Thứ sáu, 19/04/2024

Giá xăng dầu hôm nay ngày 19/5: Dư địa nào để giảm nhiệt giá xăng dầu trong nước?

P.A

19/05/2022 11:00 AM (GMT+7)

Kỳ vọng nguồn cung được cải thiện khi Mỹ đẩy mạnh sản lượng lọc dầu và đồng USD mạnh hơn đã đẩy giá dầu hôm nay (19/5) rơi vào trạng thái lao dốc mạnh.

Giá xăng dầu hôm nay 19/5: Lao dốc sau khi Mỹ đẩy mạnh sản lượng lọc dầu 

Trên thị trường thế giới, giá dầu thô giảm mạnh trong phiên giao dịch sáng nay (19/5) sau khi dữ liệu cho thấy các nhà máy lọc dầu của Mỹ đã tăng sản lượng và thị trường Phố Wall giảm điểm.

Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giảm 0,74% xuống 106,25 USD/thùng vào lúc 6h52 (giờ Việt Nam) ngày 19/5. Giá dầu thô Brent giao tháng 7 giảm tới 2,39% xuống 109,25 USD/thùng.

Giá xăng dầu hôm nay 19/5: Lao dốc mạnh, dư địa nào để giảm nhiệt giá xăng dầu trong nước? - Ảnh 1.

Giá xăng dầu hôm nay 19/5: Lao dốc sau khi Mỹ đẩy mạnh sản lượng lọc dầu.

Giá dầu ngày 19/5 lao dốc trong bối cảnh thị trường dầu thô ghi nhận loạt thông tin tích cực về nguồn cung, trong đó có cả việc Mỹ đang xem xét việc gỡ bỏ lệnh cấm vận dầu đối với Venezuela.

Sự “bế tắc” của EU trong việc áp lệnh cấm vận dầu thô Nga cũng làm giảm đáng kể áp lực nguồn cung trên thị trường.

Giá dầu hôm nay giảm còn do đồng USD lấy lại đà phục hồi mạnh nhờ kỳ vọng Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất thời gian tới.

Trước đó, thị trường dầu thô tiếp tục thể hiện sự thất thường khi giá dầu đảo chiều tăng trở lại trong phiên sáng qua, bất chấp việc biểu đồ kĩ thuật bắt đầu xuất hiện một số dấu hiệu “bearish (đe dọa)” sau phiên giảm hôm trước đó nữa. Giá dầu WTI mạnh hơn khá nhiều và nới rộng khoảng cách cao hơn so với giá dầu Brent, điều chưa từng xảy ra trong 12 năm qua. Tác động gián tiếp từ việc giá xăng RBOB của Mỹ tăng lên mức cao nhất mọi thời đại khiến giá dầu WTI nhận được rất nhiều lực mua trong vài phiên gần đây, khi tăng thường tăng mạnh hơn Brent và giảm thì sẽ giảm ít hơn.

Thị trường có vẻ đang bị tác động bởi dự báo tồn kho dầu thô tại Mỹ giảm mạnh trong báo cáo sáng qua của API. Trong bối cảnh thị trường đang ở trạng thái bão hòa với các thông tin, số liệu tồn kho dầu sẽ đóng vai trò quan trọng hơn so với bình thường. Vì thế, thị trường sẽ rất chờ đợi báo cáo vào lúc tối của EIA, bởi đây mới được coi là số liệu chính thức và đáng tin cậy nhất về tồn kho dầu tại Mỹ. Tồn kho tăng hay giảm gần như chắc chắn sẽ quyết định xu hướng của giá dầu trong phiên tối. Và thực tế giá dầu đã giảm phiên sáng nay khi dữ liệu cho thấy các nhà máy lọc dầu của Mỹ đã tăng sản lượng.

Còn về diễn biến dịch bệnh Covid-19 tại Trung Quốc, các thông tin trái chiều tiếp tục được đưa ra, khiến thị trường trở nên hoang mang khi nghiên cứu và đánh giá vấn đề này. Trong khi Thượng Hải bắt đầu đón nhận các tin tức tích cực hơn và được kỳ vọng sẽ sớm mở cửa trở lại vào đầu tháng 6, thì Bắc Kinh và Thiên Tân vẫn đang chật vật ngăn chặn dịch bệnh lây lan. 

Mặc dù số ca nhiễm mới không lớn, nhưng với chính sách “zero-covid” có phần quyết liệt của Chính phủ Trung Quốc, chừng nào vẫn còn khả năng lây nhiễm, chừng đó sẽ vẫn phong tỏa các thành phố quan trọng. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất, đi lại của đất nước tỷ dân này, và đây sẽ là yếu tố “bearish (đe dọa)” đối với giá dầu trong ngắn và trung hạn. 

Ở một diễn biến khác, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen ngày 18/5 cho biết Liên minh châu Âu (EU) dự định huy động khoản đầu tư trị giá lên tới 300 tỷ euro (315,3 tỷ USD) vào năm 2030 để chấm dứt sự phụ thuộc vào dầu khí của Nga.

Phát biểu trước báo giới, bà Von der Leyen cho hay các khoản đầu tư trên sẽ bao gồm 10 tỷ euro cho hệ thống cơ sở hạ tầng khí đốt, 2 tỷ euro cho dầu mỏ và phần còn lại dành cho năng lượng sạch. Bên cạnh đó, EU cũng đang đề xuất các mục tiêu ràng buộc pháp lý cao hơn đối với năng lượng tái tạo và tiết kiệm năng lượng vào năm 2030.

Theo bà Von der Leyen, chương trình RePowerEU sẽ giúp EU tiết kiệm nhiều năng lượng hơn để đẩy nhanh việc giảm dần nhiên liệu hóa thạch và quan trọng nhất là để kích hoạt các khoản đầu tư trên quy mô mới.

Hiện EU cũng đang đàm phán với Hungary về gói hỗ trợ tài chính để Budapest từ bỏ việc phủ quyết lệnh cấm vận của khối này đối với dầu mỏ của Nga.

Giá xăng dầu hôm nay 19/5: Lao dốc mạnh, dư địa nào để giảm nhiệt giá xăng dầu trong nước? - Ảnh 2.

Giá xăng trong nước có khả năng vượt mức 30.000 đồng/lít tại vùng 1 và vùng 2 có thể tiến sát mốc 31.000 đồng/lít.

Trong nước, một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cho hay, trong kỳ điều hành tới (ngày 21/5), giá xăng trong nước có khả năng vượt mức 30.000 đồng/lít tại vùng 1 và vùng 2 có thể tiến sát mốc 31.000 đồng/lít, nếu giá xăng dầu thành phẩm thế giới tiếp tục tăng lên.

Theo quy định, ngày 21/5 tới đây sẽ là kỳ điều chỉnh tiếp theo của giá xăng dầu. Nhiều dự báo cho thấy, trong kỳ điều chỉnh tới, giá xăng có thể còn tiếp tục tăng. Bởi theo các doanh nghiệp, hiện với giá cơ sở trong nước, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đang lỗ khoảng 300-600 đồng với mỗi lít xăng, còn dầu lỗ khoảng 400-700 đồng. Song từ này tới kỳ điều hành còn khoảng 2 ngày nữa và với giá xăng dầu thế giới biến động mạnh như hiện nay, việc điều chirnh giá xăng dầu trong nước vẫn rất khó dự báo.

Chỉ trong vòng 2 tháng, giá bán lẻ xăng trong nước đã hai lần lập đỉnh. Gần nhất, hôm 11/5, mỗi lít xăng RON95 tăng lên mức 29.980 đồng, cao nhất lịch sử. Giá xăng lên sát 30.000 đồng/lít và còn có thể tăng thêm nếu giá thế giới vẫn xu hướng đi lên, sẽ ảnh hưởng tới tiêu dùng, phục hồi kinh tế và lạm phát. Nếu giá xăng dầu tăng 10% sẽ làm lạm phát tăng 0,36 điểm phần trăm và tăng trưởng giảm 0,5 điểm phần trăm.

Với đà tăng hiện nay, các chuyên gia nhận xét, giá xăng dầu bình quân sẽ tăng khá cao, ảnh hưởng trực diện tới vận tải, khai thác thuỷ sản và tiêu dùng. Nhà điều hành cần rà soát và tính toán lại các mức chi phí trong cơ cấu tính giá cơ sở xăng dầu và các loại thuế, phí để kìm đà tăng của loại nhiên liệu này.

Giá xăng dầu hôm nay 19/5: Giá bán lẻ xăng dầu trong nước ngày 19/5 cụ thể như sau: Xăng E5 RON 92 không quá 28.959 đồng/lít; xăng RON 95 không quá 29.988 đồng/lít; dầu diesel không quá 26.650 đồng/lít; dầu hỏa không quá 25.168 đồng/lít và dầu mazut không quá 21.560 đồng/kg.

Mức giá nói trên đã được điều chỉnh tăng tại kỳ điều hành giá của liên Bộ Tài chính - Công Thương ngày 11/5 với giá xăng tăng hơn 1.400 đồng/lít, giá dầu tăng hơn 1.000 đồng/lít, và giá dầu mazut giữ nguyên.

Đây là lần tăng thứ 3 liên tiếp của giá xăng trong nước.

Trước đó, Vụ Thị trường trong nước cho rằng, nếu giá xăng dầu tiếp tục tăng cao thì giải pháp giảm thuế cần tiếp tục được tính tới. Nếu giá xăng dầu biến động mạnh hơn, Bộ Công Thương đã chủ động kịch bản, cụ thể nếu giá 130 USD, 150 USD/thùng thì sẽ đề xuất đưa ra kịch bản tiếp tục giảm các thuế đối với xăng dầu, như thuế môi trường, tiêu thụ đặc biệt…

Hiện Liên bộ Tài chính - Công Thương cũng đã đề cập tới việc rà soát lại ngay cả với thuế MFN (tức là mức thuế tối huệ quốc), với kiến nghị để giảm từ 20% xuống 12%. Tuy nhiên, mức giảm cụ thể ra sao cũng phải tính đến hài hòa trong quá trình đàm phán với các nước đồng thời giữ tỷ lệ nguồn thu, khuyến khích đa dạng hóa nguồn cung nhưng cũng phải tạo chênh lệch giữa các mức thuế thị trường FTA với các thị trường có mức thuế MFN.

“Nếu như diễn biến phức tạp quá thì phải có các giải pháp về an sinh xã hội hướng tới những đối tượng cần được thụ hưởng trợ cấp của Nhà nước để hưởng gói hỗ trợ và để giá xăng dầu phù hợp hơn…” - lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước khẳng định.

Việt Nam có nhiều cơ hội hơn các nước trong việc giảm đà tăng giá xăng dầu do cơ cấu hình thành giá xăng lên đến 38 - 40% là các loại thuế. Hiện tại, thuế bảo vệ môi trường đã được giảm 50%, vẫn còn 50% nữa có thể sử dụng nếu diễn biến giá cả leo thang mạnh hơn. Ngoài ra, mức thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào xăng dầu là 10% vẫn còn nguyên, chưa được sử dụng. Bên cạnh đó là thuế giá trị gia tăng… Giảm những loại thuế này thời điểm hiện tại sẽ giúp giá xăng không vượt ngưỡng 30.000 đồng/lít.

(Chuyên gia kinh tế Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế phát triển TP.HCM phân tích)

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Giá dầu tăng, vàng cao kỷ lục, chứng khoán giảm sau khi Israel tấn công Iran

Giá dầu tăng, vàng cao kỷ lục, chứng khoán giảm sau khi Israel tấn công Iran

Giá dầu ở châu Á tăng hơn 3% hôm nay 19/4 sau khi có tin Israel mới không kích một căn cứ quân sự của Iran để trả đũa. Vụ đáp trả của Israel có thể đẩy Trung Đông lún sâu hơn vào xung đột.

Hàng không tăng cường hơn 2.000 chuyến bay đêm, giảm tải pháp lực cao điểm lễ

Hàng không tăng cường hơn 2.000 chuyến bay đêm, giảm tải pháp lực cao điểm lễ

Trong bối cảnh ngành hàng không đang đứng trước nguy cơ thiếu hụt tàu bay nghiêm trọng, dẫn đến việc giá vé máy bay tăng cao. Các hãng đang nỗ lực ứng phó bằng cách tăng cường bay đêm, đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách.

TP.HCM tiếp tục siết quản lý hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

TP.HCM tiếp tục siết quản lý hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường các biện pháp quản lý mặt hàng xăng dầu, thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Từ 1/5, tỉnh Bình Dương sẽ có 5 thành phố, nhiều nhất cả nước

Từ 1/5, tỉnh Bình Dương sẽ có 5 thành phố, nhiều nhất cả nước

Sau khi thị xã Bến Cát trở thành TP Bến Cát, Bình Dương sẽ có tổng cộng 5 thành phố và là tỉnh có nhiều thành phố nhất cả nước.

Hàng không cung ứng gần 1 triệu ghế phục vụ lễ 30/4 -1/5

Hàng không cung ứng gần 1 triệu ghế phục vụ lễ 30/4 -1/5

Dịp lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày vì thế nhu cầu đi lại, du lịch của người dân dự kiến sẽ tăng cao. Trước tình hình trên, các hãng hàng không đã lên kế hoạch, cung ứng khoảng 900.000 ghế trên các đường bay nội địa.

Bến Tre và Saigontourist ký kết hợp tác, thúc đẩy phát triển du lịch

Bến Tre và Saigontourist ký kết hợp tác, thúc đẩy phát triển du lịch

Ngày 16/4, tại Bến Tre, Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist Group) và UBND tỉnh Bến Tre đã tổ chức Lễ ký kết hợp tác thúc đẩy phát triển du lịch Bến Tre giai đoạn 2024 - 2029.