Thứ sáu, 19/04/2024

Giảm dần ở Trung Quốc, rau quả Việt Nam tăng sang Mỹ

06/06/2022 6:00 PM (GMT+7)

Trung Quốc vẫn là thị trường số 1 của rau quả Việt Nam, nhưng tỷ trọng đã giảm dần qua từng năm. Thị trường Mỹ thì ngược lại.

Giảm dần ở Trung Quốc, rau quả Việt Nam tăng sang Mỹ - Ảnh 1.

ảnh minh họa

Theo tính toán sơ bộ của Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit), kim ngạch xuất khẩu rau quả tháng 5/2022 đạt 236,722 triệu USD, giảm 27,9% với tháng trước và giảm 30% so với cùng kỳ năm 2021.

Cộng dồn 5 tháng, xuất khẩu rau quả đạt 1,406 tỷ USD, giảm 17,7 % so với 5 tháng đầu năm 2021.

Ảnh hưởng lớn bởi thị trường Trung Quốc

Mức giảm trên có ảnh hưởng từ trọng số của thị trường Trung Quốc. Một yếu tố được chú ý: 5 tháng đầu năm nay Trung Quốc kiên quyết theo đuổi chính sách "Zero Covid", tình hình phong tỏa phòng chống dịch trên phạm vi lớn tại thị trường này đã gây bất lợi cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.

Với lĩnh vực rau quả, dữ liệu thống kê những năm qua cũng như những tháng đầu năm nay luôn khẳng định Trung Quốc là trọng số lớn nhất trong kim ngạch xuất khẩu.

Cụ thể, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2018, kim ngạch xuất khẩu rau quả cả nước đạt 3,81 tỷ USD, tăng 8,8% so với năm 2017; trong đó, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đạt 2.784 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 73,07%.

Năm 2019, xuất khẩu rau quả đạt 3,747 tỷ USD, giảm 1,5% so với năm 2018; trong đó, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc là 2,43 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 64,84%.

Năm 2020, xuất khẩu rau quả đạt 3,270 tỷ USD, giảm 12,7% so với năm 2019; trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc là 1,84 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 56,27%.

Năm 2021, xuất khẩu rau quả đạt 3,552 tỷ USD, tăng 8,6% so với năm 2020; trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc là 1,907 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 53,71%.

Trong 4 tháng đầu năm, trong top 5 thị trường xuất khẩu rau quả Trung Quốc vẫn là thị trường chủ lực với kim ngạch 625,815 triệu USD, nhưng giảm 27,75% so với cùng kỳ năm 2021, chỉ còn chiếm tỷ lệ 45,67%.

Trong khi đó, Hoa Kỳ là thị trường lớn thứ hai với kim ngạch xuất khẩu đạt 87,046 triệu USD, tăng 68,38% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 6,35%.

Đứng thứ ba là thị trường Hàn Quốc đạt hơn 60,221 triệu USD, tăng 19,52% so với cùng kỳ năm rồi, chiếm tỷ trọng 4,39%.

Thị trường Nhật Bản đứng thứ tư đạt 50,140.142 triệu USD, tăng 7,43% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 3,65%.

Xuất khẩu rau quả sang thị trường thứ 5 là Thái Lan trong 4 tháng đầu năm đạt 33,541 triệu USD, chiếm tỷ trọng 2,44% và giảm 28,28% so với cùng kỳ.

Giảm dần ở Trung Quốc, rau quả Việt Nam tăng sang Mỹ - Ảnh 3.

5 tháng xuất siêu 695,020 triệu USD

Ở chiều ngược lại, nhập khẩu rau quả trong tháng 5/2022 ước đạt 160,098 triệu USD, tăng 7,3% so với tháng 4/2022 và tăng 36,7 % so với cùng kỳ năm 2021. Cộng dồn 5 tháng, ước nhập khẩu rau quả đạt 710,841 triệu USD, tăng 23,6% so với cùng kỳ năm 2021.

Mặc dù trong 5 tháng đầu năm xuất khẩu rau quả giảm 17,7 %, nhưng nhập khẩu rau quả lại tăng đến 23,6%, song nhìn chung trong 5 tháng qua rau quả vẫn xuất siêu 695,020 triệu USD.

Trong khi xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc giảm thì có một nghịch lý là nhập khẩu từ rau quả từ thị trường này tăng gần 47%.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2022 vẫn là Trung Quốc với 200,744 USD, so với cùng kỳ tăng 46,9%.

Thị trường nhập khẩu rau quả lớn thứ hai là Hoa Kỳ đạt hơn 97,387 triệu USD, giảm 4,17% so với cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu từ thị trường thứ ba là Úc đạt 49,284 triệu USD tăng 43,07% và thị trường Myanmar đạt 40,433 USD, tăng 5,03% so với cùng kỳ năm rồi.

Tăng xuất khẩu rau quả sang Mỹ

Năm 2018, xuất khẩu rau quả đạt 3,81 tỷ USD, tăng 8,8%; trong đó xuất khẩu sang Mỹ là 139,947 triệu USD, chiếm tỷ trọng 3,67%.

Qua năm 2019, xuất khẩu rau quả đạt 3,747 tỷ USD, giảm 1,5%, song xuất khẩu sang Mỹ vẫn tăng 7,2% so với năm 2018, đạt 150,035 triệu USD, chiếm tỷ trọng 4%.

Năm 2020, xuất khẩu rau quả cả nước giảm 12,7% so với năm trước và đạt 3,269 tỷ USD, nhưng xuất khẩu sang Mỹ vẫn tăng 12,52% so với năm 2019, đạt 168,825 triệu USD, chiếm tỷ trọng 5,16%.

Năm 2021, xuất khẩu rau quả tăng 8,6% so với năm 2020 và đạt 3,551 tỷ USD, xuất khẩu sang Mỹ vẫn duy trì mức tăng trưởng ấn tượng 32,03%, so với năm 2020 và đạt 222, 902 triệu USD, chiếm tỷ trọng 6,27%.

Giảm dần ở Trung Quốc, rau quả Việt Nam tăng sang Mỹ - Ảnh 5.

Từ năm 2008 đến nay, Bộ Nông nghiệp Mỹ đã chính thức cấp phép cho 6 loại quả tươi xuất khẩu vào thị trường khó khăn tính bậc nhất này, gồm: Thanh long (2008), chôm chôm (2011), nhãn, vải (2014), vú sữa (2017), xoài (2019).

Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết vừa nhận được thông báo từ các cơ quan chức năng Hoa Kỳ về việc hoàn thành thẩm định các thủ tục và chính thức cho phép nhập khẩu bưởi da xanh của Việt Nam.

Như vậy, bưởi da xanh sẽ là loại quả thứ 7 được phép vào thị trường Mỹ, với lợi thế là thời gian bảo quản có thể lên hàng tháng bưởi da xanh hứa hẹn sẽ là điểm sáng xuất khẩu quả tươi vào thị trường Mỹ trong thời gian tới.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Mỹ, với hơn 330 triệu dân có thu nhập cao, ngày càng có xu hướng tiêu thụ nhiều quả tươi đã đẩy nhu cầu tiêu thụ của nước này lên tới 12 triệu tấn/năm, nhưng sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được 70% nhu cầu, 30% còn lại (tương đương 3,6 triệu tấn) phải nhập khẩu. Đây sẽ là cơ hội rất lớn cho quả tươi của Việt Nam tăng xuất khẩu vào thị trường Mỹ.

Tuy nhiên, theo Cục Bảo vệ thực vật, muốn xuất khẩu quả tươi sang Mỹ phải đáp ứng được 3 tiêu chuẩn chính gồm: Vùng trồng đạt tiêu chuẩn và được phía Mỹ ủy quyền cho Bộ NN-PTNT giao Cục Bảo vệ thực vật cấp mã số vùng trồng; Nhà máy đóng gói phải được chuyên gia phía Mỹ cấp mã số; Sản phẩm phải được chiếu xạ tại nhà máy được cấp mã số đạt chuẩn.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Việt Nam bất ngờ trở thành nhà cung cấp lớn nhất tinh bột sắn cho Trung Quốc

Việt Nam bất ngờ trở thành nhà cung cấp lớn nhất tinh bột sắn cho Trung Quốc

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn tăng trở lại trong tháng 3/2024 nâng sản lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong 3 tháng đầu năm 2024 đạt 944.930 tấn, trị giá 430,44 triệu USD. Đặc biệt, Việt Nam vượt Thái Lan trở thành thị trường cung cấp tinh bột sắn lớn nhất cho Trung Quốc.

Phân bón Cà Mau tiếp tục đưa bà con nông dân "Tham quan nhà máy - Gặt hái mùa vàng"

Phân bón Cà Mau tiếp tục đưa bà con nông dân "Tham quan nhà máy - Gặt hái mùa vàng"

Phát huy thành công và hiệu ứng tích cực năm 2023, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, HOSE: DCM) tiếp tục triển khai chuỗi chương trình thực tế “Tham quan nhà máy – Gặt hái mùa vàng” năm 2024 dành cho bà con nông dân, các đại lý đồng hành.

Bán điện thoại quá khó khăn, chủ chuỗi FPT Shop tiết lộ chuyển hướng sang một lĩnh vực có quy mô tới 21 tỷ USD

Bán điện thoại quá khó khăn, chủ chuỗi FPT Shop tiết lộ chuyển hướng sang một lĩnh vực có quy mô tới 21 tỷ USD

Mảng điện thoại, công nghệ đã bão hòa, đụng thêm kinh tế khó khăn, chủ chuỗi FPT Shop đang chuyển hướng và dồn lực vào mảng chăm sóc sức khỏe. Tổng quy mô thị trường này được dự báo lên tới 21 tỷ USD.

Giá trứng gà đồng loạt giảm sâu, siêu thị nói đang bán bao rẻ

Giá trứng gà đồng loạt giảm sâu, siêu thị nói đang bán bao rẻ

Vài ngày gần đây, giá trứng gia cầm, nhất là trứng gà bán lẻ tại nhiều siêu thị giảm sâu. Ghi nhận của Thế Giới Tiếp Thị cho thấy hệ thống siêu thị nào cũng đồng loạt giảm giá mặt hàng thiết yếu này.

Bà Nguyễn Bạch Điệp: “Trộm vía” nhà thuốc đang tăng trưởng tốt

Bà Nguyễn Bạch Điệp: “Trộm vía” nhà thuốc đang tăng trưởng tốt

Chủ tịch FPT Retail Nguyễn Bạch Điệp cho biết “trộm vía” mảng nhà thuốc vẫn đang tăng trưởng tốt trong bối cảnh ngành hàng công nghệ, ICT đang trong giai đoạn khó khăn.

Hàng loạt tiệm vàng tại TP.HCM đóng cửa giữa cơn sốt giá vàng

Hàng loạt tiệm vàng tại TP.HCM đóng cửa giữa cơn sốt giá vàng

Giữa cơn sốt giá vàng nhưng hàng loạt tiệm vàng tại TP.HCM bỗng nhiên cửa đóng then cài. Tình hình này diễn ra nhiều tại khu vực quận 5. Vì sao lại như vậy?