Chủ nhật, 24/11/2024

Giữ lửa nghề truyền thống "làng nồi"

08/03/2022 6:30 PM (GMT+7)

Dẫu nghề nặn nồi thủ công có nhiều vất vả, nhưng từ bao đời nay, phụ nữ "làng nồi" xã Trù Sơn (huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An) vẫn chăm chỉ lao động mưu sinh và góp phần gìn giữ nghề truyền thống độc đáo của quê hương.

Giữ lửa nghề truyền thống "làng nồi" - Ảnh 1.

Tại xã Trù Sơn, hiện có khoảng 6 chục hộ dân còn theo nghề làm nồi. Những ngày nắng ráo ở "làng nồi", chị em phụ nữ tất bật với nhiều công việc quen thuộc gắn liền với nghề nồi đất. Sản phẩm nồi đất, vung đất... được "nặn" nhiều hơn, phơi đầy sân các gia đình. Ảnh: Huy Thư

Giữ lửa nghề truyền thống "làng nồi" - Ảnh 2.

Ở "làng nồi" Trù Sơn, người phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất các sản phẩm từ đất, đảm nhận tất cả các công đoạn, từ nhồi đất, nặn nồi, gọt sửa, đun nấu, ra lò... Ảnh: Huy Thư


Giữ lửa nghề truyền thống "làng nồi" - Ảnh 3.

Đặc biệt là khâu nặn nồi, gọt sửa chủ yếu là các bà, các mẹ, các chị đảm nhiệm. Hiện nay, các bà, các chị là người làm nồi chính của làng, trong đó hầu hết là trung niên và người cao tuổi. Bà Phạm Thị Hoàng (80 tuổi) - một nghệ nhân cao tuổi của "làng nồi" vui vẻ cho biết: Tôi gắn bó với nghề nồi đất đã gần trọn đời người. Hàng ngày, tôi thường đi làm cho bà con trong xóm, vừa kiếm thêm thu nhập, vừa có thêm niềm vui. Còn khỏe thì tôi vẫn cứ đi nặn nồi". Ảnh: Huy Thư


Giữ lửa nghề truyền thống "làng nồi" - Ảnh 4.

Chỉ từ đất sét và những dụng cụ thô sơ (bàn xoay, que tre) qua bàn tay của các mẹ, các chị, không cần một chiếc khuôn nào, vẫn làm nên nhiều loại sản phẩm đẹp mắt, như nồi, niêu, bủm, hông, bình, chậu... Sản phẩm "nồi đất Trù Sơn" đã có mặt ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. Ảnh: Huy Thư


Giữ lửa nghề truyền thống "làng nồi" - Ảnh 5.

Dẫu công việc làm nồi đất, các sản phẩm từ đất phải làm thủ công khá vất vả, tiền công thấp chỉ từ 50.000 - 80.000 đồng/ngày, nhưng các mẹ, các chị "làng nồi" vẫn yêu nghề, vẫn lạc quan, chăm chỉ đi sớm về trưa. Ảnh: Huy Thư


Giữ lửa nghề truyền thống "làng nồi" - Ảnh 6.

Để làm nên một chiếc nồi đất phải qua nhiều công đoạn, sau khi nặn sơ, sản phẩm được phơi qua, sau đó mới gọt sửa. Người lành nghề có thể "nặn" được nhiều thứ, làm hết được mọi công đoạn, nhưng những người mới vào nghề có khi chỉ biết gọt sơ. Người già chỉ cho người trẻ. Người biết nhiều chỉ cho người biết ít. Từ bao đời nay, bàn tay của người phụ nữ làng nồi vẫn miệt mài "nặn đất thành hoa". Ảnh: Huy Thư


Giữ lửa nghề truyền thống "làng nồi" - Ảnh 7.

Một số chị em phụ nữ, một số cụ cao tuổi quê ở "làng nồi" mặc dù đi lấy chồng ở các xã, thậm chí ở các tỉnh, mỗi lần về quê lại bắt tay vào nặn nồi, thậm chí có người vẫn thường về quê hành nghề. Tâm huyết của các cụ cao tuổi ở đây là "làm để giữ nghề, để khích lệ con cháu yêu nghề truyền thống của quê hương". Ảnh: Huy Thư


Giữ lửa nghề truyền thống "làng nồi" - Ảnh 8.

Phụ nữ tuổi trung niên ở "làng nồi" thường là người đảm nhiệm chính trong khâu đốt nồi. Các chị chịu khó từ việc kiếm củi, sắp nồi, nhóm lò, canh lửa... Ai cũng cố gắng tích lũy cho mình những kinh nghiệm đầy đủ nhất về kỹ thuật làm nồi, đốt nồi để duy trì phát triển nghề nghiệp ở mỗi gia đình. Ảnh: Huy Thư


Giữ lửa nghề truyền thống "làng nồi" - Ảnh 9.

Mỗi mẻ nồi ra lò chín đều, màu đẹp luôn gắn liền với những lo toan củi lửa cùng niềm vui lao động của các chị em phụ nữ. Họ luôn chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm quý trong việc cải tiến kỹ thuật xây lò, cách đốt lò... nhằm tiết kiệm nguyên liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm làng nghề. Ảnh: Huy Thư


Giữ lửa nghề truyền thống "làng nồi" - Ảnh 10.

Là lực lượng chính trong việc sản xuất sản phẩm nồi đất, người phụ nữ ở "làng nồi" Trù Sơn đã góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xây dựng hạnh phúc gia đình và gìn giữ, phát huy nghề truyền thống của quê hương. Ảnh: Huy Thư


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đỉnh Fansipan xuất hiện băng tuyết, du khách chộn rộn

Đỉnh Fansipan xuất hiện băng tuyết, du khách chộn rộn

Khu vực đỉnh Fansipan ở thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, nhiệt độ xuống rất thấp vào sáng sớm nay 23/11 nên đã xuất hiện lớp băng mỏng khiến du khách thích thú. Đây là các du khách thích săn mây và trải nghiệm cảm giác lạnh.

Cuộc thi ở Bà Rịa - Vũng Tàu tăng đột biến về quy mô, Ban Tổ chức vất vả hơn

Cuộc thi ở Bà Rịa - Vũng Tàu tăng đột biến về quy mô, Ban Tổ chức vất vả hơn

Các tác giả tham dự cuộc thi video clip “Tôi yêu Bà Rịa - Vũng Tàu” năm 2024 đã làm khó Ban Giám khảo và Ban Tổ chức (BTC) cuộc thi vì tác giả nào cũng chăm chút cho tác phẩm quá tỉ mỉ. Ngoài ra, BTC cũng nhận được số lượng vượt trội so với năm trước.

Phở bò Việt Nam tiếp tục được CNN ca ngợi

Phở bò Việt Nam tiếp tục được CNN ca ngợi

Món phở bò được hàng triệu người Việt ưa thích đã tiếp tục được kênh truyền hình CNN nổi tiếng thế giới đưa vào danh sách 20 món ăn loại súp ngon nhất thế giới.

Những điểm đến rợn người nhưng mê hoặc du khách

Những điểm đến rợn người nhưng mê hoặc du khách

Trên thế giới có những điểm đến nổi tiếng nguy hiểm nhưng lại có sức hấp dẫn mãnh liệt đối với du khách. Đó là nơi hàng ngàn con rắn độc, vách đá cheo leo, hay miệng núi lửa với cái nóng cháy da tạo nên sự mê hoặc khó tả với những người đam mê khám phá.

Hơn 3.000 vận động viên tham dự Giải Phan Thiết Marathon 2024

Hơn 3.000 vận động viên tham dự Giải Phan Thiết Marathon 2024

Giải Phan Thiết Marathon 2024 diễn ra trong 2 ngày 16 và 17/11 với 3.000 vận động viên tham dự, trong đó có hơn 80 vận động viên nước ngoài với 5 cự ly 5km, 10km, 21km, 30km và 42km.

Người đẹp Đan Mạch đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ 2024

Người đẹp Đan Mạch đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ 2024

Vượt qua 4 ứng viên sáng giá trong Top 5, mỹ nhân tóc vàng Đan Mạch Victoria Kjær Theilvig đã xuất sắc đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ - Miss Universe 2024.