Ông Dương Dũng Triều - Chủ tịch Công ty Hệ thống Thông tin - FPT IS đã có những nhận xét và chia sẻ hướng giải quyết cho chuỗi ngày nghẽn lệnh của Sở giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HoSE), cũng như những nhận định về tương lai của doanh nghiệp công nghệ Việt Nam trong cơn bão dịch bệnh Covid-19.
Giới thiệu chung về tình hình giao dịch chứng khoán tại Việt Nam trong quý 4 năm 2020, ông Dũng Triều chia sẻ về tình trạng nghẽn giao dịch vì số lượng nhà đầu tư chứng khoán tăng đột biến, phát sinh tình trạng hệ thống không giao dịch được. Bài toán này phát sinh từ việc hệ thống phần mềm giao dịch của HoSE vẫn đang sử dụng giải pháp cũ của Thái Lan (chính phủ Thái Lan đã tài trợ giải pháp này từ năm 2000) với tổng số lệnh giao dịch trong một ngày ước tính chỉ khoảng 900.000 lệnh.
Với số lượng giao dịch quá ít này, hai vấn đề rất lớn đã liên tục xảy ra. Vấn đề đầu tiên là tình trạng nghẽn cục bộ: Nếu một số doanh nghiệp lớn như SSI hay VNDirect gặp tình trạng lệnh giao dịch tăng đột biến, các doanh nghiệp này sẽ chạm tới ngưỡng giới hạn lệnh, hệ thống tự động dừng lại và không giao dịch được nữa, từ đó không có kết quả được trả về.
Vấn đề thứ hai là nếu tổng giao dịch trên thị trường của tất cả các công ty chứng khoán đạt đến 90% trong số 900.000 lệnh thì hệ thống sẽ xảy ra tình trạng "ùn tắc", dù không sập nhưng lệnh giao dịch sẽ chậm đi và không trả kết quả ra. Cả hai vấn đề này đều dẫn đến mẫu số chung là các nhà đầu tư không thể gửi lệnh giao dịch.
Thêm vào đó, sàn giao dịch không đọc được kết quả trả về dẫn đến hiện tượng "điểm mù" thông tin, các nhà đầu tư không biết nên mua hay nên bán, gây ra tâm lý lo lắng hỗn loạn trên thị trường.
Trước tình hình này, ông Dũng Triều đã có nhiều lần gặp mặt ban lãnh đạo của HoSE và Chủ tịch Ủy ban chứng khoán và tự tin đề xuất FPT có thể triển khai thay thế hệ thống cũ bằng hệ thống mới.
Tuy nhiên, đến năm 2021, dự án này mới chính thức được triển khai và FPT IS - một doanh nghiệp Việt Nam được giao nhiệm vụ phụ trách toàn bộ dự án, được xem là một thử thách không nhỏ để thật sự làm sáng tỏ cái "cơ" của FPT IS trong cái "nguy" của sàn HoSE khi số lượng giao dịch đang tăng mạnh trong năm nay.
Bắt tay vào triển khai xây dựng một hệ thống hoàn toàn mới để thay thế cho hệ thống cũ trong thời hạn 100 ngày, ông Triều cho biết: "Khi đồng ý nhận dự án, FPT đã có sẵn khung kế hoạch cho các đầu việc và vạch ra được những hướng phát triển dự án. Ngoài ra, FPT đã có 30 năm kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển hệ thống chứng khoán với nền tảng kiến thức vững chắc."
Vì vậy, việc xây dựng hệ thống mới với ông Triều là một "điệp vụ rất khả thi". Đây là cũng là cơ hội để các doanh nghiệp tư nhân như FPT có thể tham gia giải quyết các bài toán của quốc gia.
Tuy nhiên, trong 100 ngày này, mọi việc cũng không hề thuận lợi hoàn toàn. Khó khăn đầu tiên là áp lực về sự quan tâm to lớn của cộng đồng dành cho dự án này khi dự án sẽ tạo ra ảnh hưởng sâu rộng đến hàng trăm nghìn nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán cả nước.
Thứ hai là bài toán nhân sự. Để có thể giải quyết triệt để, dự án cần có một lãnh đạo am hiểu sâu rộng và có cái nhìn bao quát sự việc, có khả năng chia nhỏ các luồng công việc, nhìn thấy được các luồng công việc song song với nhau để có thể đảm bảo hệ thống hoàn thiện sau đúng 100 ngày và một đội ngũ làm việc chặt chẽ, hệ thống theo các định hướng chung.
Để xử lí việc này, ông Triều đã huy động nguồn lực khoảng 50 cán bộ từ các đơn vị thành viên của tập đoàn FPT và một số công ty phần mềm bên ngoài để triển khai hệ thống.
Kết quả, từ chỗ HoSE chỉ xử lí được 900.000 lệnh/ngày, đến nay hệ thống đã xử lí được trôi chảy đến 3-5 triệu lệnh/ngày.
Khi đã hoàn thành dự án và triển khai vào ngày 5/7/2021, một thách thức rất lớn khác lại đến từ 73 công ty chứng khoán. Mỗi công ty đều có phần mềm hệ thống khác nhau dẫn đến sai lệch trong khâu vận hành trên thị trường. Việc này đòi hỏi FPT IS phải nhanh chóng có hướng thuyết phục, hướng dẫn, giải thích cho các lãnh đạo HoSE và Bộ Tài chính, cũng như đề xuất truyền thông để giải thích nguyên nhân không phải do hệ thống không khớp lệnh từ sàn HoSE mà là từ công ty chứng khoán và hỗ trợ nhanh chóng khắc phục các lỗi này trên từng doanh nghiệp.
Để đảm bảo hệ thống được vận hành trơn tru trong tình hình dịch bệnh hiện nay, trong vòng 30 ngày tới, FPT IS sẽ hỗ trợ cho HoSE về các trung tâm vận hành dự phòng, đảm bảo hệ thống vẫn hoạt động liên tục trong thời gian tới mà không bị ảnh hưởng bởi Covid-19.
Với các phương án dự phòng đã được lên kế hoạch bài bản từ rất sớm, ông Triều tự tin kết luận: "Việc tắc nghẽn hệ thống phần mềm mới là không thể xảy ra".
So sánh phần mềm công nghệ nước ngoài và phần mềm được phát triển tại Việt Nam, ông Triều cho biết các phần mềm nước ngoài có thể giải quyết được các khía cạnh "rộng" của vấn đề, nhưng các phần mềm của Việt Nam có thể giải quyết được các khía cạnh "sâu".
Cụ thể, các công ty nước ngoài triển khai phần mềm cho cả thế giới chứ không phải cho riêng một quốc gia nào, vì thế, các phần mềm sẽ mang tính chất giải quyết tổng quát hoặc đáp ứng được các thị trường tương lai. Trong khi đó, các phần mềm đến từ Việt Nam có thể giải quyết được các vấn đề cấp bách, đặc thù và cơ động tại Việt Nam.
Ông Triều cho biết thêm, nếu một doanh nghiệp công nghệ có thể tạo ra một "đứa con lai", đó là tận dụng hiểu biết và các thế mạnh của các phần mềm nước ngoài và kết hợp với các lợi thế của phần mềm Việt Nam để xử lý những vấn đề tại thị trường Việt Nam, đó sẽ là tin vui cho các công ty chứng khoán và nhà đầu tư cả nước.
Trong talkshow Nguy Cơ lần này, ông Triều cũng giới thiệu một phương pháp hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi số từ FPT với tên gọi là FPT Kaizen.
Với FPT Kaizen, công ty sẽ tư vấn cho các doanh nghiệp triển khai theo hướng song song vẽ ra ước mơ lớn về chuyển đổi số, về công nghệ số, chiến lược kinh doanh, đồng thời khởi động từ việc nhỏ để có thể thành công nhanh, sau đó tạo ra kỹ năng phát triển, mở rộng nhanh cho doanh nghiệp của mình. Đó là chiến lược 3S của FPT: Strategic - nghĩ lớn, Smart - khởi động một cách thông minh, Scale - phát triển nhanh và lớn mạnh.
Dù là công ty lớn hay là một startup, trong thích ứng và phát triển với chuyển đổi số, điều quan trọng nhất để thành công không phải chỉ nằm ở phần mềm mà còn nằm ở chiến lược, tầm nhìn bao quát thông qua "Agile Mindset" - tư duy linh hoạt để có thể luôn luôn ứng biến trong mọi rủi ro.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Để thúc đẩy phát triển kinh tế số, Chính phủ đã đặt ra 4 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, trong đó phát triển công nghiệp công nghệ thông tin trở thành ngành công nghiệp nền tảng
OpenAI vừa ra mắt tính năng tìm kiếm web tích hợp trực tiếp vào ChatGPT, đánh dấu bước tiến lớn trong cuộc đua cạnh tranh với các thương hiệu như Google và Bing.
4 lỗ hổng an ninh mạng nghiêm trọng nhất, từ các thiết bị IoT đến mã độc thông minh sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đang gây nguy hiểm với các cơ quan Chính phủ và doanh nghiệp tại Việt Nam.
Đến hết tháng 9, số cơ sở kinh doanh đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền đạt tỷ lệ 85,9% kế hoạch năm 2024.
Apple vừa bất ngờ phát hành bản cập nhật iOS 18.0.1 cho các mẫu iPhone tương thích, gây ngạc nhiên cho nhiều người do thời điểm triển khai không giống với chu kỳ cập nhật thông thường của hãng.