng GDP mạnh, nên phân khúc bất động sản hạng sang của TP.HCM thành thị trường trọng điểm trong khu vực.
Tại báo cáo mới nhất về dự báo kinh tế Việt Nam quý IV, các chuyên gia của Ngân hàng UOB cho biết, quỹ đạo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn đi đúng hướng.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu vùng Đông Nam Bộ phải tiếp tục làm mới lại 3 động lực tăng trưởng. Trong đó tập trung vào đầu tư công, lấy đầu tư công dẫn dắt, động lực thứ 2 là xuất khẩu, động lực thứ 3 là tiêu dùng.