Thứ sáu, 22/11/2024

Góc nhìn mới về thuế tiêu thụ đặc biệt

PV

27/08/2022 6:00 AM (GMT+7)

Chính phủ đã đưa ra chủ trương sửa đổi thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá theo hướng nghiên cứu áp dụng kết hợp giữa thuế suất theo tỷ lệ và mức thuế tuyệt đối.

Tuy nhiên, khi nào tăng và tăng lên bao nhiêu để hài hòa các mục tiêu của quốc gia là điều cần cân nhắc.

Ngày 23/4/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 508/QĐ/2022/QĐ-TTg về việc phê duyệt chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030, trong đó quy định về chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) như sau: “Xây dựng lộ trình điều chỉnh tăng thuế đối với các mặt hàng thuốc lá, bia, rượu để hạn chế sản xuất, tiêu dùng và thực hiện các cam kết quốc tế; nghiên cứu áp dụng kết hợp giữa thuế suất theo tỷ lệ và mức thuế tuyệt đối đối với một số hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt”.

Các chuyên gia đã đưa ra nhiều ý kiến đóng góp liên quan đến vấn đề này tại Hội thảo “Thuế tiêu thụ đặc biệt - Hài hòa giữa điều tiết nguồn thu ngân sách Nhà nước và phát triển sản xuất kinh doanh” do Hội Tư vấn Thuế Việt Nam (VTCA) phối hợp cùng Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức mới đây tại Hà Nội.

Bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Tổng giám đốc Công ty Kiểm toán và Tư vấn PwC Việt Nam

Trên thế giới hiện phổ biến 3 phương thức đánh thuế TTĐB. Đó là: cơ cấu thuế tương đối (theo tỉ lệ phần trăm trên giá bán), cơ cấu thuế tuyệt đối (mức thuế cố định tính trên đơn vị hàng hóa) và cơ cấu thuế hỗn hợp (kết hợp giữa thuế tính theo tỉ lệ phần trăm và thuế tuyệt đối). Trong 3 phương thức, số quốc gia chọn đánh thuế tuyệt đối là đông nhất (66 quốc gia), tiếp đến là thuế hỗn hợp (61 quốc gia) và thuế theo tỉ lệ phần trăm (47 quốc gia). So với gần 15 năm trước (2008) thì cách tính thuế hỗn hợp có sự gia tăng về số lượng quốc gia chọn lựa.

Góc nhìn mới về thuế tiêu thụ đặc biệt - Ảnh 1.

Bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Tổng giám đốc Công ty Kiểm toán và Tư vấn PwC Việt Nam cho rằng Việt Nam nên cải cách cơ cấu thuế theo hướng khuyến khích nâng cao chất lượng để giảm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Việt Nam đang áp dụng phương thức thuế tính theo tỉ lệ phần trăm, tuy nhiên cách tính thuế này không thúc đẩy đầu tư sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, vì khi đầu tư nâng cao chất lượng thì giá thành sẽ cao, giá bán phải tăng cao tương ứng, dẫn đến gánh nặng thuế lớn hơn theo hiệu ứng số nhân của cơ cấu thuế. Do đó, Việt Nam nên cải cách cơ cấu thuế theo hướng khuyến khích nâng cao chất lượng để giảm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, chuyển sang hệ thống hỗn hợp và dùng yếu tố thuế tuyệt đối để điều tiết thị trường tiêu thụ một cách hợp lý.

Bà Lê Thị Thùy Vân, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính (Bộ Tài chính)

Phương thức đánh thuế TTĐB đối với thuốc lá trên thế giới khá đa dạng, tuy nhiên Việt Nam mới chỉ áp dụng phương thức đánh thuế TTĐB đối với thuốc lá theo tỷ lệ phần trăm và phương thức này đang bộc lộ nhiều hạn chế như không theo kịp tốc độ lạm phát, khuyến khích sự gia tăng thuốc lá giá rẻ hiện đang sẵn có trên thị trường, từ đó, gia tăng khả năng tiếp cận và hút thuốc lá đối với thanh thiếu niên và tăng tỷ lệ hút thuốc lá thụ động ở trẻ em.

Góc nhìn mới về thuế tiêu thụ đặc biệt - Ảnh 2.

Bà Lê Thị Thùy Vân, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính nhận định cơ chếthuế tiêu thụ đặc biệt hiện hữu theo tỷ lệ % đang bộc lộ nhiều hạn chế

Trong khi đó, phương thức đánh thuế theo mức tuyệt đối và đặc biệt là phương thức đánh thuế hỗn hợp hiện đang được sử dụng phổ biến tại nhiều quốc gia do lợi ích mang lại của phương pháp này. Do đó, nên cân nhắc áp dụng phương pháp hỗn hợp và triển khai theo lộ trình để đảm bảo số thuế tuyệt đối tăng qua các năm cần tương ứng với tốc độ lạm phát.

Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam

Tăng thuế TTĐB nhằm hạn chế tiêu dùng thuốc lá là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, việc tăng thuế nên có lộ trình để các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có thể điều chỉnh, sắp xếp bố trí hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa đảm bảo vừa ổn định sản xuất, vừa đóng góp nguồn thu cho NSNN, vừa hạn chế thuốc lá lậu, tránh thất thu thuế, đồng thời góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Lộ trình này cần cân nhắc cả về thời gian và mức thuế điều tiết.

Chúng tôi đề xuất phương án sửa đổi theo lộ trình, theo đó, hai năm đầu thực hiện phương pháp thuế hỗn hợp - tương đối và tuyệt đối, bên cạnh thuế suất 75% có thể tăng thêm mức thuế tuyệt đối từ 1.000 đồng/bao. Tiếp đến sẽ nâng dần theo lộ trình 2 năm tiếp theo nâng từ 1.000 đồng/bao lên 1.500 đồng/bao. Từ năm thứ 5 sẽ điều chỉnh tăng 2.000 đồng/bao.

TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện quản lý kinh tế Trung ương

Chính sách thuế cần phải nhằm điều tiết hành vi tiêu dùng, giúp người dùng dần chuyển sang hút loại ít độc hại hơn nhờ vào đổi mới công nghệ, những loại thuốc ít làm hại, hay hạn chế tối đa tác động tiêu cực đối với môi trường chung và người không hút thuốc. Ngoài ra, chính sách thuế phải đảm bảo giúp cho doanh nghiệp kinh doanh hợp pháp tiếp tục duy trì và phát triển sản xuất, cung ứng thuốc lá chất lượng cao hơn với chi phí hợp lý, thúc đẩy chuyển sang tiêu thụ thuốc lá có chất lượng với giá hợp lý. Đối với buôn lậu, phải hạn chế và quyết liệt đẩy lùi. Đối với Nhà nước, thu thuế cao nhất có thể, mà không đánh đổi các 2 mục tiêu lớn này.

Góc nhìn mới về thuế tiêu thụ đặc biệt - Ảnh 3.

TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện quản lý kinh tế Trung ương

Song với việc áp dụng phương pháp tính thuế hỗn hợp (tương đối và tuyệt đối) để định hướng thị trường, tăng chất lượng sản phẩm, Chính phủ cũng cần quyết liệt thúc đẩy các giải pháp phi thuế. Cần tăng cường công tác chống buôn lậu, nhất là trên biên giới vùng đồng bằng sông Cửu Long; gây khó nhiều hơn cho người hút thuốc lá, tiếp tục thu hẹp các địa điểm được hút thuốc lá; xử phạt hành chính mạnh hơn đối với người hút thuốc vi phạm các quy định cấm hút thuốc; tăng cường tuyên truyền về tác hại của hút thuốc lá đến mọi tầng lớp nhân dân, các vùng miền, nhất là trong trường học.

Ông Hồ Lê Nghĩa, chủ tịch Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam

Việc tăng thuế TTĐB, nếu có, cần cân nhắc hài hòa giữa điều tiết nguồn thu ngân sách Nhà nước và phát triển sản xuất kinh doanh. Hiệp hội kiến nghị các cơ quan chức năng nghiên cứu để đưa ra lộ trình tăng thuế, mức độ tăng thuế TTĐB đối với sản phẩm thuốc lá một cách phù hợp, tránh tạo ra cơ hội cho thuốc lá lậu gia tăng sản lượng tiêu thụ dẫn đến thất thu thuế.

Thuốc lá lậu hiện là một vấn nạn trầm trọng của thị trường thuốc lá tại Việt Nam. Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam đã hỗ trợ và hợp tác chặt chẽ với các cơ quan chống thuốc lá lậu từ Trung ương đến địa phương nhằm đẩy mạnh hoạt động phòng chống thuốc lá lậu. Hiệp hội đề nghị nhà nước và các cơ quan hữu quan áp dụng các biện pháp mạnh mẽ và quyết liệt hơn và sử dụng một phần kinh phí từ Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá để đẩy mạnh công tác chống thuốc lá lậu, qua đó tăng nguồn thu ngân sách từ ngành thuốc lá hợp pháp, thay vì đẩy nhanh việc gia tăng thuế và áp đặt thêm các khoản thu mới trên sản phẩm thuốc lá hợp pháp.

Ông Young Jae Song - Tổng giám đốc Công ty liên doanh BAT – Vinataba

Việt Nam chưa nên tăng thuế TTĐB trong vòng 1 - 2 năm tới, và Chính phủ cần cân nhắc một lộ trình hợp lý với mức tăng phù hợp, để tránh việc tăng sốc gây bất ổn thị trường, môi trường kinh doanh và gia tăng thuốc lá lậu cũng như những vấn đề về an sinh xã hội

Ngoài ra, thuốc lá thế hệ mới cũng cần được đưa vào chương trình nghị sự của Chính phủ. Những năm gần đây, thuốc lá thế hệ mới nhập lậu đang dần phổ biến. Dữ liệu khảo sát thị trường cho thấy, ước tính tỷ lệ nam giới trưởng thành hút thuốc lá thế hệ mới vào năm 2021 là 1%, tức là khoảng 280.000, trong đó khoảng 90% là sản phẩm thuốc lá điện tử (TLĐT), còn lại là sản phẩm thuốc lá làm nóng (TLLN). Tất cả những sản phẩm thuốc lá thế hệ mới đều là hàng nhập lậu, gây thất thu thuế cho Nhà nước, ảnh hưởng đến ngành thuốc lá và quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng về quản lý chất lượng và giá cả sản phẩm. Vì vậy, Nhà nước nên nghiên cứu hành lang pháp luật cũng như mức thuế TTĐB hợp lý đối với các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới, bao gồm thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng có tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng tốt và tiềm năng giảm thiểu rủi ro cho người tiêu dùng dựa trên các nghiên cứu và thông lệ quốc tế tại các thị trường lớn trên thế giới, nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh với các sản phẩm nhập lậu trôi nổi trên thị trường hiện đang gây thất thu thuế và rủi ro về sức khỏe cho người tiêu dùng.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Nhóm cổ đông lớn ở Eximbank kiến nghị hủy việc miễn nhiệm trưởng Ban Kiểm soát

Nhóm cổ đông lớn ở Eximbank kiến nghị hủy việc miễn nhiệm trưởng Ban Kiểm soát

Một nhóm cổ đông lớn của Ngân hàng Eximbank (đang nắm giữ 5,66% vốn điều lệ) nêu trong đơn kiến nghị rằng việc miễn nhiệm ông Ngo Tony, trưởng Ban Kiểm soát của Eximbank, là phạm luật.

Chính sách Trump 2.0 có thể đẩy USD lên ngang giá với euro

Chính sách Trump 2.0 có thể đẩy USD lên ngang giá với euro

Công ty dịch vụ tài chính JPMorgan của Mỹ dự báo chỉ số USD Index có thể tăng thêm 7% trong vòng vài tháng tới. Trong khi đó, Barclays dự báo USD có thể ngang giá với đồng euro nếu ông Donald Trump thực hiện các biện pháp thuế quan mạnh mẽ để bảo vệ thị trường Mỹ.

Môi trường đầu tư hấp dẫn, Long An hút thêm vốn châu Âu

Môi trường đầu tư hấp dẫn, Long An hút thêm vốn châu Âu

Đoàn công tác xúc tiến đầu tư, thương mại tỉnh Long An qua châu Âu vừa ký kết 2 thỏa thuận về đầu tư dự án mới trị giá hơn 80 triệu USD.

Lượng tiền khủng từ các 'đại gia' tiền mặt đem gửi ngân hàng

Lượng tiền khủng từ các 'đại gia' tiền mặt đem gửi ngân hàng

Nhiều doanh nghiệp lớn như PV GAS, tổ hợp hóa dầu Bình Sơn, Thế Giới Di Động... đang gửi hàng chục nghìn tỷ đồng vào ngân hàng. Danh sách cũng bao gồm những công ty khác như Hòa Phát, Vinamilk, Masan, Hóa chất Đức Giang...

Bitcoin vượt nhiều mốc khó tin, IMF có thể đã sai

Bitcoin vượt nhiều mốc khó tin, IMF có thể đã sai

Giá Bitcoin tăng đến 31% trong tháng 11 này trong bối cảnh thế giới còn nhiều bất ổn và giới đầu tư lẫn Tổng thống đắc cử Donald Trump của Mỹ dành nhiều quan tâm đến tiền điện tử, loại tài sản số mà IMF từng cảnh báo có thể đi kèm với nhiều rủi ro.

Yếu tố nào đưa Việt Nam trở thành thị trường lớn của tổ chức tài chính IFC?

Yếu tố nào đưa Việt Nam trở thành thị trường lớn của tổ chức tài chính IFC?

Nỗ lực cho quá trình chuyển đổi xanh và phát triển bền vững trong nền kinh tế Việt Nam, cùng với các chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đã góp phần đưa Việt Nam trở thành thị trường đáng chú ý của Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC thuuộc Ngân hàng Thế giới.