Thứ tư, 30/10/2024

Giá thanh long bèo bọt chỉ còn 200 đồng/kg, nông dân bỏ bê vườn cây

07/03/2022 1:00 PM (GMT+7)

Giá thanh long nghịch vụ phải bán 10.000 đồng/kg mới mong huề vốn. Thế nhưng, giá thanh long Bình Thuận hiện chỉ bán dao động từ 500-2.000 đồng/kg. Thậm chí ở nhiều vườn, thương lái chỉ trả giá thanh long còn 200 đồng/kg.

Giá thanh long bèo bọt

Hiện nay, nông dân tỉnh Tiền Giang đang thu hoạch rộ vụ thanh long nghịch mùa. Đây là đợt thứ 2 kể từ trước tết Nguyên đán  đến nay.

Thế nhưng giá bán thanh long giảm sâu. Hiện giá thanh long ruột đỏ loại 1 được thu vào khoảng 7.000 đồng/kg, giá thanh long loại 2 chỉ 4.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá thành sản xuất bình quân khoảng 10.000 đồng/kg.

Toàn tỉnh Tiền Giang hiện có khoảng 9.700ha thanh long. Sản lượng thu hoạch trong tháng 3 này ước khoảng 12.000 tấn.

Giá thanh long ruột đỏ loại 1 ở Tiền Giang khoảng 7.000 đồng/kg. Ảnh: Trần Khánh

Giá thanh long ruột đỏ loại 1 ở Tiền Giang khoảng 7.000 đồng/kg. Ảnh: Trần Khánh

Với giá bán thanh long như hiện nay, mỗi kg thanh long, nông dân bị lỗ khoảng 3.000 đồng/kg. Việc tái sản xuất vụ mùa mới chắc chắn gặp nhiều khó khăn.

Giá thanh long ruột trắng ở thủ phủ Bình Thuận cũng đang trong tình cảnh thê thảm.  

Ông Nguyễn Văn Dũng, nông dân trồng thanh long ở xã Hàm Liêm (huyện Hàm Thuận Bắc) cho biết, hơn 5 tấn trái thanh long của ông đã chín đỏ từ 10 ngày trước. Đến nay ông vẫn chưa bán được hàng.

Ông Dũng kể, qua nhiều lần liên lạc, thương lái có ghé đến vườn 2 lần. Lần đầu tiên, thương lái trả giá thanh long 1.000 đồng/kg, gia đình anh không bán.

Lần mới đây, họ quay lại trả giá 1 triệu đồng để thu mua hết cả vườn thanh long. "Cả vườn thanh long hơn 5 tấn trái. Tính ra, giá thanh long chỉ 200 đồng/kg, làm sao mà bán được", ông Dũng nói.

Ông Nguyễn Văn Dũng cho biết, thương lái trả 1 triệu đồng để thu mua hơn 5 tấn trái. Tính ra giá thanh long chỉ 200 đồng/kg. Ảnh: Trần Khánh

Ông Nguyễn Văn Dũng cho biết, thương lái trả 1 triệu đồng để thu mua hơn 5 tấn trái. Tính ra giá thanh long chỉ 200 đồng/kg. Ảnh: Trần Khánh

Ngụ cùng xã Hàm Liêm, chưa bao giờ ông Trần Đức Trung thấy giá thanh long tuột dốc không phanh như vậy.  

Để làm thanh long nghịch vụ, người dân phải chong đèn và tốn công chăm sóc nhiều hơn mùa thanh long chính vụ.

Hiện nay, từ chi phí tiền điện, công cán, đến phân bón đều tăng cao. Nông dân phải bán với giá 10.000 đồng/kg mới mong huề vốn.

Tuy nhiên, giá thanh long nhiều tháng qua ở mức rất thấp. Hiện chỉ dao động từ 500-2.000 đồng/kg. Thậm chí thương lái còn không thu mua, hoặc nếu có mua cũng rất nhỏ giọt.

"Nếu tiếp tục đầu tư sản xuất, nông dân sẽ bị lỗ vốn nặng. Giải phải tạm thời ngưng sản xuất thanh long là quyết định của nhiều nông dân hiện nay", ông Trung cho biết.

Xe container ùn tắc đẩy giá thanh long xuống vực

Theo các thương lái, việc thu mua thanh long ngưng trệ do các cửa khẩu biên giới phía Bắc tăng cường các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.  Tình trạng xe hàng thanh long bị tồn ứ tại các cửa khẩu khinees các doanh nghiệp rơi vào tình thế khó khăn.

Giá thanh long ruột đỏ loại 1 ở Tiền Giang khoảng 7.000 đồng/kg. Ảnh: Trần Khánh

Thanh long Bình Thuận đang chín đầy vườn nhưng ít thương lái thu mua. Ảnh: Trần Khánh

Bà Nguyễn Thị Thủy, chủ cơ sở thu mua thanh long xuất khẩu Thủy Đại ở huyện Hàm Thuận Nam cho biết, cửa khẩu hiện nay chỉ cho thông quan nhỏ giọt. Mỗi ngày chỉ có khoảng 10-40 xe container được thông quan.

Các doanh nghiệp xuất khẩu không dám mạo hiểm đưa thanh long biên giới vì sợ bị ùn tắc như như các đợt vừa qua.

Còn nếu cho xe container quay đầu về nội địa, thanh long xuất khẩu cũng đồng nghĩa gần như đổ bỏ. Trong khi chi phí vận chuyển rất tốn kém.

"Tình hình hiện nay khiến các chủ vựa thanh long hoặc các doanh nghiệp lớn ngừng thu mua", bà Thủy giải thích.

Ông Huỳnh Cảnh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Thanh long Bình Thuận cho biết, việc xuất khẩu thanh long bằng đường bộ đang ách tắc.

Trong khi đó, xuất khẩu bằng đường biển hiện không đi được nhiều do tình trạng khan hiếm container, cũng như chi phí vận chuyển quá cao.

Một chuyến vận chuyển thanh long bằng đường biển bình quân khoảng 160 triệu đồng/container, cao gấp 4 lần so với trước đây.

"Chi phí đội lên cao nhưng khi sang thị trường Trung Quốc, thnh long bán rất chậm hoặc bán với giá thấp. Doanh nghiệp rất khó thu mua tiếp cho nông dân", ông Cảnh giải thích.

Thanh long ruột trắng và thanh long ruột đỏ đang được bày bán tại siêu thị Aeon Mall, Bình Dương. Ảnh: Trần Khánh

Thanh long ruột trắng và thanh long ruột đỏ đang được bày bán tại siêu thị Aeon Mall, Bình Dương. Ảnh: Trần Khánh

Toàn tỉnh Bình Thuận có khoảng tỉnh là 33.700ha thanh long, với sản lượng đạt 700.000 tấn/năm.  

Những năm qua, trái thanh long Bình Thuận chủ yếu là xuất khẩu, chiếm khoảng 85% sản lượng. Trong đó chỉ có từ 2-3% sản lượng đi theo đường chính ngạch. Còn lại là mua bán theo hình thức biên mậu qua thị trường Trung Quốc.

Còn theo Hiệp hội Thanh long Bình Thuận, toàn tỉnh hiện còn khoảng 70.000 tấn thanh long bước vào kỳ thu hoạch trong tháng 3/2022.

Ngoài việc xuất qua cửa khẩu đang ùn ứ, công suất chứa của các kho lạnh ở Bình Thuận cũng đã quá tải.

Ông Phan Văn Tuấn – Phó giám đốc Sở NNPTNT Bình Thuận cho biết, địa phương đang tăng cường quản lý các vùng trồng. Sở cũng tăng cường kiểm tra và hướng dẫn thực hiện quy định phòng chống dịch Covid-19 tại các cơ sở đóng gói nhằm đảm bảo quy định xuất khẩu.

Tỉnh Bình Thuận kiến nghị các bộ ngành liên quan sớm có giải pháp tháo gỡ việc xuất khẩu qua đường biển để hỗ trợ cho việc tiêu thụ. Trước mắt, Bình Thuận vẫn tăng cường hỗ trợ tiêu thụ nội địa. 

"Về lâu dài, ngành nông nghiệp Bình Thuận đang định hướng cho các hợp tác xã và doanh nghiệp liên kết với nhau để ký hợp đồng với đối tác. Từ đó có kế hoạch sản xuất phù hợp", ông Tấn chia sẻ.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Tiếp thêm động lực để doanh nghiệp Bình Dương tạo thêm sản phẩm mới

Tiếp thêm động lực để doanh nghiệp Bình Dương tạo thêm sản phẩm mới

Trong số 41 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2024, Bình Dương có 17 sản phẩm đạt chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực phía Nam. Đây là nguồn động lực thúc đẩy các doanh nghiệp sáng tạo thêm những sản phẩm mới mẻ.

Kỷ lục mới của vàng SJC: 90 triệu đồng

Kỷ lục mới của vàng SJC: 90 triệu đồng

Giá vàng miếng SJC hôm nay được mua vào - bán ra ở mức 88 - 90 triệu đồng/lượng, cao nhất từ trước đến nay.

'Vẽ bệnh' để moi tiền bệnh nhân, phòng khám ở quận 5 bị xử lý

'Vẽ bệnh' để moi tiền bệnh nhân, phòng khám ở quận 5 bị xử lý

Sở Y tế TP.HCM vừa thông báo đã phát hiện và xử lý nghiêm 1 phòng khám đa khoa tái phạm việc "vẽ bệnh, moi tiền" bệnh nhân trên địa bàn Quận 5.

Đua mở siêu thị, trung tâm thương mại cuối năm

Đua mở siêu thị, trung tâm thương mại cuối năm

Cuối năm, nhiều “ông lớn” bán lẻ đua nhau mở siêu thị, trung tâm thương mại. Ngay tại TP.HCM, một loạt siêu thị, trung tâm thương mại đang liên tục ra mắt. Nhiều nơi rục rịch chuẩn bị khai trương vào cuối năm.

'Ma quỷ' Halloween có làm bạn sởn gai ốc?

'Ma quỷ' Halloween có làm bạn sởn gai ốc?

Khung cảnh rùng rợn nhưng náo nhiệt của đêm Halloween tại TP.HCM đang tới. Nhiều địa điểm vui chơi đã chuẩn bị đón khách đến để làm họ hú hồn.

Nhận diện các thách thức đặt ra với logistics Việt Nam trong giai đoạn mới

Nhận diện các thách thức đặt ra với logistics Việt Nam trong giai đoạn mới

Logistics là lĩnh vực đang phát triển sôi động tại Việt Nam nhưng không ít doanh nghiệp nội địa đang đối diện sức ép cạnh tranh lớn từ khu vực và thế giới, nhất là phát triển xanh, ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI và chuyển đổi số.